Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi ô chữ dạy luyện từ và câu lớp 3A Trường Tiểu Học Vạn Thạnh 2"

 Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh học tập một cách tích cực chủ động, tự giác là một yêu cầu cấp thiết đối với ngành giáo dục. Một trong những mục tiêu của việc đổi mới chương trình SGK phổ thông là: "Đổi mới phư¬ơng pháp dạy và học, phát huy t¬ư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh." ( Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 16- 6- 2001)

 Có nhiều yếu tố góp phần quyết định sự thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học và trò chơi học tập là một yếu tố như vậy. Ở Tiểu học hoạt động chơi không còn là chủ đạo đối với học sinh. Song cùng với học, chơi là nhu cầu không thể thiếu và nó giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa đối với các em. Nếu ta tổ chức cho HS vui chơi một cách hợp lí, khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả giáo dục rất cao.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm “ Thiết kế trò chơi ô chữ dạy luyện từ và câu lớp 3A Trường Tiểu Học Vạn Thạnh 2", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân làng đến cúng tế, hội họp hay bầu cử. 7. (7 chữ cái) Gần nghĩa với xóm làng. 8. (7 chữ cái) Khu đất xung quanh nhà hoặc khu đất rộng trồng cây ăn quả. 1 N 2 Ô 3 N 4 G 5 T 6 H 7 Ô 8 N Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: giếng nước, ngô đồng, cánh đồng, đường làng, con trâu, đình làng, thôn xóm, vườn cây. CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG HỌC * Ô chữ: HOẠT ĐỘNG 1. MỤC ĐÍCH: - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ ngữ về trường học. Tìm nhanh các từ từ ngữ chỉ hoạt động ở trường. - HS thêm yêu và gắn bó với trường. 2. CHUẨN BỊ - Máy chiếu (Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS). - Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang. Gợi ý: Các từ hàng ngang là từ chỉ hoạt động quen thuộc của HS trong nhà trường. Ngoài các chữ cái trong từ hàng dọc, GV đưa thêm các chữ cái đầu của mỗi hàng ngang trong trường hợp HS gặp khó khăn. 1. (7 chữ cái) Ngoài học tập, ở trường học sinh còn được làm gì khác? 2. (5 chữ cái) Tên một trò chơi dân gian. 3. (11 chữ cái) Một hoạt động sinh hoạt Đội. 4. (6 chữ cái) Hoạt động chủ yếu của học sinh ở trường. 5. (9 chữ cái) Hoạt động cùng hát tập thể . 6. (7 chữ cái) Hoạt động vệ sinh trường lớp. 7. (7 chữ cái) Trong giờ Mĩ thuật, các em thường được làm gì? 8. (8 chữ cái) Một hoạt động giúp trường lớp thêm xanh. 1 V H 2 K O 3 S Ạ 4 H T 5 H Đ 6 L Ộ 7 V N 8 T G Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt là: vui chơi, kéo co, sinh hoạt sao, học tập, hát đồng ca, lao động, vẽ tranh, trồng cây. CHỦ ĐIỂM SÁNG TẠO * Ô chữ: SỰ SÁNG TẠO 1. MỤC ĐÍCH - Mở rộng và tích cực hoá vốn từ về sáng tạo. - Rèn kĩ năng tìm nhanh các từ chỉ trí thức. 2. CHUẨN BỊ - Máy chiếu (Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS). - Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang, mỗi hàng ngang là là từ chỉ đức tính tốt của trẻ em. Gợi ý: Từ hàng ngang là các từ chỉ người trí thức, em hãy dựa vào các chữ cái trong từ hàng dọc và dựa vào các hoạt động, đặc đểm của ngừơi trí thức để tìm đáp án. 1. (8 chữ cái) Nghiên cứu về lịch sử. 2. (11 chữ cái) Thiết kế những ngôi nhà. 3. (6 chữ cái) Chế thuốc chữa bệnh. 4. (6 chữ cái) Làm báo. 5. (10 chữ cái) Vẽ đồ hoạ nhà cửa. 6. (12 chữ cái) Hiểu biết rất rộng. 7. (6 chữ cái) Sáng tác thơ. 8. (6 chữ cái) Sáng tác âm nhạc. 9. (8 chữ cái) Dạy học. 1 S 2 Ự 3 S 4 Á 5 N 6 G 7 T 8 Ạ 9 O Đáp án: Các từ hàng ngang lần lượt là: nhà sử học, kĩ sư xây dựng, dược sĩ, nhà báo, kiến trúc sư, nhà thông thái, nhà thơ, dược sĩ, giáo viên. CHỦ ĐIỂM LỄ HỘI * Ô chữ: HỘI VUI 1. MỤC ĐÍCH: - Củng cố và hệ thống hoá từ ngữ về lễ hội. - Rèn kĩ năng tìm nhanh các từ ngữ chỉ các trò chơi trong lễ hội và hội. 2. CHUẨN BỊ - Máy chiếu (Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS). - Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang. Gợi ý: Dựa vào các gợi ý và các chữ cái đã có ở hàng dọc, em hãy tìm tên một số hội thường được tổ chức trong những lễ hội hoặc những ngày hội lớn. 1. (7 chữ cái) Hội có sự trổ tài những chiếc diều đủ loại. 2. (6 chữ cái) Hội có sự tham gia của các đô vật. 3. (7 chữ cái) Hội được tổ chức trên sông. 4. (6 chữ cái) Hội thường được tổ chức ở Tây Nguyên. 5. (7 chữ cái) Hội có sự góp công của các chú ngựa. 6. (6 chữ cái) Hội là dịp để các liền anh, liền chị đua tài. 1 H 2 Ộ 3 I 4 V 5 U 6 I Đáp án: Các hội được nhắc đến trong ô chữ lần lượt là: Thả diều, hội vật, bơi trải, đua voi, đua ngựa, hội lim. * Ô chữ: HOẠT ĐỘNG Mỗi hàng ngang là một số hoạt động và trò chơi thường được tổ chức trong các lễ hội hoặc hội. Em hãy dựa vào gợi ý để tìm ra tên các hoạt động và trò chơi đó. 1. (6 chữ cái) Gà chọi, đá, mổ 2. (9 chữ cái) Trống, dây chão, hai đội 3. (9 chữ cái) Xe đạp, về đích 4. (9 chữ cái) Vua, xe, tốt 5. (9 chữ cái) Giá đu, nam nữ thanh niên 6. (9 chữ cái) Mâm lễ, đầu 7. (9 chữ cái) Chú tễu 8. (9 chữ cái) Hương, hoa quả. 1 H 2 O 3 Ạ 4 T 5 Đ 6 Ộ 7 N 8 G Đáp án: Các từ ngữ hàng ngang lần lượt là: Chọi gà, kéo co, đua xe đạp, chơi cờ tướng, đánh đu, đội lễ, múa rối nước, cúng phật. CHỦ ĐIỂM BẢO VỆ TỔ QUỐC * Ô CHỮ: ANH HÙNG 1. MỤC ĐÍCH: - Củng cố và hệ thống hoá từ ngữ về bảo vệ Tổ quốc - Rèn khả năng ghi nhớ các anh hùng của dân tộc và giáo dục truyền thống dân tộc. 2. CHUẨN BỊ - Máy chiếu (Hoặc: Kẻ trên giấy rôki loại to để hoạt động cả lớp và in phiếu học tập tới từng HS). - Dựa vào từ hàng dọc trong ô chữ hãy tìm các từ hàng ngang. Gợi ý: Mỗi hàng ngang có ghi tên một anh hùng, em hãy dựa vào gợi ý để tìm đúng tên các anh hùng đó. 1. (14 chữ cái) Triệu Việt Vương 2. (9 chữ cái) Nữ tướng cưỡi voi đánh giặc 3. (9 chữ cái) Anh hùng áo vải 4. (9 chữ cái) Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt nam 5. (9 chữ cái) Nhân dân tôn ông là Bố Cái Đại Vương 6. (12 chữ cái) Đại phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng 7. (12 chữ cái) Đại phá quân tống trên sông Như Nguyệt 1 A 2 N 3 H 4 H 5 Ù 6 N 7 G Đáp án: Các anh hùng lần lượt là: Triệu Quang Phục, Trưng Trắc, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lí Thường Kiệt. 4. Hiệu quả của đề tài Qua thời gian đưa trò chơi ô chữ trong các tiết dạy ôn tập về từ, các ô chữ phát huy năng lực các đối tượng học sinh giỏi khá, trung bình yếu trong lớp. Học sinh thực hiện tìm từ một cách chắc chắn. Từ đó việc ứng dụng viết câu viết đoạn văn của các em đã khắc phục được các thiếu sót về sử dụng từ không đúng mà trước đây các em thường mắc phải. Kết quả cụ thể như sau: Lớp Tổng số HS 1 à 4 5 à 6 7 à 8 9 à 10 SL % SL % SL % SL % 3A 24 / / 2 8,3 5 20,8 17 70,9 III. KẾT LUẬN 1. Nội dung, ý nghĩa của đề tài Trong suốt quá trình khảo sát, nghiên cứu, tôi nhận thấy chất lượng dạy và học tăng lên rõ rệt: - Không khí thi đua giữa các tổ, nhóm và cá nhân trong lớp học sôi nổi, hào hứng, học sinh tự giác học tập. Hiệu quả của đôi bạn học tập được phát huy một cách tối đa qua cách làm việc theo từng cặp; - Khả năng giao tiếp, năng lực tự học của học sinh đựơc phát huy một cách triệt để. Trước kia, đối với những học sinh Trung bình, các em rất ngại tìm từ theo chủ đề, sau khi được giải các ô chữ các em bớt tự ti và chủ động làm được bài và mạnh dạn hơn trong học tập; - Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng vận dụng kiến thức vào việc thực hành rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học tập. 2. Bài học kinh nghiệm Tôi hy vọng sự thành công qua đề tài: " Thiết kế trò chơi ô chữ phân môn luyện từ và câu lớp 3A Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 " sẽ góp phần thắng lợi trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đề tài tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: - Nghiên cứu chương trình để nắm bắt nội dung một cách chắc chắn và có hệ thống. - Nghiên cứu nội dung kiến thức cơ bản trên cơ sở đó sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức cho phù hợp đối tượng học sinh trong lớp. - Trong dạy học ngoài việc đảm bảo chắc chắn kiến thức cơ bản người giáo viên cần tạo cho học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi sáng tạo các bài tập dưới hình thức trò chơi gợi mở trí thông minh của các em học sinh, kích thích học sinh say mê môn học. - Khi thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập phải đảm bảo các yêu cầu: Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học; phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh; phải tổ chức sao cho tất cả mọi học sinh trong nhóm đều được tham gia; không để thời gian chơi kéo dài, ảnh hưởng đến việc học hoặc làm trẻ mất đi hứng thú; luôn quan tâm, khích lệ, động viên, tránh làm cho học sinh không hoàn thành nhiệm vụ khi chơi. - Thực hiện xây dựng hệ thống câu hỏi, các cách thực hiện cho từng bài tập và cần dự kiến các tình huống có thể nảy sinh để giải quyết cho thấu đáo. - Giáo viên cần chủ động trong mọi tình huống, gợi cho học sinh suy nghĩ. Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, tạo thói quen tự học, tự tìm tòi kiến thức. - Trong giảng dạy nghiên cứu người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ tránh nôn nóng khi chưa thấy kết quả. Tìm cách khắc phục những điểm yếu, những điểm chưa phù hợp để lựa chọn được phương pháp tối ưu. - Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn phục vụ đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay. 3. Đề xuất a. Đối với giáo viên - Tích cực tham gia tích luỹ kiến thức để tập trung nghiên cứu các phương pháp đổi mới ở tất cả các môn học ở bậc Tiểu học. - Có tinh thần hăng hái, nhiệt tình trong công tác, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề. - Yêu thương học sinh, tận tình trong công tác giảng dạy. b. Đối với tổ chuyên môn - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, thảo luận sâu sắc cách viết và làm sáng kiến kinh nghiệm. c. Đối với nhà trường - Hàng năm cần tiếp tục phát động sâu rộng phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. IV. LỜI KẾT Trên đây, tôi vừa trình bày phương pháp " Thiết kế trò chơi ô chữ dạy luyện từ lớp 3A Trường Tiểu học Vạn Thạnh 2 ". Một phần, tôi muốn góp phần nhỏ vào phương pháp dạy học môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung, phương pháp dạy Luyện từ và câu nói riêng. Một phần, tôi muốn trình bày ý kiến của mình để các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến xây dựng để cho phương pháp dạy học của tôi hoàn thiện hơn. Kính mong các đồng nghiệp xem xét và nhiệt tình góp ý kiến cho tôi để tôi có nhiều thành công trong sự đổi mới phương pháp dạy học hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Vạn Thạnh, ngày tháng năm 2013 Người viết Nguyễn Thị Thùy Tâm MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng nghiên cứu 1 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Cơ sở lí luận 2 2. Thực trạng của dạy và học 3 3. Các biện pháp tiến hành 3 III. KẾT LUẬN 15 1. Nội dung, ý nghĩa của đề tài 15 2. Bài học kinh nghiệm 15 3. Đề xuất 16 IV. LỜI KẾT 16

File đính kèm:

  • docLuyen tu va cau 3A.doc
Giáo án liên quan