Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn lịch sử

PHẦN MỘT

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

I.SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

Câu 1. Hãy cho biết hội nghị Ianta(2-1945) họp trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nêu những quyết định quan trọng của hội nghị Ianta

a) Hoàn cảnh:

 Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách nổi lên trong phe Đồng minh như : Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít; Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Để giải quyết từ ngày 4 đến ngày 11 - 2- 1945 nguyên thủ ba Cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh (Xtalin, Rudơven va Sơcsin) họp tại Ianta.

b)Những quyết định quan trọng:

 -Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; Liên Xô tham chiến chống Nhật ở châu Á.

 -Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.

 - Phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa ba cường quốc.

 => Toàn bộ những thỏa thuận tại Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - Trật tự hai cực Ianta.

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp lớp 12 môn lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng. - Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3) : Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng. Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thắng vào căn cứ địch ở Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26-3, ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên. Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, 3 giờ chiều ta giải phóng toàn bộ Đà Nẵng. Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy dánh địch, giành quyền làm chủ. - Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4) : Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến” quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975); chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. 17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phóng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy, theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Ngày 2-5, Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng. Câu 76. Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Nguyên nhân thắng lợi  Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi trước hết là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến. Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương. Sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn, của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác. - Ý nghĩa lịch sử Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ khi cách mạng tháng Tám năm 1945, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước. Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của ta thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ, có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng trên thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc. V.VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 Câu 77. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của cách mạng ở hai miền Nam-Bắc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ? -Ở miền Bắc Thuận lợi: trải qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Khó khăn: cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc. -Ở miền Nam Thuận lợi: miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ. Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản. Khó khăn : Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại. Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người… Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. động văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương Câu 78. Công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 - 1976) diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của công cuộc thống nhất về Nhà nước ? Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất. Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước. Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội. Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca". Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980). Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương. - Ý nghĩa : Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội. Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại. Câu 79. Hãy cho biết hoàn cảnh trong nước và thế giới khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới? -Hoàn cảnh trong nước : Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song gặp không ít khó khăn đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế xã hội. Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, Đảng ta phải tiến hành đổi mới -Hoàn cảnh thế giới: Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác. Xu thế thế giới lúc bấy giờ: nhiều nước tiến hành cải cách như cải cách ở Trung Quốc 1978, cải tổ ở Liên Xô 1985, đã tác động đến nước ta. Câu 80. Nêu nội dung đường lối đối mới kinh tế và chính trị của Đảng ta Đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986). -Đường lối đổi mới kinh tế: Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. -Đổi mới chính trị: Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác. Câu 81. Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990 -Thành tựu : Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế : Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn. Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể. Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu. Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh. Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội. - Hạn chế, yếu kém Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài. Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút. Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn nặng nề và phổ biến.

File đính kèm:

  • docTAI LIEU ON TAP THI TOT NGHIEP THPT- môn lịch sử NĂM 2012.doc
Giáo án liên quan