Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức một số trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh

 Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện. Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích, để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức một số trò chơi toán học lớp 1 nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào - Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em xung phong. Ví dụ em xướng to 1 số trong phạm vi 100 chẳng hạn “58 và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 42 rồi chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là e C phải nói tiếp “bằng 16”. Nếu C nói đúng thì được quyền xướng to 1 số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn A nói “58 truyền cho B, mà B nói trừ “49 tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh. * Lưu ý : + Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ... + Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ ) và có thể thay đổi hình thức “truyền”. Ví dụ : 1 em hô to 10 + 8 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 18. + Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em. Trò chơi : Ai nhiều điểm nhất (Tiết 111 : Luyện tập) - Mục đích : + Luyện tập củng cố kỹ năng cộng 2 số trong phạm vị 100 ( cộng không nhớ ) + Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm - Chuẩn bị + 2 cây chậu cảnh có đánh số 1, 2 + Một số bông hoa bằng giấy màu cứng, mặt trước màu trắng ghi các phép tính như 32 + 17 47 + 21 26 + 13 27 + 41 37 + 12 6 + 23 + Phấn màu + Đồng hồ theo dõi thời gian + Chọn 3 học sinh khá nhất lớp làm giám khảo và thư ký - Cách chơi : Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình. Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác. Cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Sau khi giáo viên hô hết giờ thì 2 đội mỗi đội cử 1 đại diện lên đọc lần lượt từng phép tính trên cây của mình đồng thời giơ cho cả lớp xem bông hoa đó. Giám khảo đánh giá và thư ký ghi lại kết quả. - Cách tính điểm : + Mỗi phép tính đúng được 10 điểm + Tổng hợp số điểm của từng đội. Đội nào nhiều đuểm hơn là đội đó thắng cuộc. * lưu ý : Sau giờ chơi giáo viên nêu nhận xét đánh giá các đội chơi khuyến khích tổ giám khảo, thư ký, nhắc nhở các em những sai sót vấp phải để lần sau các em chơi tốt hơn. Trò chơi : “ Cứu công chúa” Áp dụng trong tiết 112: Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ) * Chuẩn bị : GV chuẩn bị một tờ giấy rô ki to, trên đó có vẽ đường đi cứu công chúa qua 3 chặng đường , chẳng hạn chặng 1 qua một cánh rừng, chặng 2 qua một con song, chặng 3 qua một ngọn núi rồi đến nhà công chúa bị giam. Hoặc đơn giản hơn chỉ vẽ một đường thẳng trên đương thẳng có vẽ 3 điểm gì (1, (2), (3) tượng trưng cho nhà của ba tên phù thuỷ sẽ ra câu đố . * Luật chơi : Chia lớp thành 2 đội .Cùng nhau giải 3 câu đố của phù thuỷ để cớu công chúa . Đội nào giải được nhiều hơn tức là cớu được công chúa _ Câu đố : Tuổi chị là bảy Tuổi em là ba Cộng cả tuổi bà Vừa tròn bảy chục Đố em tính được Tuổi bà bao nhiêu? + Có hai túi hạt dẻ .Túi thứ nhất đựng 36 hạt, nếu lấy 6 hạt từ túi thứ nhất sang túi thứ hai thì số hạt hai túi bằng nhau. Hỏi lúc đó mỗi túi có bao nhiêu hạt dẻ? + Hãy nêu một bài toán dựa vào phép tính sau: 37 - 12 Trò chơi : Tìm bạn Áp dụng trong tiết 113 : Phép trừ trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ) Mục đích : Luyện tập tính nhẩm , tính nhanh phép trừ không nhớ trong phạm vi 100 kết hợp luyện tinh mắt. - Chuẩn bị : GV chuẩn bị 9 chiếc thẻ hình chữ nhật , kích thước 10 X 15 cm có dây đeo. Trên thẻ có ghi các phép tính chia làm 3 nhóm , các phép tính có cùng nhóm là các phép tính có kết quả như nhau. Chẳng hạn 98 - 78 47 - 26 40 - 20 76 - 32 57 - 13 36 - 15 28 - 7 62 - 42 89 - 45 - Cách chơi : Giáo viên gọi 9 học sinh lên bảng theo tinh thần xung phong . Phát cho mỗi học sinh một thẻ. Học sinh đeo thẻ của mình trước ngực , mặt có phép tính quay ra ngoài . Mỗi em tính nhẩm các phép tính trên thẻ của mình để tìm ra kết quả , rồi tìm người nào có kết quả giống mình rủ nhau đứng thành một nhóm. Nhóm nào tập hợp nhanh và đúng thì được khen. Cá nhân nào tính sai và đứng sai nhóm thì phải hát một bài tặng cả lớp. Trò chơi : Câu trả lời đúng * Mục đích : Học sinh biết tìm số lượng đoạn thẳng ,hình tam giác và hình vuông, . * Chuẩn bị: Tờ bìa có vẽ 2 hình vẽ sau: *Cách chơi : - Giáo viên chia các nhóm thành các nhóm 4 học sinh. - Giáo viên treo tờ bìa có hình vẽ như trên và nêu : Bạn Nam nói hình trên có 9 hình tam giác và 3 hình vuông. Bạn Nam nói có đúng không ? - Giáo viên đếm từ 10 đến 0 nhóm nào có câu trả lời nhanh và đúng thì nhóm đó thắng cuộc chơi. * Lưu ý : Trong khi giáo viên đếm mà nhóm nào giơ tay hoặc nêu thì nhóm đó đã phạm luật và bị loại khỏi cuộc chơi. Trò chơi : Đồ dùng học tập của em ( Tiết : Giải toán có lời văn – Trang 117, Luyện tập trang 121, 122, 150, 151,) * Mục đích : Rèn kỹ năng đọc hiểu tóm tắt dề toán và giải bài toán có lời văn * Chuẩn bị : - Một số tranh bông hoa : hoa hồng , hoa sen, hoa đào ( tranh nhỏ) - Một ssó thẻ ghi tóm tắt đề toán ở mặt trước và đáp số ở mặt sau - Sân chơi : vẽ các ô , mỗi ô đặt 1 thẻ theo thứ tự sơ đồ dưới đây Sách có : 5 quyển Vở có : 4 quyển Có tất cả : quyển? Có : 10 bút chì Đã dùng : 6 bút chì Còn : bút chì ? Có : 12 bút xanh Có : 3 bút đỏ Có tất cả : cái bút ? Có : 18 viên phấn Đã viết : 10 viên phấn Còn : viên phấn? * Cách chơi : Giáo viên cho lần lượt các em chơi Các em lần lượt bước vào từng ô . Bước vào ô nào phải giải miệng đề toán trong ô đó . Sau đó đọc to đáp số của bài toán , Chẳng hạn ô thứ nhất em phải nhẩm có tất cả là 5 + 4 = 9 quyển rồi nói to “Đáp số 9 quyển” sau đó lật mặt sau của tấm thẻ để kiểm tra đáp số. Nếu đúng thì bước tiếp sang ô thứ hai .. Nếu sai thì em đó bị loại và em khác lên chơi. * Cách tính điểm : Nếu mỗi ô đúng thì được thưởng một bông hoa. Riêng ô cuối cùng thì được thưởng 2 bông hoa.Sau cuộc chơi nếu ai nhiều bông hoa nhất thì người đó sẽ thắng cuộc. Lưu ý : Sau mỗi em chơi giáo viên có thể thay đổi các thẻ để có đề toán khác . Trò chơi : Hái hoa dân chủ (Áp dụng trong những tiết ôn toán cuối năm) * Mục đích : Rèn các kỹ năng tính nhẩm cộng, trừ, kỹ năng giải toán. * Chuẩn bị : Một cây cảnh, trên có đính các bông hoa bằng giấy màu trong có các đề toán. Chẳng hạn - Em hãy đọc bảng cộng trong phạm vi 8. - Em hãy đọc bảng trừ trong phạm vi 9. - Nhà Lan nuôi 10 con gà mái và 20 con gà trống . Hỏi nhà Lan nuôi tất cả mấy con gà? - Tổ em có 5 bạn nam và 4 bạn nữ . Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu bạn? - Kim ngắn chỉ số 5, kim dài chỉ số 12. Hỏi là mấy giờ ? * Phần thưởng: thước kẻ , bút chì , viên phấn * Cách chơi : Cho các em chơi trong lớp. Lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được một phần thưởng. Kết quả thực nghiệm Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi toán học đã nêu trên vào tiết học. Không những học sinh nắm được kiến thức bài hoc mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. - Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. - Chấm điểm của bài làm sau nhưng tiết học có trò chơi. Số bài Điểm : 1,2 3,4 5,6 7,8 % 9,10 % 28 0 0 0 12 42.9% 16 57.1% - Điều đáng mừng là các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học toán cho các em lòng yêu thích, ham mê môn toán. C. KẾT LUẬN Trong quả trình tổ chức dạy học theo trò chơi học tập , bản thân tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau : Phải tổ chức trò chơi phù hợp với yêu cầu và kiến thức kỹ năng của bài dạy. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho mỗi trò chơi. Phổ biến luật chơi , cách tiến hành ngắn gọn , rõ rang và học sinh phải nắm vững trước khi tổ chức trò chơi. Quản lý theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân và của nhóm. Tổ chức trò chơi tạo được không khí vui tươi “Học mà vui , vui mà học”để các em hứng thú tham gia . Là giáo viên dạy lớp 1 nên cần chịu khó và gần gũi , thân mật với các em để biết được tâm lý , tính tình của từng em, tuyệt đoioí không được chê bai nhiều , làm cho các em măcvj cảm mà phải động viên khuyến khích là chính. Để việc tổ chức trò chơi học tập cho học sinh đạt kết quả tốt , các cấp quẩn lý , nhà trường và giáo viên cần đầu tư hơn nữa về trang thiết bị dạy học sử dụng trong quá trình tổ chức trò chơi. Đây chỉ là một số kinh nghiệm và những đề xuất nhỏ mà chúng tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy lớp 1qua các năm công tác, rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ta không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ làm cho các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có được cơ hội tự khẳng định mình và tự đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút . Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn toán lớp 1 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế các trò chơi cho phù hợp. Song để tổ chức được trò chơi toán học có hiệu quả đòi hỏi mỗi người thầy phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. Nghĩa Đồng, ngày tháng năm 2014 Người viết

File đính kèm:

  • docSKTCTOAN1.doc
Giáo án liên quan