Sử dụng điện phải đảm bảo an toàn và đúng mục đích thì mới phòng và tránh được những tai nạn nguy hiểm do điện gây ra ngoài ý muốn

Trong xu thế đổi mới và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế, xã hội của nước ta trong những năm gần đây ngày càng phát triển với tốc độ cao. Nước ta cũng đạt được nhiều tiến bộ trong công cuộc điện khí hóa phục vụ đời sống và sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, góp phần nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nguồn cung cấp trên lưới điện quốc gia ngày càng phát triển. Nhiều làng quê vùng sâu, vùng xa nay đã có điện về thắp sáng, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhờ điện năng, năng suất lao động được nâng cao góp phần cải thiện đời sống, lao động chân tay dần dần đã được thay thế bằng máy móc, thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật.

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sử dụng điện phải đảm bảo an toàn và đúng mục đích thì mới phòng và tránh được những tai nạn nguy hiểm do điện gây ra ngoài ý muốn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
máy chiếu để học sinh quan sát các hình, bảng trên theo từng nội dung. d. Chuẩn bị bài giảng: Bài 33 An toàn điện. 2. Học sinh chuẩn bị: Đọc bài 33 trước khi đến lớp. III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP: 1. Ổn định lớp ( 1’) : GV kiểm tra sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ (3’): + Câu hỏi: Điện năng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? + Trả lời: Điện năng là nguồn động lực cho máy, là nguồn năng lượng cho máy và thiết bị. Tạo điều kiện phát triển tự động hóa sản xuất và nâng cao đời sống con người. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới (1’): Trong đời sống hằng ngày điện năng đóng vai trò rất quan trọng, nhưng điện cũng rất nguy hiểm, vậy nếu chạm phải vật mang điện thì sẽ gây nguy hiểm như thế nào ? chúng ta sử dụng điện như thế nào để đảm bảo thật an toàn? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu được những vấn đề nêu trên. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1: Tìm nguyên nhân gây tai nạn điện 18’ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng - Điện gây nguy hiểm có thể chết người, trong đời sống thường gặp phải nguyên nhân nào gây tai nạn điện ? Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 a: - Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 b: - Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 c: - GV: Nhận xét, chốt vấn đề, giải thích thêm sau đó yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần 3 nguyên nhân gây ra tai nạn điện và ghi vào vở. - GV: Ngoài 3 nguyên nhân trên tai nạn điện còn có các nguyên nhân khác nữa chúng ta hãy quan sát hình 33.2 và nêu nguyên nhân gây ra tai nạn điện. -GV: Do xây cất dưới đường dây điện cao áp, nên khi có sự phóng điện sẽ gây ra tai nạn điện. GV thông báo khoảng cách an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều cao( chiếu bảng 33.1 ) - GV: Tai nạn điện còn do nguyên nhân sau: - GV yêu cầu HS quan sát hình 33.3 và hãy nêu nguyên nhân xảy ra tai nạn điện. - GV: Khi gặp sự cố trên chúng ta phải làm thế nào? - HS liên hệ thực tế trả lời nguyên nhân: - Học sinh quan sát hình 33.1a và trả lời: Sửa chữa điện không cắt nguồn điện và không có dụng cụ an toàn. - Học sinh quan sát hình 33.1b và trả lời: Người này sử bàn là bị rò điện ra vỏ. - Học sinh quan sát hình 33.1c và trả lời: Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hoặc dây dẫn bị hở lớp vỏ bọc cách điện. - HS thực hiện theo yêu cầu . -HS: Xây cất dưới đường dây điện cao áp. -HS lắng nghe và ghi vở. - HS trả lời: Bất cẩn đến gần dây điện bị đứt rơi xuống đất. - HS: Không đến gần, mà phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần đó. I-Vì sao xảy ra tai nạn điện? Nguyên nhân: 1- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện: - Sửa chữa điện không cắt nguồn điên, Không có dụng cụ an toàn -Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ. - Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hặc dây dẫn bị hở lớp vỏ bọc cách điện 2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp: - Tai nạn do phóng điện từ dây điện cao áp qua không khí đến người đứng gần đường dây điện. 3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất. - Không đến gần chỗ dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất. Sau đó phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần đó. Hoạt động 2: Biện pháp an toàn điện 17’ - Hỏi: Để phòng ngừa tay nạn điện ta phải thực hiện các biện pháp gì? - Cho HS quan sát hình sau: - GV: Khi sử dụng bàn là điện thường lưu ý điều gì ? - GV: Có nên dùng thiết bị điện bị rò điện không? - GV cho HS quan sát hình sau: -GV: Khi dây dẩn điện bị bóc vỏ hoặc sau khi nối dây dẫn điện cần phải làm gì để cách điện? - GV cho HS quan sát hình sau: - GV: Tại sao phải nối đất khi sử dụng tủ lạnh, máy giặt…? - GV cho HS quan sát hình sau: - GV: Có nên nô đùa, leo cột điện hay thả diều gần điện lưới cao áp không ? - Tuyệt đối không được nô đùa, leo trèo, thả diều dưới đường dây điện vì sẽ bị tai nạn điện giật rất nguy hiểm. Song song với việc sử dụng điện an toàn chúng ta cũng phải thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện. - GV nêu câu hỏi: Trước khi sửa chữa điện cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào? -GV: Ngắt nguồn điện bao gồm những công việc nào? - GV chốt lại các nguyên tắc an toàn trước khi sửa chữa điện và yêu cầu HS ghi vở. - GV: Ở gia đình, khi có một bóng đèn dây tóc bị hỏng, hãy nêu trình tự để thay bóng đèn trên? - Sau đó GV cho HS khác bổ sung (nếu chưa hoàn chỉnh). Sau đó GV nhận xét. - Cho HS quan sát hình : - GV giới thiệu các dụng cụ cách điện trong hình và nêu rõ công dụng của từng dụng cụ và đặc biệt lưu ý HS phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng cũng như khi sửa chữa điện. -HS: Dùng bút thử điện kiểm tra rò điện ra vỏ. - HS: Không, cần thay (hoặc sửa ) ngay. - HS quan sát hình và trả lời: - Phải bọc cách điện bằng băng dính. - HS: Nối đất để không tồn tại điện áp chạm vỏ máy. - HS: Không được nô đùa leo trèo, thả diều dưới đường dây điện mà phải giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp. - HS: Trước khi sửa chữa điện cần phải ngắt điện nguồn. - HS: Ngắt nguồn điện là: Rút phách cắm, rút nắp cầu chì, ngắt cầu dao (hoặc aptomat tổng) - HS nêu theo hiểu biết của mình - HS trả lời. - HS chú ý nghe. - HS quan sát hình. - HS chú ý nghe và ghi vở. II- Một số biện pháp an toàn điện: 1.Thực hiện đúng nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện: - Thường xuyên kiểm tra cách điện của đồ dùng điện và không dùng thiết bị điện bị rò điện. - Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện. - Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện để không tồn tại điện áp chạm vỏ. - Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp, trạm biến áp. 2. Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện: -Trước khi sửa chữa điện phải ngắt điện nguồn: + Rút phách cắm. + Rút nắp cầu chì. + Ngắt cầu dao (hoặc aptomat tổng) - Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện: + Sử dụng các vật lót cách điện: Giá cách điện, thảm cao su cách điện, giày cao su cách điện. + Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện: Kìm, vít… cách điện. 5 .Củng cố(4’): Cho Hs trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào? Câu 2: Khi sử dụng điện cần phải thực hiện những nguyên tắc an toàn nào? Câu 3: Khi sửa chữa điện cần phải thực hiện những nguyên tắc an toàn nào? Ở mỗi câu hỏi sau khi HS trả lời GV phải chú trọng đến việc lưu ý học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và bên cạnh đó phải nhắc nhở người thân cùng thực hiện tốt việc sử dụng điện năng thật an toàn. Đến đây giáo viên cho HS xem những hình ảnh do tai nạn điện gây ra. Chập điện cháy chợ Quãng Ngãi Xây dựng dưới đường dây điện ở Tỉnh Hải Dương Chập điện cháy nhà ở Bình Chánh, Bỏng do tai nạn điện TP hồ Chí Minh Như vậy, thận trọng khi sử dụng điện trong sinh hoạt, lao động, luôn là điều cần thiết không bao giờ thừa. Để phòng ngừa, ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự, trước hết người sử dụng điện phải chấp hành đúng các quy định đảm bảo an toàn về điện mà ngành điện đã khuyến cáo. Mọi trường hợp vi phạm nguyên tắc an toàn điện đều có khả năng gây ra tai nạn điện. Đề phòng tai nạn điện là đề phòng cho bản thân, cho những người xung quanh chúng ta và cho cộng đồng toàn xã hội. 6. Hướng dẫn về nhà (1’) - Về học bài - Trả lời lại các câu hỏi SGK - Đọc và chuẩn bị trước bài 35 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng, nhờ có điện năng mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay điện đã trở thành một phần nhỏ của cuộc sống hàng ngày. Biết sử dụng điện năng và áp dụng an toàn điện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn công nghệ 8 đặc biệt là chương an toàn điện tôi luôn chú trọng hình thành và phát triển thói quen, kỹ năng, phương pháp tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức kỹ năng thu nhận vào những tình huống thực tế và qua bài học học sinh có ý thức về tri thức, vận dụng được vào thực tế cuộc sống từ trên ghế nhà trường, qua đó góp phần tuyên truyền vận động trong cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn. Khi làm được những điều trên cũng đồng nghĩa là các em đã góp phần vào việc phòng, tránh được tai nạn do điện gây ra. Các em đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn. Qua giảng dạy môn công nghệ 8 nhiều năm tôi đã khảo sát trong học sinh trước khi học chương an toàn điện và sau khi học xong chương an toàn điện kết quả như sau: Lớp Số HS Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Chưa có ý thức ATĐ Có ý thức ATĐ Chưa có ý thức ATĐ Có ý thức ATĐ Chưa có ý thức ATĐ Có ý thức ATĐ 8A1 38 18 38 17 38 18 38 8A5 40 19 40 20 40 17 40 Với kết quả như trên, tôi luôn tin tưởng rằng truyền đạt kiến thức sử dụng và sửa chữa điện an toàn điện cho học sinh Trung học cơ sở là góp phần giáo dục và tuyên truyền rộng rãi việc sử dụng điện đúng mục đích và an toàn là công việc rất quan trọng và thiết thực bởi những vấn đề như sau: - Học sinh có ý thức sử dụng điện đúng mục đích và an toàn để tự bảo vệ mình. - Qua nhận thức của bản thân, học sinh sẽ tuyên truyền gia đình, người thân, bạn bè,… sử dụng điện an toàn góp phần giảm tai nạn do điện gây ra. - Khi giảm được tai nạn điện dẫn đến giảm kinh phí tốn kém cho việc điều trị những thương tích do tai nạn gây ra. Kinh phí đó góp phần vào việc phát triển kinh tế của gia đình cũng như của xã hội. 2. Khuyến nghị: Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua thực tế khi giảng dạy nhiều năm môn Công nghệ 8. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và trình bày các ý kiến nêu trên cũng rất có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất chân thành mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp giúp tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cám ơn. Phú An, ngày 23 tháng 2 năm 2013 Người viết đề tài Nguyễn Thị Phượng D.TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách công nghệ lớp 8 nhà xuất bản Giáo dục. Sách Giáo viên công nghệ lớp 8 nhà xuất bản Giáo dục. WWWbolaodong.com.vn 4. evnhanoi.vn/26-antoandien. 5. www.ngc.pro.vn/ngc/vt/tin-tuc.

File đính kèm:

  • docSKKN AN TOAN DIEN CONG NGHE 8 .DOC.doc
Giáo án liên quan