Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện

- Với những biện pháp giúp trẻ làm quen tác phẩm văn học trong đề tài

này, nếu được ứng dụng sẽ giúp các giáo viên trong tổ chuyên môn của

trường có thêm những kinh nghiệm trong quá trình giang dạy, đắc biệt là

biện pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua môn văn học

thể loại truyện kể, giúp trẻ giao tiếp, mạnh dạn tự tin trước mọi người.

- Vì chưa hiểu tầm quan trọng của việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

mạch lạc trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nên hầu như giáo viên

chưa chú ý đến việc thay đôỉ nội dung và cách thức giúp trẻ tiếp cận với

tác phẩm văn học, tạo tình huống cho trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn

học một cách nhẹ nhàng và hợp lí.

- Quá trình tổ chức cho trẻ cô chưa chú ý đến các hệ thống câu hỏi để

giúp trẻ được tư duy và và làm quen với tác phẩm văn học một cách dễ

dàng

pdf25 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhằm phát triển thính giáng âm vị ( cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài đồng dao). Tôi tạo mọi điều kiện để trẻ tập trung chú ý luyện khả năng chú ý thính giác cho trẻ thông qua các bài tập, trò chơi (tai ai thính, ai đoán giỏi), Cố gắng phát âm đúng, không phát âm sai vì trẻ hay bắt chước. Sửa lỗi phát âm cho trẻ khi phát âm sai mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động hàng ngày. Tháng 11 + 12: Tôi tập trung vào việc làm thế nào để tăng vốn từ cho trẻ? Giáo viên cần nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ nhiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động cảu cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp: Con có cái ca, cô cắt quả cà, con cầm cái ca, cùng cười ha ha. Có con ba ba, đội nhà đi trốn, bì bà bì bõm, bé bắt ba ba. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 18 Bà bảo bé, bé búp bê, bé bồng, bé bé, búp bê ngoan nào. Có những trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi đố con gì kêu, đố ai kể được nhiều nhất, đố ai nhanh , đố ai nói giỏi, đố ai nói ngược. Tháng 1 + 2: Vẫn xuyên suốt hai nhiệm vụ ở trên nhưng tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các bài thơ, đồng dao đặc biệt là những câu chuyện kể đầy lôi cuốn và hấp dẫn. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ nghĩa. Tháng 3 +4 +5: Tôi xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. Ví dụ: Trẻ “ nói theo mẫu câu” của một câu chuyện nào đó: “Người anh tham lam chiếm hết ruộng vườn, nhà cửa, trâu bò của cha mẹ để lại” ( Truyện cây khế) hoặc “nói nốt câu” Ví dụ: Cô nói: Bà biến thành chim vìTrẻ nói: bà muốn ba đi tìm nước uống, hoặc vì Tích Chu ham chơi không lấy nước cho bàCô lưu ý thay đổi các mẫu câu khác nhau tùy theo lứa tuổi, cho trẻ chơi từ dễ đến kh1, các mẫu câu phức tạp dần lên hoặc “đặt câu với từ”, “kể nốt truyện”, “kể chuyện”để củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Một khi đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện, đóng kịch một cách hứng thú và tự tin nhất. Làm đồ dùng đồ chơi: - Tôi tận dụng tất cả những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ chơi: Sách báo, lịch cũ, lõi giấy vệ sinh, ống lon, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. -một cách cụ thể mỗi chủ đề đều có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi của trẻ.Hàng tháng tôi và các cháu đều sử dụng những vật liệu có sẵn như giấy vụn, các laọi lá, các màu, hạt bột để xé dán thành những cuốn tranh truyện do trẻ tự làm bằng những hình ảnh sưu tẩm được, gọi ý cho trẻ tự kể chuyện theo trí tưởng tượng của trẻ. - Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy Tôi hướng dẫn trẻ làm các con rối thật xinh xắn từ những câu chuyện cổ tích trẻ được học hoặc được nghe hoặc làm các nhân vật theo sự sáng tạo của trẻ. - Khi kể chuyện tôi thường sử dụng những loại sách tranh truyện do đó việc vẽ trang trí cũng góp phần làm cho trẻ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 19 hứng thú khi nghe, xem hoặc muốn được sử dụng sách. Trẻ sẽ biết cách sử dụng sách và giữ gìn sách, tranh truyện hơn. Phối hợp với phụ huynh: - Tôi thường trao đổi, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ. - Cha mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng để trẻ bắt chước. - Khuyến khích hoặc tuyên truyền với phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác. III. PHẦN KẾT LUẬN. 1. Những vấn đề quan trọng nhất cuat đề tài. Có thể nói phát triển ngôn ngữ mạch lac cho trẻ thông qua môn vaen học thể loại truyện kể mang tính giáo dục lớn, giúp trẻ hoàn thiện cả về mặt trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ và ngôn ngữ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc còn giúp trẻ hứng thú đọc sách, tham gia tiết học sôi nổi khi được học tác phẩm văn học. Tuy nhiên qua nghiên cứu tôi thấy trẻ nói nhiều nhưng câu chưa đủ nọi dung và còn hay nói lắp, đặc biệt là thơ, về truyện thì có nhân vật có lời thoại hấp dẫn trẻ hơn. Bên cạnh đó lại có một số cháu nói ngọng nên rất ngại đọc và một số trẻ “đọc như vẹt” chứ chưa hiểu nội dung và cũng không thể hiện tình cảm của mình đối với tác phẩm, đối với nhân vật. Đứng trước thực trạng đó tôi rất băn khoăn và trăn trở nên đã mạnh dạn áp dụng phương pháp trên tại lớp tôi để giúp trẻ “Làm quen với tác phẩm văn học” đạt hiệu quả. Và những vấn đề mà giáo viên cần nắm được như sau. 1 Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của trẻ để có biện pháp giáo dục phù hợp. Vận dụng các biện pháp mọi lúc mọi nơi, chú ý đến trẻ cá biệt, luôn tạo niềm tin, sự hứng khởi cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 20 2 Càn phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật như trò chơi, thơ, ca hát, hò vè. 3 Đầu tue thời gian để nghiên cứu kỹ đề tài để có những phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất 4 Trước khi thực hiện một đề tài phải chuẩn bị chu đáo đồ dùng trực quan cũng như gợi mở kiến thức cho trẻ. Thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi nhằm giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua thể loại truyện kể. 2. Hiệu quả,tác dụng của đề tài trong phạm vi cấp học nghành học *Kết quả. Nhận thức được sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc đối với trẻ nên tôi đã dành thời gian vào việc nắm bắt khả năng cảm thụ văn học ở lớp mình , qua đó tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất có hứng thú khi được làm quen tác phẩm văn học và cảm nhận rất tốt tác phẩm. Qua đó giúp trẻ nói được nhiều hơn và sử dụng câu chính sác hơn. Để nắm bắt được trình tự nội dung tác phẩm bằng nhều hình thức như : tiến hành cho trẻ kể, đóng kịch, sử dụng rối hoặc phi ngôn ngữ. Nhưng dù ở hình thức nào thì tôi luôn đảm bảo tính vừa sức cho trẻ, nâng dần yêu cầu đối với từng trẻ Bài học kinh nghiệm Sau một năm công tác giảng dạy tại lớp 4 - 5 tuổi xóm Công trường Mầm non Mão Điền tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực sự yêu nghề mến trẻ, coi nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ quan trọng để giúp trẻ phát triển hoàn thiện sau này. - Tích cực làm đồ dùng trực quan để giúp trẻ hiểu và ghi nhớ dễ hơn. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 21 - Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ. - Giáo viên cần phát huy tính tích cực của trẻ. - Giáo viên cần tạo môi trường nghệ thuật khi dạy trẻ. - Giáo viên cần dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. - Để truyền thụ tác phẩm văn học có hiệu quả, đối với trẻ giáo viên cần phải đọc đúng, đọc hay, không đọc ngọng và truyền thụ hết cái hồn của tác giả và trong tác phẩm. Một số kiến nghị: a. Đối với Phòng: - Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề để giáo viên học tập. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy hiện nay. Tổ chức giao lưu học tập chuyên môn trong và ngoài tỉnh. b. Đối với nhà trường: - Thường xuyên mua sắm trang thiết bị giảng dạy. - Thường xuyên tổ chức học tập chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường. c. Đối với Ủy ban nhân dân xã: - Ủy ban nhân dân xã có kế hoạch xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn đẻ đáp ứng nhu cầu về phòng, lớp, thu hút trẻ đến lớp từ khi đến tuổi nhà trẻ. - Đầu tư hỗ trợ nhà trường kinh phí để mua sắm máy vi tính, đầu đĩa, ti vi, băng hình. Đây là phương tiện quan trọng nhằm giúp giáo viên viên giảng dạy để học sinh nhận thức tích cực đạt hiệu quả hơn. Lời cảm ơn Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân đã mạnh dạn áp dụng phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà tôi đã áp dụng trong năm học vừa qua và thu được một số kết quả nhất định tại lớp Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 22 tôi. Đây là kinh nghiệm nhỏ của một cá nhân nên không sao tránh khỏi những thiết xót và còn những khiếm khuyết. Rất mong được các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến, đồng nghiệm cùng trao đổi để tiếp tục tích lũy được nhiều kinh nghiệm góp phần giúp trẻ “Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn văn học thể loại kể chuyện” đạt hiệu quả hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Mão Điền, ngày 21 tháng 02 năm 2014 Người viết PHẠM THỊ QUỲNH NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG . Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 23 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . MỤC LỤC Nội dung Trang Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 24 A PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 1. lý do chủ quan 1 2. lí do khách quan 1 II. Mục đích nghiên cứu 3 III. Nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 3 V. Đóng góp của đề tài về vấn đề đặt ra. 3 B PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 Chương I: Cơ sở lý luận thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm 5 I. Cơ sở lí luận 5 II. Cơ sở thực tiễn 8 Chương II: Thực trạng của vấn đề sáng kiến 8 I Thực trạng chung 8 II. Thực trạng nơi công tác 9 1. Thuận lợi 9 2. Khó khăn 10 3.Thành công hạn chế 11 4.Mặt mạnh, mặt yếu 11 CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 8 I. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 1. Các giải pháp đã thực hiện 2.Các biện pháp cụ thể a. Chương V: Bài học kinh nghiệm Phần III: Kết luận chung I. Kết luận II. Một số kiến nghị Lời cảm ơn Nhận xét của Ban giám hiệu nhà trường 16 Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua bộ môn VH thể loại kể chuyện 25 PHẠM THỊ QUỲNH – TRƯỜNG MẦM NON MÃO ĐIỀN THUẬN THÀNH – BẮC NINH

File đính kèm:

  • pdfSKKN PHAT TRIEN NGON NGU MACH LAC CHO TRE.pdf