Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng hiệu quả dạy học bằng một số phương pháp mới trong lịch sử THCS - Nam học 2009-2010 - Võ Duy Phương

Nhìn chung vấn đề học tập của các em học sinh ở trường THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ động, học vẹt, khi ngồi học trên lớp với một tình trạng gò bó, o ép nhận kiến thức cho nên dẫn đến tình trạng các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em không nhớ, hay quyên mất một từ đầu câu thì sẽ quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm thế nào các em học sinh không thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến thức lịch sử, thì qua quá trình giảng dạy ở trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, kinh nghiệm rút được về phương pháp đổi mới dạy học trong môn lịch sử.

Qua hơn 7 năm giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Thừa Đức tôi nhận thấy với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành đồng bộ và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Việc quan tâm bồi dưỡng thay đổi phương pháp dạy học hàng năm vận được tiến hành đồng bộ, thường xuyên cũng đã góp phần làm cho cách học và cách dạy của giáo viên, học sinh có phần khởi sắc. Bản thân không ngừng tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách truyền đạt mới với phương châm lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn cho học sinh giải quyết vấn đề.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tăng hiệu quả dạy học bằng một số phương pháp mới trong lịch sử THCS - Nam học 2009-2010 - Võ Duy Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cụ thể trong bài giảng. Ứng dụng một bài giảng sử dụng lược đồ hợp lí với tình huống làm quen đóng vai sự kiện lịch sử ở lớp 6. Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức. - Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là việc thiết thực đem lại quyền lợi cho dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43), nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta. 2. Tư tưởng, tình cảm. - Học sinh biết được tinh thần bất khuất của dân tộc ta. - Mãi mãi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng. 3. Về kỉ năng. - Kĩ năng đọc lược đồ lịch sử, trình bày bày sự kiện bằng lược đồ lịch sử. - Bước đầu làm quên với phương pháp kể chuyện lịch sử và thơ ca về lịch sử. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên Lược đồ câm cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Thơ ca nói về cuộc khởi nghĩa, câu chuyện lịch sử, tranh ảnh đền thờ Hai Bà Trưng. 2. Học sinh - Vở bài soạn - Tranh ảnh, thơ ca sưu tầm về Hai Bà Trưng III. Tiến trình bài dạy Kiểm tra bài cũ. Dạy bài mới. Giới thiệu bài mới: GV có thể khái quát bài học trước để dẫn HS vào bài Cấu trúc giáo án 1: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập ? *Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm của Hai bà Trưng sau khi giành được độc lập *Phương pháp : Vấn đáp cá nhân , nhóm, trực quan Giáo viên Học sinh Ghi bảng Gv nhắc lại mục đích của cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sau đó chia lớp thành 2 nhóm trả lời câu hỏi Nhóm 1: F em hãy cho biết những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại độc lập ? F GV cho nhóm 2 nhận xét kết quả của nhóm 1. Nhóm 2: F Em hãy rút ra nhận xét những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại độc lập ? F GV cho nhóm 1 nhận xét kết quả của nhóm 2. F Tác dụng của những việc làm đó ? F Nge tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trung thắng lợi, Vua Hán đã làm gì ? F Vì sao nhà Hán chỉ hạ lệnh chuẩn bị mà không hạ lệnh tấn công ngay ?( Hs thảo luận 2’). -) Gv dẫn dắt liên kết sang phần nội dung tiếp theo 2 sgk hs đọc mục 1 sgk - Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh, Phong tước cho những người có công, bỏ lao dịch và xá thuế cho dân. - Khẳng định độc lập chủ quyền, là những việc làm thiết thực, cần thiết trong hoàn cảnh bây giờ =) thể hiện là vị vua anh minh có lòng thương dân, lo cho nước - Ổn định đời sống nhân dân, tình hình xã hội, thúc đẩy tinh thần đoàn kết toàn dân, cũng cố lực lượng, giữ gìn độc lập. - Hà lệnh cho các quận ở phía nam chuẩn bị lục lượng, xe, thuyền, lương thực để sang đàn áp. -) Gv chỉ trên bản đồ các quận ở phí nam của Trung Quốc cho Hs xác định. - Nhà Hán còn lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Hán. - Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. - Phong tước cho những người có công. - Bỏ lao dich và xá thuế cho dân. -) Thể hiện ý chí quyết tâm của chính quyền độc lập. 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào ? *Hoạt đông 2: tìm hiểu diễn biến , kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng chống quân xâm lược nam hán ( 42-43) *Phương pháp: vấn đáp cá nhân, nhóm, trực quan, sánh vai, kể chuyện thơ ca - Để làm nổi được phần này gv phải chuẩn bị một lược đồ câm, thơ về cuộc kháng chiến, dự định phân vai nhẽ cho hs. F Năm 42 quân Hán do ai chỉ huy kéo vào nước ta ? F Vì sao Mã Viện được chọn làm tướng chỉ huy ? GV treo lược đồ câm, hướng dẫn hs làm câu hỏi sau: =) Gv cho hs tiến hành câu hỏi thảo lụân đóng vai, kết hợp trình bày lược đồ câm (5 phút). Nhóm 1: Trình bày âm mưu, kế hoạch tấn công của quân Hán năm 42 và 43 ? Nhóm 2: Trình bày kế sách đối phó của Hai Bà Trưng trong suốt toàn cuộc kháng chiến ? =) GV yêu cầu đại diện nhóm 1 đóng vai quân địch lên trình bày kế hoạch tấn công, kết hợp dán mũi tên lên lược đồ câm.( HS trình bày xong cho cả lớp khuyến khích bạn một tràng pháo tay). F Gv yêu cầu nhóm 2 đứng lên nhận xét kết quả của nhóm 1. =) GV yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày kế sách đối phó, kết hợp dán mũi tên lên lược đồ câm ?.( HS trình bày xong cho cả lớp khuyến khích bạn một tràng pháo tay). F Gv yêu cầu nhóm 1 đứng lên nhận xét kết quả của nhóm 2. F Vậy kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Hán 42-43 như thế nào ? =) Gv trình bày lại một lần về cuộc khang chiến chống quân Hán của Hai Bà Trưng đã định hình trên bảng.( Yêu cầu một em lên trình bày lại cuộc kháng chiến). F Qua cuộc kháng chiến em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của Hai Bà Trưng ? Gv dán 4 câu thơ lên bảng đã chuẩn bị: “ Đàn bà con gái nước nam, Cượi voi đánh trống trong rừng chạy ra. Cũng toan gánh vác sơn hà, Cho giặc bắc thấy được đàn bà nước nam”. Gv phân tích khắc sâu hình ảnh nhân vật anh dũng của Hai Bà Trưng trong cuộc kháng chiến. F Tại sao sau cuộc kháng chiến kết thúc tên tướng Mã Viện lại nhớ rất kỉ về vùng đất Lãng Bạc ? F Vì sao nhân dân ta lại lập bàn thờ thờ Hai Bà Trưng ? F Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ? Hs đọc phần 2 sgk - Do Mã Viện chỉ huy - Mã Viện là một tướng tài, nhiều kinh nghiệm, từng chinh chiến ở phương nam. - Hs thảo luận nhóm - Hs thảo luận nhóm - Hs tiến hành trình bày trên bảng. - Hs tiến hành trình bày trên bảng. - Cuộc kháng chiến bị thất bại. Tháng 3 năm 43 Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt ở Cấm Khê. -Tinh thần anh dụng, kiên cường, quyết tâm đáng giặc, thà chết chứ không để giặc bắt. - Đây là vùng đất hiểm trở, tình thần chiến đấu dụng cảm của nhân dân ta, một tên tướng giỏi của Mã Viện cũng phải bỏ mạng ở đây. - Tỏ lòng biết ơn Hai Bà Trung, bảo vệ độc lập dân tộc. - Tiêu biểu ý chí quật cường bất khuất của dân tộc, vì độc lập dân tộc. - Tháng 4 năm 42 Quân Hán tấn công Hợp Phố, quân ta chống trả rồi rút lui. - Sau khi chiếm Hợp Phố, Mã Viện chia quân thành 2 đạo thuỷ, bộ tiến vào nước ta. - Hai Bà Trưng cho quân ra nghênh chiến ở Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. - Thế giặc mạnh, quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh. - Mã Viện đuổi theo, Hai Bà Trưng chiến đấu oanh liệt và hi sinh ở Cấm Khê năm 43, Kháng chiến kết thúc. - Ý nghĩa :Tiêu biểu ý chí quật cường bất khuất của dân tộc, vì độc lập dân tộc 3. Cũng cố: F Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập ? F Yêu cầu một bạn lên trình bày lại diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Hán năm 42- 43 của Hai Bà Trưng ? F ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Hán ? 4. Dặn dò: Học bài làm bài tập trong sách giáo khoa. Về nhà tập trình bày lại cuộc kháng chiến chống quân Hán năm 42- 43? Xem Trước bài “ Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế ? C. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm- Đế nghị - Thông qua việc áp dụng những phương pháp trên, tôi đã dạy và có được những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báo. - Song ,trong thực trạng hiện nay trong nhà trường đã có cấp rất nhiều thiết bị phục vụ cho dạy học. Tuy nhiên đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao, và đổi mới phương pháp dạy học trong môn lịch sử thì tôi có đề nghị một số yêu cầu sau: Các cơ quan thiết bị trường học cần có rất nhiều tranh ảnh và các di tích lịch sử, di sản văn hoá. Đặc biệt các lược đồ, bản đồ treo tường được cấp về quá ít và hầu như không có lược đồ câm, trong khi đó hiệu quả sử dụng của loại lược đồ này lại rất cao trong tiết học. Nhà trường cần đầu tư mua thêm một số tư liệu, tài liệu nghiên cứu lịch sử, cách giảng dạy phương pháp mới trong lịch sử. Đa số sách tham khảo thì giá tiền rất cao trong khi đó lương của giáo viên quá ít để chi cho việc mua sách để nâng cao trình độ chuyên môn. Các cơ quan cấp thiết bị dạy học cần nghiên cứu và đổi mới các thiết bị đồ dùng dạy học. Chứ có một thực trạng là đồ dùng cấp về không có sự đổi mới thậm chí còn khó hiểu, sử dụng hiệu qủa không cao. Năm sau cấp trùng với các thiết bị năm trước, cái thì nhiều cái thì không có. Đây là một thực trạng phổ biến hiện nay trong các nhà trường, không nhận thì không được, nhận thì thừa, cái thiếu thì không cấp. Cần thường xuyên hơn nữa việc tập huấn đổi mới phương pháp dạy học đồng bộ cho từng giáo viên. Đề nghị quý cấp cần xem xét và có thể đưa bộ môn lịch sử trở thành một môn bắt buộc giống như những môn toán, lý, hoá, văn Trong các tiêu chí đánh giá học sinh. II. Ý nghĩa của SKKN Trên đây là một số phương pháp đổi mới trong dạy học về sử dụng tốt, hiệu quả đồ dùng dạy học cộng với phương pháp kể chuyện kết hợp với thơ ca, đặc biệt làm quen với phương pháp đóng vai trong tiết học lịch sử ở bậc THCS. Chắc chắn sẽ làm cho học sinh hứng thú học, yêu thích bộ môn lịch sử hơn, nhận thức đúng về việc học tập môn lịch sử đúng mức. Từ đó hình thành cho học sinh một thói quen tư duy, ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử, khắc sâu trí nhớ. Cải thiện tình trạng học vẹt của học sinh, học theo lối thụ động, đối phó. Phát huy được mục tiêu giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, thầy giáo là người hướng dẫn, chứ không phải thầy giáo là người hát cho học sinh nghe. IV. Khả năng ứng dụng Sau khi áp dụng thành công đề tài vào thực tế giảng dạy ở khối 8, tôi sẽ tiếp tục áp dụng để giảng dạy các khối lớp khác để chỉnh sữa , rút kinh nghiệm đạt hiệu quả cao hơn IV. Hướng nghiên cứu tiếp theo Trên đây là một trong những kinh nghiệm của tôi rút ra trong quá trình dạy học môn lịch sử, sự hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không trách khỏi sai sót, rất mong đựơc sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp Châu Hưng ngày 20 tháng 12 năm 2010 Người viết Võ Duy Phương MỤC LỤC Phần mở đầu I. Bối cảnh của đề tài 02 II. Lý do chọn đề tài 02 III .Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 02 IV. Mục đích nghiên cứu 02 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 02 Phần nội dung I.Cơ sở lí luận 03,04 II. Thực trạng của vấn đề 04 III. Giải pháp thực hiện 04,05,06, IV. Hiệu quả đạt được 06,07,08,09,10,11,12 Phần kết luận I.Bài học kinh nghiệm 12,13 II. Ý nghĩa của SKKN 13 III. Khả năng ứng dụng triển khai 13 IV. Đề xuất kiến nghị 13

File đính kèm:

  • docSKKN LS.doc
Giáo án liên quan