Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn địa lí

PHẦN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội

a. Bối cảnh

- 30/4/1975: miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước tập trung hàn gắn các vết thương chiến tranh, xây dựng phát triển đất nước.

- Đi lên từ một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

- Bối cảnh trong nước và quốc tế hết sức phức tạp.

 Nền kinh tế rơi vào khủng hoảng kéo dài.

b. Diễn biến

Công cuộc đổi mới được manh nha từ năm 1979 và được khẳng định từ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI (1986), đưa nền kinh tế – xã hội nước ta phát triển theo 3 xu thế:

- Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội

- Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN

- Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

 

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu ôn tập thi tốt nghiệp THPT môn địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế hoạch hóa dân số nhằm làm giảm tỷ lệ tăng dân số. -Phân bố lại dân cư & lao động trên phạm vi cả nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (di dân đến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ…) -Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. -Áp dụng Khoa học – Kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất & sản lượng Lương thực –Thực phẩm. 25/ Tại sao việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải sẽ tạo ra bước ngoặt quan trọng trong hình thnh cơ cấu kinh tế của vùng? - Bắc Trung Bộ là vùng giàu Tài nguyên thiên nhiên có điều kiện thuận lợi pht triển Kinh tế -X hội. Tuy nhin do hạn chế về điều kiện kỹ thuật lạc hậu, thiếu năng lượng, giao thông vận tải chậm phát triển. - Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải góp phần nâng cao vị trí cầu nối của vùng, giữa khu vực phía Bắc và phía Nam theo hệ thống Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất. - Phát triển các tuyến đường ngang, và đường Hồ Chí Minh giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây, tạo ra sự phân công lao động hoàn chỉnh hơn. - Phát triển hệ thống cảng biển, sân bay tạo điều kiên thu hút đầu tư, hình thnh cc khu cơng nghiệp, khu chế xuất… -Do đó phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ góp phần tăng cường mối giao lưu, quan hệ kinh tế, mở rộng hợp tác phát triển Kinh tế -X hội. 26. Những thuận lợi về mặt tự nhiên trong phát triểu kinh tế ở Bắc trung bộ ? - Khoáng sản : có 1 số khoáng sản thuận lợi phát triển Công nghiệp - Rừng : Có tiềm năng lớn , thuận lợi phát triển nhiều ngành kinh tế - Thủy văn : Có giá trị về nhiều mặt - Biển : Có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển - Đất : Có nhiều loại đất, thuận lợi phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng - Các yếu tố khác : khí hậu , … PHẦN II. KĨ NĂNG THỰC HÀNH Các công thức tính thường gặp STT Đối tượng cần tính Đơn vị tính Công thức tính 1 Mật độ dân số Người/km2 Số dân Mật độ = Diện tích 2 Sản lượng Tấn, nghìn tấn, triệu tấn Sản lượng = năng suất X diện tích 3 Năng suất Kg/ha; tạ/ha; tấn/ha Sản lượng năng suất = Diện tích 4 Bình qun đất theo đầu người m2/người Diện tích đất BQ đất = Số dân 5 Bình qun thu nhập USD/người; nghìn đồng/người Tổng thu nhập BQ thu nhập = Số dân 6 B.quân sản lượng lương thực Kg/người Tổng L.thực BQ L.thực = Số dân 7 Từ % tính giá trị tuyệt đối Tùy theo số liệu gốc Lấy tổng thể X số % 8 Tính % % Lấy từng phần X 100% Tổng số 9 Lấy năm gố là 100%, tính tốc độ tăng trưởng các năm kế tiếp năm gốc. % Số thực của từng năm X 100% Số thực năm gốc KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ CƠ BẢN I. Các loại biểu đồ 1. Biểu đồ hình tròn - Biểu đồ hình tròn đơn - Biểu đồ các hình tròn có bán kính khác nhau - Biểu đồ bán tròn 2. Biểu đồ hình cột - Biểu đồ cột đơn - Biểu đồ cột ghép + Ghép có cùng đơn vị (1 trục tung) + Ghép khác đơn vị (2 trục tung) - Biểu đồ cột chồng - Biểu đồ thanh ngang 3. Biểu đồ dạng đường (đồ thị hoặc đường biểu diễn) - Có một đường vẽ theo giá trị tuyệt đối - Có nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối - Có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối 4. Biểu đồ kết hợp - Kết hợp giữa cột và đường - Kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn 5. Biểu đồ miền - Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu (%) - Biểu đồ miền thể hiện giá trị tuyệt đối Các biểu đồ trên đều nhằm thể hiện được 3 mục tiêu: + So sánh + Động thái phát triển (tình hình phát triển, tốc độ tăng trưởng) + Cơ cấu II. Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp theo bảng số liệu Thế nào là biểu đồ thích hợp Biểu đồ thích hợp nhất phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Thể hiện chính xác theo yêu cầu của bảng số liệu Có tính trực quan cao Thời gian vẽ nhanh Cách lựa chọn biểu đồ thích hợp theo bảng số liệu - Trường hợp bảng số liệu (BSL) có từ hai đại lượng trở lên và có năm thì: + Nếu BSL có từ 2-3 năm và các đối tượng có cùng một nguồn gốc và yêu cầu thể hiện “tình hình khai thác” hoặc “tình hình phát triển” thì vẽ BĐ cột chồng + Nếu BSL có từ 5 năm trở lên và yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển…thời kì…” hoặc “thể hiện sự thay đổi cơ cấu …thời kì …” thì vẽ BĐ miền + Trường hợp BSL có ít hơn 3 năm và yêu cầu thể hiện “qui mô và cơ cấu” thì vẽ BĐ tròn. Riêng trường hợp bài yêu cầu thể hiện “cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu phân theo thị trường hoặc theo mặt hàng ” thì phải vẽ BĐ bán tròn. - Trường hợp BSL chỉ có một đại lượng và có năm thì: + Nếu BSL ít năm (3-4 năm) và yêu cầu “so sánh qui mô của sự phát triển” thì vẽ BĐ cột. + Nếu BSL nhiều năm và yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển… trong giai đoạn…” thì vẽ BĐ cột hoặc đường biểu diễn. + Nếu BSL nhiều năm và yêu cầu thể hiện “tốc độ phát triển” thì vẽ đường biểu diễn. - Trường hợp BSL có hai đại lượng nhưng cùng đơn vị và khác nguồn gốc , có nhiều năm (VD: than và dầu thô có cùng đơn vị là triệu tấn nhưng khác nguồn gốc) thì vẽ BĐ cột. - Trường hợp BSL có hai đại lượng và hai đơn vị khác nhau, có nhiều năm mà yêu cầu phải vẽ cột hoặc đường thì BĐ phải có 2 trục tung ứng với hai đại lượng khác nhau. - Trường hợp BSL có 3 hoặc nhiều đại lượng nhưng khác đơn vị và có nhiều năm và bài yêu cầu thể hiện “tốc độ tăng trưởng” thì cần phải xử lí số liệu chuyển đổi số liệu tuyệt đối sang tương đối(%). Cho năm đầu tiên = 100%, các năm sau đều phài chuyển ra đơn vị % bằng cách : (năm sau : năm đầu tiên) x 100. Sau đó vẽ trên cùng một biểu đồ các đường biểu diễn. - Trường hợp BSL có 2 đại lượng có quan hệ với nhau như diện tích và sản lượng và bài yêu cầu thể hiện “tình hình phát triển” trên cùng một biểu đồ thì vẽ biểu đồ kết hợp. Nếu diện tích biểu diễn bằng biểu đồ cột, thì sản lượng thể hiện biểu đồ đường. - Trường hợp BSL có 3 đại lượng, trong đó có 2 đại lượng có quan hệ với nhau và yêu cầu thể hiện trên cùng một BĐ thì vẽ BĐ kết hợp. Trong đó 2 đại lượng có quan hệ với nhau thì vẽ cột chồng, đại lượng còn lại vẽ đường. VD: vẽ BĐ thể hiện dân số thành thị và nông thôn và tỉ lệ phát triển dân số nước ta qua một số năm. Trong trường hợp này thì dân số và thành thị và nông thôn vẽ BĐ cột chồng, tỉ lệ tăng dân số vẽ BĐ đường. - Trường hợp BSL có 2 đại lượng là tỉ suất sinh và tỉ suất tử, nếu bài yêu cầu thể hiện “tình hình thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên” thì ta phải tính được đại lượng Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên = Tỉ suất sinh – Tỉ suất tử. Sau đó vẽ BĐ, tỉ suất sinh và tỉ suất tử vẽ biểu đồ đường còn tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẽ biểu đồ miền theo giá trị tuyệt đối. III. Những lưu ý khi vẽ các loại biểu đồ Biểu đồ tròn - Là loại biểu đồ thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định với số năm ít (từ 1 đến 3 năm), đơn vị thể hiện trên biểu đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu biểu đồ cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang số liệu tương đối. Sau đó dùng bảng số liệu đã được xử lí để vẽ. - Những lưu ý: + Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính bán kính hình tròn + Nếu vẽ hai hoặc ba hình tròn, phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang. + Khi chia cơ cấu trong hình tròn, thì tia đầu tiên cần bắt đầu từ tia số 12 và vẽ theo chiều chuyển động của kim đồng hồ. + Khi ghi số liệu vào các cánh quạt nhớ phải có đơn vị %. Biểu đồ hình cột - Thường thể hiện động thái của sự phát triển hoặc so sánh qui mô (độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể thể hiện cơ cấu thành phần của tổng thể (biểu đồ cột chồng). - Những lưu ý: + Biểu đồ được thể hiện trên một hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của các đại lượng (đơn vị). Trục hoành thể hiện thời gian (năm) hoặc tên địa phương,… + Chiều rộng của các cột bằng nhau, chiều cao của các cột phải tương ứng với các giá trị của các đại lượng. + Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian (năm) ở trên trục hoành. + Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của cột. + Chân cột ghi thời gian hoặc tên địa phương + Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng nhất định để đảm bảo tính trực quan của biểu đồ Nếu vẽ các đại lượng khác nhau thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó. Biểu đồ dạng đường - Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục, hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đơn vị giống nhau hay khác nhau. - Những lưu ý: + Biểu đồ được vẽ trên một hệ trục tọa độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng (đơn vị theo giá trị tuyệt đối) hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng (đơn vị theo giá trị tương đối là %). Trục hoành là năm. + Có khoảng cách năm rõ ràng + Nếu vẽ tốc độ tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100 + Năm đầu tiên thường nằm trên trục tung + Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để dễ phân biệt + Nếu biểu đồ vẽ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng, phải đổi ra cùng đơn vị là %. Biểu đồ miền - Thực chất là biểu đò cột chồng khi chiều rộng của biểu đồ được thu nhỏ thành một đường thẳng đứng. Biểu đồ miền thường dùng để thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí với số năm nhiều. - Những lưu ý: + Khung biểu đồ miền vẽ theo giá trị tương đối thường là một hình chữ nhật. Trong đó được chia làm các miền khác nhau, chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí cụ thể. + Các thời điểm năm đầu tiên và năm cuối cùng của biểu đồ phải được nằm trên hai cạnh bê trái và phải của hình chữ nhật, là khung của biểu đồ. + Chiều cao của hình chữ nhật thể hiện đơn vị của biểu đồ, chiều rộng của biểu đồ thường thể hiện thời gian (năm) + Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối, thể hiện động thái, nên chỉ dựng hai trục, một trục thể hiện đại lượng, một trục giới hạn năm cuối. Biểu đồ kết hợp - Thường sử dụng khi vẽ hai hoặc ba đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan - Những lưu ý: + Nếu kết hợp biểu đồ cột và đường, phải dựng hệ trục có hai trục tung với hai đơn vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một. + Nếu kết hợp giữa biểu đồ cột và tròn không cần phải dựng hệ trục tọa độ + Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

File đính kèm:

  • docon thi 12.doc