Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 11 Trường Tiểu học Bắc Dinh

- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ: màu nhiệm, hiếu thảo. Hiểu nội dung bài: Câu chuyện chota thấy tình cảm gắn bó sâu sắc giữa bà và cháu. Qua đó, cho ta thấy tình cảm quý giá hơn vàng bạc, châu báu.

- Học sinh có kĩ năng đọc trơn toàn bài. Đọc ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc giọng người kể chuyện thong thả, chậm rãi. Giọng cô tiên trầm ấm, hiền từ. Giọng hai anh em cảm động tha thiết.

- Giáo dục học sinh có thái độ biết quan tâm, kính trọng ông bà.

 

doc93 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sổ soạn bài Lớp 2 Tuần 11 Trường Tiểu học Bắc Dinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 3 tờ giấy A4, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi vào giấy những từ ngữ nói về tình cảm gia đình trong thời gian 5 phút. Nhóm nào làm xong dán bài trên bảng lớp, kết quả tìm được nhiều từ đúng nhóm đó thắng cuộc. *Bài tập 2: (Làm miệng) GV: Gọi một học sinh đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm. GV: Hướng dẫn học sinh sắp xếp các từ ở 3 nhóm sao cho câu có nghĩa. GV: Cho học sinh làm vào giấy nháp, gọi 3 học sinh lên bảng làm. GV: Cả lớp theo dõi, nhận xét, chữa bài trên bảng lớp. *Bài tập 3: (Làm viết) GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. GV: Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập, sau đó goi 2 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét, sửa sai. GV: Gọi học sinh đọc lại toàn bài vừa điền và hỏi: Câu chuyện trên buồn cười ở chỗ nào? 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, khen ngợi những học sinh làm bài tốt, có cố gắng./. Luyện Toán: Làm bài tập: Bảng trừ I. Mục tiêu: - Ôn luyện để học sinh nắm chắc cách thực hiện các bảng trừ và vận dụng để làm tốt các bài tập có liên quan. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi một vài học sinh đọc thuộc các bảng trừ đã học 2. Dạy bài mới: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Tính nhẩm GV: Yêu cầu học sinh vận dụng bảng trừ, tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả vào. Bài 2: Tính GV: Yêu cầu học sinh nêu cách đặt tính và thực hiện tính, sau đó yêu cầu học sinh tự tính và ghi kết quả vào. Bài 3: Nối theo mẫu. GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hình mẫu, sau đó dùng thước và bút để nối các điểm lại để được hình như mẫu. 3. Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Tuyên dương những học sinh làm bài nghiêm túc./. Luyện Âm nhạc: Ôn hai bài hát đã học I. Mục tiêu: - Học sinh học thuộc lời 2 bài hát, tập hát diễn cảm, biết gõ đệm theo nhịp. - Học sinh có kĩ năng hát đúng, gõ đúng nhịp bài hát. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Song loan, thanh phách. III. Các hoạt động dạy- HọC: *Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Cộc cách tùng cheng”. GV: Bắt cho cả lớp hát ôn 2 lần, sau đó hướng dẫn học sinh hát thông qua hình thức chơi trò chơi GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tượng trưng cho một nhạc cụ. Các nhóm lần lượt hát từng câu, câu cuối thì cả 4 nhóm cùng nói . GV: Theo dõi học sinh chơi, tuyên dương những nhóm làm tốt. *Hoạt động 2: Ôn bài hát " Chiến sỹ tí hon" GV: Bắt cho cả lớp hát ôn vài lần, sau đó hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu. GV: Gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, tuyên dương những bạn thực hành đúng. *Củng cố - Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 08 tháng 12 năm 2006 Chính tả (Tập chép): Tiếng võng kêu I. Mục tiêu: - Học sinh nhìn bảng chép lại 2 khổ thơ của bài "Tiếng võng kêu". - Học sinh có kĩ năng chép đúng, trình bày đúng các câu thơ 4 chữ. Làm đúng các bài tập phân biệt iê/i, ăt/ăc. - Học sinh có ý thức tự giác rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Đọc cho học sinh viết bảng con các từ: mải miết, kín tiếng, miệt mài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn tập chép: GV: Chép sẵn đoạn viết lên bảng, gọi 2 học sinh đọc. GV: Hướng dẫn nhận xét: Chữ đầu các dòng viết như thế nào? GV: Cho học sinh nhìn bảng, chép bài vào vở. GV: Theo dõi, uốn nắn cho học sinh. c. Luyện tập: GV: Cho học sinh mở vở bài tập làm bài tập 2 (b), chọn chữ ở trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. GV: Theo dõi học sinh làm. Gọi học sinh đọc kết quả bài làm. Giáo viên và cả lớp nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Tập làm văn: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Viết nhắn tin I. Mục đích - yêu cầu: - Học sinh biết nhìn tranh, trả lời đúng các câu hỏi tả hình dáng, hoạt động của bé gái được vẽ. Biết viết 1 mẫu nhắn tin ngắn gọn đủ ý. - Học sinh diễn đạt trôi chảy, rõ ràng và dùng từ đúng. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi 3 học sinh đọc đoạn văn viết tiết trước kể về gia đình em. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Làm miệng GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK, sau đó trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. GV: Gọi 1,2 học sinh khá nói liền mạch các câu để nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh. GV: Hướng dẫn cả lớp theo dõi, bình chọn người trình bày hay. GV: Gọi tiếp một vài học sinh khác nói, cả lớp theo dõi, góp ý sửa sai. Bài tập 2: GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập rồi hỏi: - Vì sao em phải viết tin nhắn? - Nội dung tin nhắn cần viết những gì? GV: Cho học sinh làm. Sau đó gọi nhiều học sinh đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố các bảng trừ có nhớ. Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu. Củng cố giải bài toán về ít hơn. - HS biết vận dụng các bảng trừ đã học để làm tốt các bài tập có dạng nói trên. - Học sinh có thái độ hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Kiểm tra bài cũ: GV: Gọi học sinh đọc thuộc các bảng trừ: 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 2. Thực hành: a. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Tính nhẩm. GV: Tổ chức cho học sinh làm thông qua trò chơi Xì điện GV: Chia lớp thành 3 dãy, hướng dẫn học sinh cách chơi như sau: GV nêu 1 phép tính bất kì trong bài tập, sau đó chỉ vào 1 HS thuộc 1 trong 3 dãy. Yêu cầu HS đó nói nhanh kết quả, nếu nói đúng thì được quyền xì tiếp 1 bạn ở phe đối phương. và trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho hết thời gian quy định 5 phút. Nhóm nào có nhiều kết quả đúng nhóm đó thắng cuộc. Bài 2: Đặt tính rồi tính. GV: Học sinh tự làm rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Bài 3: Tìm x GV: Cho học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết. Sau đó cho học sinh làm rồi gọi đọc kết quả bài làm. Bài 4: Giải bài toán. GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định bài toán thuộc dạng nào. GV: Cho học sinh tự làm, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi, chốt lại cách làm đúng. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài đúng, có cố gắng./. Âm nhạc: Ôn tập Bài hát: Chiến sĩ tí hon I. Mục tiêu: - Giúp học sinh hát thuộc lời và biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu của bài hát. - Học sinh có kĩ năng hát và gõ đệm đúng. - Học sinh có thái độ yêu thích bộ môn học. II. Đồ dùng: Thanh phách, song loan III. Các hoạt động dạy- HọC: *Hoạt động 1: Ôn bài hát “Chiến sĩ tí hon”. GV: Bắt cho cả lớp hát ôn vài lần. Lần 1: Hát tập thể Lần 2: Các nhóm biểu diễn GV: Theo dõi, nhắc học sinh hát đúng gia điệu của bài hát. *Hoạt động 2: Gõ đệm theo phách GV: Dùng thanh phách vừa hát vừa gõ đệm: Kèn vang đây đoàn quân x x GV: Hướng dẫn học sinh làm theo vài lần. GV: Hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu. Kèn vang đây đoàn quân x x x x x GV: Cho học sinh hát và gõ theo. GV: Theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho học sinh. GV: Tổ chức cho học sinh lên trình diễn hát trước lớp. GV: Theo dõi, tuyên dương những nhóm làm tốt. *Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học./. Luyện Toán: Làm bài tập: Luyện tập I. Mục tiêu: - Ôn luyện để giúp học sinh nắm chắc cách thực hiện các phép trừ 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. Biết thực hiện các phép tính trừ đặt theo cột dọc. - Học sinh có kĩ năng đặt tính thành thạo và giải toán đúng. - Học sinh có ý thức hứng thú trong thực hành toán. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 2: Đặt tính rồi tính. GV: Học sinh tự làm rồi đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra. Bài 3: Tìm x GV: Cho học sinh nêu cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết. Sau đó cho học sinh làm rồi gọi đọc kết quả bài làm. Bài 4: Giải bài toán. GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định bài toán thuộc dạng nào. GV: Cho học sinh tự làm, gọi 1 học sinh lên bảng chữa bài. Cả lớp theo dõi, chốt lại cách làm đúng. 2. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh làm bài đúng, có cố gắng./. Luyện Tiếng Việt: Luyện Tập làm văn I. Mục đích – yêu cầu: - Ôn luyện để học sinh có kĩ năng thực hành nói trôi chảy, mạch lạc. Biết cách trình bày và viết được 1 mẫu nhắn tin ngắn gọn đủ ý, rõ ràng. - Học sinh có thói quen biết dùng từ đúng khi nói, viết. II. Các hoạt động dạy – học: 1. Hướng dẫn làm bài tập: Bài tập 1: Làm miệng GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK, sau đó trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. GV: Yêu cầu học sinh khá tập nói theo cặp, sau đó gọi nhiều học sinh thực hành nói về hoạt động, hình dáng của bạn nhỏ trong tranh. GV: Hướng dẫn cả lớp theo dõi, bình chọn người trình bày hay. Bài tập 2: GV: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập và nhắc lại những yêu cầu cần thiết khi viết 1 tin nhắn. GV: Cho học sinh làm. Sau đó gọi nhiều học sinh đọc bài làm của mình. Cả lớp và giáo viên nhận xét. 3. Củng cố – Dặn dò: GV: Nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà sửa lại bài viết ở lớp./. Sinh hoạt: Nhận xét cuối tuần I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận ra được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần qua, từ đó có hướng khắc phục, sửa chữa. - Nắm nội dung, kế hoạch hoạt động của tuần tới. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Giáo viên nhận xét đánh giá hoạt động tuần qua của lớp: * Ưu điểm: Các em đã có ý thức trong mọi hoạt động như đi học đúng giờ, có đủ mũ ca lô, phù hiệu, vệ sinh trực nhật sạch sẽ, sinh hoạt đầu giờ, giữa buổi nghiêm túc, có chất lượng. Tham gia tích cực các hoạt động do liên đội tổ chức. * Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm nói trên, lớp còn một số tồn tại sau: một số em chưa nghiêm túc trong giờ học, còn nói chuyện và làm việc riêng. 2. Kế hoạch tuần tới: - Tiếp tục thực hiện các nội dung thi đua của đội đề ra. - Duy trì và thực hiện tốt khâu vệ sinh trực nhật, vệ sinh phong quang. - Tiếp tục trồng và chăm sóc công trình măng non của lớp./.

File đính kèm:

  • docTUAN11~1.DOC
Giáo án liên quan