Tài liệu Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực

Mục lục

 Phần I Những vấn đề cung 3

 I. Mục đích cuốn tài liệu 3

 II. Mục tiêu khoá tập huấn 3

 III. Đối tượng sử dụng cuốn tài liệu 3

 VI. Cấu trúc nội dung cuốn tài liệu 3

 Phần II Nội dung tập huấn 6

 Bài mở đầu 6

 Bài 1: Thực trạng trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam và nguyên nhân. 15

 Bài 2: Vì sao phải chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em. 22

 Bài 3: Khái niệm và sự cần thiết phải sự dụng các biện pháp giáo dục kic luật tích cực 27

 Bài 4: Thay đổi quan điểm nhận thức về giáo dục kỹ luật trẻ em 36

 Bài 5: Một số biện pháp giáo dục kỹ luật tích cực 45

 Baì 6: Một số gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích cực 57

 Bài 7: Tổng kết và xây dựng kế hoạch tập huấn 65

 Phần III Tài liệu tham khảo 73

 A. Tài liệu 73

 B. Tài liệu đọc thêm về Quyền trẻ em 97

 C. Trò Chơi 103

 

 

doc121 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3359 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc. 9. Trẻ em cần Cách chơi: Chia học viên thành hai đội có số lượng như nhau. Người điều khiển đứng cách đều hai đội từ năm đến mười met và hô “ Trẻ em cần, trẻ em can”^`, học viên đáp lại “cần gì cần gi”`. Người điều khiển hô “ cần một cái đôi dep”', hai đội phải nhanh chóng tìm ra một đôi dép và cử đội trưởng của đội đem lên cho người điều khiển. Sau đó người điều khiển hô tiếp những vật mà trẻ em cần, hai đội chơi phải nhanh chóng thực hiện các yêu cầu mà người điều khiển đưa ra. Đội nào thực hiện yêu cầu của người điều khiển nhanh hơn được cộng 1 điểm, đội chậm hơn không cộng điểm. Sau khi kết thúc trò chơi đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc. 10. Hãy cho em. Cách chơi: Yêu cầu viên đứng thành vòng tròn. Người điều khiển hô “ Hãy cho em”, học viên đồng thanh đáp “cuộc sống” và đưa hai tay qua phải vỗ hai cái. Người điều khiển hô “ Hãy cho em”, học viên đồng thanh đáp “ ấm no” và đưa ba tay qua trái vỗ ba cái. Người điều khiển hô “ Hãy cho em”, học viên đồng thanh đáp “ hạnh phuc”' và đưa ba tay lên cao vỗ hai cái. Người điều khiển hô “ Hãy cho em”, học viên đồng thanh đáp “cuộc sống, ấm no, hạnh phúc ” sau mỗi từ học viên vỗ tay tương tự như trên quy ước trên. Nếu ai làm sai động tác hoặc làm chậm là phạm luật. Để trò chơi thêm sinh động, người điều khiển có thể hô nhanh dần. 11. Trồng cây Cách chơi: Mời học viên đứng thành vòng tròn. Đầu tiên người điều khiển kể một câu chuyện cho học viên nghe đông thời làm các động tác vui và phù hợp với câu chuyện. Học viên đi theo chiều kim đồng hồ và làm theo các động tác mà người điều khiển đưa ra. Câu chuyện: Có một người nông dân đạp xe ra đồng (làm động tác đạp xe), đi được một một đoạn đường thì bị xì bánh xe và người nông dân bơm bánh xe (làm động tác bơm bánh xe). Ra đến đồng người ấy lấy thúng ra gieo mạ, tưới nước. Vài ngày sau ông lại đạp xe ra đồng (làm động tác đạp xe), hạt ông gieo bây giờ đã trở thành mầm xanh (hai cánh tay tạo hình mầm xanh). Dưới bàn tay chăm sóc cần mẫn của ông, cây lớn lên và cho những búp hoa đầu tiên (năm ngón tay chụm lại), rồi những búp hoa ấy không ngừng lớn lên và trở thành những đoá hoa xinh đẹp (xoè bàn tay ra). Bất ngờ có một trận gió mạnh thổi qua làm cây cối chao đảo, những bông hoa yếu ớt không gượng nổi đã lụi tàn. Người nông dân lại cần mẫn chăm bón cho cây. Rồi nềm vui cũng đến với ông, những bông hoa ngày nào giờ đã trở thành quả ngọt (lật ngược bàn tay đang xoè). Xong câu chuyện thì trò chơi bắt đầu. Người điều khiển yêu cầu học viên đứng lại và làm các động tác mầm, búp, hoa, quả ( như nhóm trò chơi hãy làm những điều tôi làm, đừng làm những điều tôi nói). 12. Bốn nhóm quyền Cách chơi: Người điều khiển quy ước khi nói “Sống còn” thì học viên để hai tay lên đầu, “Bảo vệ”. thì học viên đưa hai tay bắt chéo trước ngực, “Phát triển”? học viên đưa hai tay lên cao, “Tham gia” học viên dang rộng hai tay. Học viên chỉ làm theo lời nói của người điều khiển. Nếu ai làm sai hoặc làm chậm so với lời hô của người điều khiển thì thua cuộc và bước vào bên trong vòng tròn phát hiện những học viên làm sai. Lưu ý: Trò chơi này có thể cải biên thành nhiều trò chơi khác dựa trên nguyên tắc “ hãy làm những gì tôi nói, đừng làm những gì tôi làm” như: “Con thỏ”?, “Cái đục, đục đat”, “Cao thấp, mập ốm”... IV.Trò chơi dùng để kết bài, tổng kết khoá tập huấn 1. Ném bóng Cách chơi: Người điều khiển chuẩn bị một quả bóng, yêu cầu học viên đứng thành vòng tròn và lần lượt ném bóng cho nhau. Ai nhận được bóng phải dừng lại nói về những điều hay nhất mà mình đã học được trong đợt tập huấn, những cảm xúc vừa nảy sinh.sạu đó ném bóng cho học viên khác trong vòng tròn. Lưu ý: Có thể thay cách ném bóng nằng cách đốt một ngọn nến và các học viên lần lượt chuyền cho nhau. 2. Củ khoai nóng Cách chơi: Gấp giấy làm quả bóng, gập thêm nhiều lớp để cho quả bóng có kích thước lớn lên, giữa mỗi lớp giấy có ghi một phiếu đề nghị về một hình phạt gì đó nếu ai nhận được. Các học viên ngồi thành vòng tròn. Người điều khiển bắt một bài hát tập thể (hoặc một đoạn của bài hát), tất cả học viên cùng hát và quả bóng được chuyền từ ta người này sang tay người khác theo chiều kim đồng hồ và theo nhịp vỗ tay. Khi kết thúc bài hát, quả bóng đang ở tay ai thì người đó phải bóc một lớp giấy ra để lấy một tấm phiếu, đọc điều ghi trong tấm phiếu và làm theo yêu cầu đó. Sau đó người điều khiển lại bắt một bài hát khác và trò chơi lại tiếp tục. 3. Chuyền bóng Cách chơi: Chuẩn bị máy, băng đĩa và một quả bóng. Đề nghị học viên đứng thành vòng tròn và cử một học viên phụ trách âm thanh. Khi có nhạc bậc lên, học viên bắt đầu chuyền nhau trái banh theo nhịp của bài hát. Bất chợt, học viên phụ trách âm thanh tắt nhạc. Khi đó học viên nào đang cầm trái banh phải trả lời một câu hỏi ( ôn bài hoặc lượng giá ). Sau khi học viên trả lời xong câu hỏi, trò chơi lại tiếp tục cho đến khi có đủ thông tin. Lưu ý: Nên dành cơ hội cho tất cả mọi người được có ý kiến. Người điều khiển phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với yêu cầu của bài học. 4. Sợi dây liên kết Cách chơi: Chuẩn bị một cuộn dây dài. Đề nghị học viên đứng thành vòng tròn. Đầu tiên người điều khiển cầm một đầu dây và kéo căng ra cho học viên A. Người điều khiển sẽ nêu lên điều mình nghĩ có liên quan đến lớp học hoặc một điều ấn tượng về học viên A. Sau đó học viên A sẽ chọn một bạn khác để nối dài sợi dây và chia sẻ cảm nghĩ của mình về lớp học hoặc về người bạn của mình. Trò chơi được tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người trong vòng tròn đều nắm lấy sợi dây. 5. Tìm bạn bằng nửa trái tim Cách chơi: Chuẩn bị những trái tim bằng giấy màu, khoảng 4 màu (số lượng bằng nửa số học viên). Sau đó dùng kéo cắt hình răng cưa chia trái tim ra làm hai (chú ý là cắt làm sao để không có đường cắt nào giống nhau). Một nửa ghi chữ Nếu, một nửa ghi chữ Thì. Người điều khiển chia người chơi thành hai nhóm, sau đó phát cho một người một nửa trái tim. Học viên viết nửa trái tim của mình theo yêu cầu (Nếu ... hoặc Thì ...). Sau khi viết xong, người điều khiển hô “Hãy tìm bạn bằng nửa trái tim”. Học viên nhanh chóng tìm được bạn mình bằng cách so nét cắt của hai nửa trái tim khớp nhau. Người điều khiển chọn khoảng mười cặp nhanh nhất và cùng lớp bình luận từng cặp một xem thử Nếu ... Thì của cặp nào có duyên và có ý nghĩa nhất (trao phần thưởng nếu có thể). V.Trò chơi dành cho người chơi sai 1. Đội nghi thức lùn Cách chơi: Người điều khiển cho người chơi sai đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn và cho ngồi xuống. Sau đó người điều khiển hô các động tác nghi thức như: “Nghi”~ thì người bị phạt phải ngồi xoạc chân ra, hô nghiêm thì ngồi xổm và thẳng lưng, cứ như thế người điều khiển hô bên trái, bên phải, dậm chân tại chỗ, đi đều, ...Người chơi sai phải thực hiện các động tác tương ứng nhưng ở tư thế ngồi. 2. Mẹ đi chợ Cách chơi: Người điều khiển cho người chơi sai đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn và cho ngồi xuống. Người điều khiển hô “Mẹ tôi đi cho”+.. Học viên đáp lại “Mua chi mua chi”?. Người điều khiển hô “Đi chợ mua ếch”. Người chơi sai nhảy giống như ếch. Tương tự người điều khiển hô “Đi chợ mua bò”`, người chơi sai phải bò; người điều khiển hô “ Đi chợ mua chim”, người chơi sai phải làm động tác bay... Lưu ý: Người điều khiển phải hướng dẫn các động tác tương ứng với các loài vật để người chơi sai biết và thực hiện. Để trò chơi thêm sinh động, người điều khiển có thể chọ những loài vật có các động tác vui và có thể hô mua nhiều thứ cùng một lúc để người chơi sai thực hiện. 3. Cao cao bên cửa sổ Cách chơi: Người điều khiển cho người chơi sai đứng thành hàng dọc theo từng cặp “Vũ công”. Khi nghe hát “cao cao bên cửa sổ có hai người cầm tay nhau”, các cặp vũ công phải cầm tay nhau. Khi nghe hát “cao cao bên cửa sổ có hai người dựa lưng nhau”, các cặp vũ công phải dựa lưng nhau. Cứ như thế người điều khiển thay các động tác từ dễ cho đến khó và người chơi sai phải thực hiện nghiêm túc các động tác có trong câu hát. 4. Đàn vịt bầu Cách chơi: Người điều khiển cho người chơi sai đứng thành hàng dọc hay vòng tròn trước tập thể. Yêu cầu học vên hát bài “ Một con vị xoè ra hai cái cánh..”'. Khi nghe hát, người chơi sai phải đi kiểu thấp người và múa theo lời bài hát. Sau mỗi lần hát người điều khiển hô vịt què rồi hát tiếp, người chơi sai phải làm động tác què chân và múa... 5. Bơm bánh xe Cách chơi: Người điều khiển cho người chơi sai đứng thành hàng dọc trước tập thể chơi làm các bánh xe, người điều khiển là người bơm xe. Khi người điều khiển làm động tác bơm xe người chơi sai phải nảy người lên. Khi người điều khiển “xi”` hơi, người chơi sai phải từ từ ngồi xuống. Xì hơi cho đến khi người chơi sai phải nằm xuống đất rồi lại bơm tiếp. D.Một số mẫu tìm hiểu nhu cầu và đánh giá khóa tập huấn để tham khảo 1. Phiếu đăng ký dự lớp Tập huấn cơ bản về Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em Phiếu đăng ký dự học Tên: Tuổi: Giới tính: Vị trí công tác hiện nay: Tên cơ quan: Địa chỉ cơ quan: Số điện thoại: Số fax: E-mail: Hãy mô tả ngắn gọn về vai trò và trách nhiệm công tác hiện nay của anh/ chị (trong đó liệt kê phạm vi chức trách của anh, chị tại nhiệm sở hoặc về chương trình/ dự án mà anh, chị đang tham gia; phương thức hoạt động của tổ chức hoặc của chương trình/ dự án; công việc hoặc dự án đó hoạt động ở cấp độ nào): Hãy mô tả ngắn gọn kinh nghiệm của anh/ chị trong công tác về những vấn đề liên quan đến học sinh hoặc/ và làm việc với học sinh: Hãy mô tả ngắn gọn những kinh nghiệm gần đây của anh/ chị trong công tác tập huấn, đào tạo. Mô tả tóm tắt những hiểu biết của anh/ chị về giáo dục kỉ luật tích cực và các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực Vì sao anh/ chị mong muốn tham dự khoá học này? Anh/ chị mong đợi học được những gì trong khoá học này? Chúng tôi đồng ý là học viên sẽ tham gia đầy đủ tất cả các buổi học. ____________________________ Chữ ký và tên của cán bộ quản lý ____________________________ Chữ ký và tên người đăng ký dự học 2. Phiếu tìm hiểu nhu cầu đào tạo 3. Phiếu đánh giá kết quả khóa tập huấn

File đính kèm:

  • docDoi moi phuong phap quan ly lop hoc bang cac bienphap giao duc tich cuc.doc
Giáo án liên quan