Tài liệu dùng để tham khảo: Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 1 kì 1

Tự nhiên và Xã hội (Tiết sốT: 1)

cơ thể chúng ta

I. Mục tiêu:

Sau bài học HS biếtS:

Kể tên các bộ phận chính của cơ thể.K

Biết một số cử động chính của đầuB, mình, chân tay.

Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để cơ thể phát triển tốt.R

II. Đồ dùng dạy - học:

 GV: tranh vẽ

 HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

1.ổn định tổ chức: 2’

 Lớp hát.

 2.Kiểm tra bài cũ: 3’

 Kiểm tra sự chuẩn bị SGK của HS

 GV nhận xét.

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu dùng để tham khảo: Giáo án Tự nhiên và Xã hội lớp 1 kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm đó đối với cuộc sống gia đình. Kết luậnK: Những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng vừa thể hiện sự quan tâm, gắn bó của những người trong gia đình với nhau. c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm Mục tiêu: Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình, kể được các việc thường làm để giúp đỡ mẹ. Cách tiến hành: HS làm việc theo cặp. HS nêu câu hỏi và trả lời về công việc thường ngày của những người trong gia đình và của bản thân mình cho bạn nghe và nghe bạn kể. + Hằng ngày em đã làm gì để giúp bổ mẹ? 1 số nhóm trình bầy trước lớp. Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình Giải lao d.Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp Mục tiêu: HS hiểu điều gì xẩy ra khi trong nhà không có ai quan tâm dọn dẹp Cách tiến hành: HS quan sát tranh tìm điểm giống nhau và khác nhau. + Nói xem em thích căn phòng nào, tại sao? + Để có được nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ em phải làm gì để giúp bố mẹ? Kết luận: Mỗi người trong nhà đều phải quan tâm đến việc dọn dẹp nhà cửa thì nhà ở sẽ gọn gàng, ngăn nắp. Các em nên giúp đỡ bố mẹ những công việc tuỳ theo sức của mình. 4.Củng cố, dặn dò (2’): GV nhận xét giờ học, nhắc HS về nhà cần giúp gia đình, bố mẹ những công việc vừa sức tự nhiên và xã hội (tiết 14) An toàn khi ở nhà I. Mục tiêu: HS biết: Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu. Xác định một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng và cháy. Biết số điện thoại để báo cứu hoả B (114). II. Đồ dùng dạy – học: GV-HS: SGK, Vở bài tập tự nhiên và xã hội III. Các Hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức 1 (1’): Lớp hátL 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. K 3. Bài mới (30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. GV ghi đầu bài. HS nhắc lại. b. Hoạt động 1: Biết cách phòng tránh đứt tay. Mục tiêuM: Biết cách phòng, tránh những vật sắc, nhọn trong nhà. Cách tiến hànhC: BưBớc 1: Quan sát hình trong SGK. GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK trang 30 và thảo luận theo nhóm đôi: + Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì? + Dự kiến xem điều gì sẽ xảy ra với các bạn trong mỗi hình? bưbớc 2: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV kết luận: Khi phải dùng dao hoặc những đồ dùng dễ vỡ và sắc, nhọn, cần phải rất cẩn thận để tránh bị đứt tay. Những đồ dùng kể trên cần để xa tầm với của trẻ em. c. Hoạt động 2: Đóng vai. Mục tiêu: Nên tránh nơi gần lửa và những chất gây cháy. Cách tiến hành: GV chia HS thành nhóm 4 em và giao nhiệm vụ: Quan sát tranh trang 31 và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với tình huống xảy ra trong từng hình. Các nhóm thảo luậnC, dự kiến các trường hợp có thể xảy ra, xung phong nhập vai thể hiện vai diễn. Các nhóm trình bàyC, nhóm khác theo dõi và nhận xét về các vai vừa thể hiện. GV ra một số câu hỏi gợi ý: + Em có suy nghĩ gì khi thể hiện vai diễn của mình? + Các bạn khác có nhận xét gì về cách ứng xử của từng vai diễn? + Nếu là em, em có cách ứng xử khác không? + Các em rút ra được bài học gì qua việc quan sát các hoạt động đóng vai của các bạn? +Trường hợp có lửa cháy các đồ vật trong nhà em phải làm gì? + Em có biết số điện thoại gọi cứu hoả ở địa phương mình không? GV kết luận: Không được để các vật dễ gây cháy hoặc đèn dầu trong màn hay để gần những đồ vật dễ bắt lửa. Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy. Khi sử dụng các đồ dùng điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện, dây dẫn để phòng chúng bị hở mạch. Điện giật có thể gây chết người. Hãy tìm mọi cách để chạy ra xa nơi có lửa cháy, gọi to kêu cứu....Cần hỏi và nhớ số điện thoại báo cứu hoả, đề phòng khi cần. 4. Củng cố, dặn dò (2’): GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và xã hội (tiết 16) Hoạt động ở lớp I. Mục tiêu: HS biết: Các hoạt động học tập ở lớp học.C Mối quan hệ giữa GV và HSM, giữa HS và HS trong từng hoạt động. Có ý thức tham gia tích cực các hoạt động ở lớp. Hợp tác, chia sẻ với các bạn trong lớp. II. Đồ dùng dạy - học: GV, HS: SGK Tự nhiên và xã hội. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định lớp (1’): Lớp hát.L 2. Kiểm tra bài cũ2: không kiểm tra. 3. Bài mới (30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi bảng. HS nhắc lại. b. Hoạt động 1b: Quan sát tranh. Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ giữa GV và học sinh, HS và HS trong từng hoạt động học tập. Cách tiến hành: Bước 1B: HS quan sát tranh và nói với các bạn về các hoạt động được thể hiện ở từng hình vẽ trong bài. GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp. Bước 2B: HS trả lời một số câu hỏi: + Trong các hoạt động vừa nêu hoạt động nào được tổ chức trong lớp học? Hoạt động nào được tổ chức ở ngoài sân trường? + Trong các hoạt động trên, GV làm gì? HS làm gì? GV kết luận: ở lớp học có nhiều hoạt động học tập khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp học và có những hoạt động được tổ chức ở sân trường. Giải lao c. Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. Mục tiêuM: giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình. Cách tiến hànhC: Bước 1: GV nêu yêu cầu thảo luận của các nhóm: Nói về các hoạt động ở lớp học của mình, các hoạt động có trong từng hình trong bài ở lớp mình không có và ngược lại? Hoạt động mình thích nhất? Mình làm gì để giúp bạn học tốt? HS thảo luận nhóm đôi. H Bước 2B: GV gọi một số em trình bày trước lớp. GV kết luận: Các em phải biết hợp tác, giúp đỡ và chia sẻ với các bạn trong hoạt động học tập ở lớp .HS cùng hát bài “Lớp chúng mình”. 4 . củng cố4, dặn dò (2’): HS hát bài H: Lớp chúng mình. GV nhận xét giờ họcG, nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và xã hội (tiết 17) Giữ gìn lớp học sạch, đẹp I. Mục tiêu: Giúp HS biết: Nhận biết thế nào là lớp học sạch sẽ. Tác dụng của việc giữ lớp học sạch, đẹp đối với sức khoẻ và học tập. Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch đẹp như: lau bảng, bàn, quét lớp, trang trí lớp học. Có ý thức giữ lớp học sạch đẹp và sẵn sàng tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch, đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: GV: 1 số đồ dùng dọn vệ sinh lớp học. HS: Vở BT, SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới (30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp. HS nhắc lại. GV ghi đầu bài lên bảng. b. Hoạt động 1b: Quan sát theo cặp. Mục tiêu: Biết các hoạt động giữ gìn lớp học sạch đẹp. Cách tiến hành: HS quan sát tranh, trả lời: + Trong mỗi bức tranh, các bạn đang làm gì? + Các bạn sử dụng dụng cụ gì? GV liên hệ đến HS trong lớpG: + Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? + Lớp em có những góc trang trí như ở trang 37 (sgk ) chưa ? + Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không? + Em có viết, vẽ bẩn lên bàn ghế, bảng, tường không? + Em có vứt rác hay khạc, nhổ bừa bãi không? + Em nên làm gì để cho lớp học sạch đẹp? GV kết luậnG: Để lớp học luôn luôn sạch đẹp, mỗi HS phải luôn có ý thức giữ gìn lớp học và tham gia vào những hoạt động làm cho lớp học của mình sạch đẹp. Giải lao c. Hoạt động 2c: Thảo luận và thực hành theo nhóm. Mục tiêu: biết cách sử dụng một số dụng cụ đồ dùng làm vệ sinh lớp học . Cách tiến hành: GV chia nhóm theo tổ GV phát cho mỗi HS 1 dụng cụ. HS thảo luận: Những dụng cụ này dùng vào việc gì? Cách sử dụng từng loại như thế nào? Đại diện các nhóm lên trình bày. GV kết luậnG: Phải biết sử dụng hợp lý các dụng cụ. Có như vậy mới bảo đảm an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. d. Hoạt động 3: Củng cố, tổng kết. GV giúp HS đưa ra kết luận chung: Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khoẻ mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp. GV khen những HS trong lớp đã có ý thức giữ cho lớp học sạch đẹp.G 4. Củng cố, dặn dò (2’): GV nhận xét, tuyên dương. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tự nhiên và xã hội (tiết 18t) Cuộc sống xung quanh I. Mục tiêu: Giúp HS: Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương.Q HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Hình vẽ SGK. HS: SGK Tự nhiên và xã hội. III. Các hoạt động dạy – học: 1. ổn định tổ chức (1’): Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.K 3. Bài mới (30’): a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp. GV ghi đầu bài lên bảng. b. Hoạt động 1H: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường. . Mục tiêu: HS tập quan sát thực tế đường sá, nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, ..., khu vực quanh trường. . Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu: Quan sát và nhận xét về quang cảnh trên đường, hai bên đường. + Nhận xét về cảnh quan trên đường, người qua lại đông hay vắng họ đi lại bằng phương tiện gì? + Nhận xét về quang cảnh hai bên đường có nhà ở, cửa hàng, chợ, các cơ sở sản xuất, ruộng vườn...? Nội quy khi tham quan: Đi theo hàng, giữ trật tự khi đi, không được đi lại tự do. Sau đó GV đưa các em đi tham quan các đường nhỏ xung quanh trường rồi về lớp. Trên đường đi tham quan GV cần quan sát nhắc nhở các em đi đúng quy định để đảm bảo an toàn trên đường đi. c. Hoạt động 2c: thảo luận về hoạt động của nhân dân. . Mục tiêu.: HS nói được những nét nổi bật về các công việc sản suất, buôn bán của nhân dân địa phương. . Cách tiến hành: HS thảo luận theo nhóm: Nói với nhau về những gì đã quan sát được. Gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. HS nhận xétG, bổ xung. Giải lao d.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. . Mục tiêu: HS biết phân tích hai bức tranh trong SGK để nhận ra bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở nông thôn; bức tranh nào vẽ về cuộc sống ở thành phố. . cách tiến hành.: GV nêu yêu cầu HS quan sát tranh và đọc các câu hỏi và trả lời câu hỏi. + Bức tranh trang 38, 39 vẽ về cuộc sống ở đâu? Tại sao em biết? + Bức tranh trang 40, 41vẽ về cuộc sống ở đâu? tại sao em biết? GV: Bức tranh ở bài 18 vẽ về cuộc sống ở nông thôn và bức tranh vẽ ở bài 19 vẽ về cuộc sống ở thành phố. + Nơi các em đang ở là nông thôn hay thành phố? + Quê em chủ yếu làm gì? 4. Củng cố, dặn dò (2’): GV nhận xét giờ học. G Nhắc HS chuẩn bị bài giờ sau.

File đính kèm:

  • docTNXH 1 ki 1 phong Unicode.doc
Giáo án liên quan