Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần vẽ trang trí môn mĩ thuật - Lê Thị Thanh

-Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu bài học .

- Mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác, nghệ thuật nhìn cái đẹp nên dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống .

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy học phần vẽ trang trí môn mĩ thuật - Lê Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG TH HÀ HUY TẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC PHẦN VẼ TRANG TRÍ MÔN MĨ THUẬT Người thực hiện: LÊ THỊ THANH I. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI . -Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập thì phương pháp dạy học được xem như là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo, tổ chức các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu bài học . - Mĩ thuật là nghệ thuật của thị giác, nghệ thuật nhìn cái đẹp nên dạy học mĩ thuật là tổ chức và thực hiện các hoạt động giúp học sinh nâng cao sự hiểu biết về giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống . II. NỘI DUNG : 1. Phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn mĩ thuật. -Mĩ thuật là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật.Tuy môn học cung cấp kiến thức theo những quy định chung , nhưng khi vận dụng giáo viên không đòi hỏi, không bắt buộc tất cả học sinh phải làm bài như nhau, tuân thủ một cách máy móc, rập khuôn theo cái chung. Có thể cùng một mẫu, một đề tài nhưng sản phẩm sẽ khác nhau về hình, nét, màu sắc, bố cục và cách khai thác đề tài. Cách nhìn, cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi học sinh khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm khác nhau. Kết quả học tập của học sinh phụ thuộc vào kiến thức, vào “nghệ thuật truyền đạt” của giáo viên, nhưng quan trọng hơn cả là khả năng cảm nhận của học sinh. Vì học sinh có hứng thú thì mới chịu khó suy nghĩ, tìm tòi và thể hiện bằng cảm xúc của mình. Dạy học mĩ thuật không đơn giản là dạy học kĩ thuật vẽ mà còn phải kết hợp dạy học cảm thụ thế giới xung quanh. Bắt buộc gò ép học sinh trong học mĩ thuật sẽ dẫn đến khuôn mẫu, đồng điệu. - Vì vậy người giáo viên cần lưu ý những điểm sau: +Tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài học. +Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu những vấn đề mà giáo viên giảng giải. +Tổ chức bài học sao cho học sinh tham gia vào quá trình nhận thức một cách tự giác. +Động viên, khích lệ nhằm giúp học sinh làm bài bằng khả năng và cảm xúc riêng. 2. Mục tiêu dạy học phân môn Vẽ trang trí. Vẽ trang trí giúp học sinh có cách nhìn về đường nét, mảng hình, màu sắc, đậm nhạt và bố cục. Trên cơ sở đó học sinh có thể tạo ra các họa tiết, các hình trang trí, bài trang trí đẹp, đồng thời cảm thụ được vẽ đẹp của sản phẩm mĩ thuật, đặc biệt là mĩ thuật truyền thống. 3. Các phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí. a. Phương pháp quan sát. -Quan sát để tìm hiểu đối tượng, tìm ra vẻ đẹp của đối tượng, tạo điều kiện cho bài vẽ trang trí đẹp hơn. -Giáo viên phải hướng dẫn cách quan sát, phân tích các sản phẩm mĩ thuật về bố cục, đường nét, màu sắc để học sinh có được phương pháp quan sát tốt, góp phần hình thành tính thẩm mĩ, cách nhìn nhận, đánh giá cho học sinh . b. Phương pháp trực quan. -Dạy học bằng đồ dùng dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh, nhớ lâu và hứng thú hơn. Những thiếu sót thường gặp : +Chưa khai thác hết lợi thế của đồ dùng dạy học. +Sử dụng đồ dùng dạy học chưa có trọng tâm, chưa thực sự chú ý đến tính thẩm mĩ của nó: chưa chọn lọc được mẫu đẹp về hình, về cấu trúc và màu sắc.. +Trình bày đồ dùng dạy học chưa khoa học. +Ít sử dụng kết quả học tập của học sinh làm đồ dùng dạy học. c. Phương pháp trò chơi. Sử dụng phương pháp trò chơi giáo viên sẽ tạo được sự hứng thú, thi đua học tập sôi nổi giữa các nhóm, các cá nhân trong lớp . d. Phương pháp vấn đáp. Thường được sử dụng trong các hoạt động quan sát, nhận xét, đánh giá kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm . e. Phương pháp gợi mở. Có hiệu quả cao khi sử dụng trong dạy học phân môn vẽ trang trí. Giáo viên dùng lời nhận xét, câu hỏi gợi mở để học sinh quan sát, nhận xét, suy nghĩ, so sánh đối chiếu và tự điều chỉnh, sửa chữa bài vẽ của mình. Phương pháp này rất phù hợp với việc hướng dẫn học sinh làm bài tập, vì nó phát huy được khả năng độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tính tích cực học tập của mọi học sinh. f. Phương pháp làm việc theo nhóm. -Làm việc theo nhóm tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia vào quá trình nhận thức, mặt khác giúp học sinh tích cực tự giác học tập hơn. Góp ý, trao đổi, tranh luận sẽ là cơ sở tốt cho sự hình thành và phát triển khả năng tư duy, phân tích ở học sinh. -Với các bài vẽ trang trí, phương pháp này có thể thực hiện ở đầu tiết học qua phần quan sát nhận xét, hoặc cuối tiết học để nhận xét đánh giá kết quả bài học. -Tùy theo yêu cầu của các loại bài, từng bài cụ thể và từng thời điểm nhất định mà giáo viên vận dụng phương pháp làm việc theo nhóm sao cho phù hợp, có hiệu quả nhất. g. Phương pháp luyện tập: Phân môn vẽ trang trí lấy thực hành làm hoạt động chính và chỉ có trên cơ sở thực hành thì nhận thức lý thuyết mới được làm rõ. Học vẽ trang trí, học sinh phải được làm nhiều bài tập, có thể là các bài tập sẽ trùng lặp về đề tài, cách tiến hành, tuy nhiên ở mỗi bài học học sinh phải tìm ra cách vẽ khác nhau: về khai thác đề tài, tìm chủ đề, bố cục, xây dựng hình tượng, cách xử lý màu, đậm nhạt Hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên cần tìm ra những thiếu sót về bố cục, vẽ hình, vẽ màu, gợi ý cho các em suy nghĩ và tự tìm ra cách sửa chửa, điều chỉnh theo khả năng, phù hợp với từng dạng bài của mỗi em. Cần có kế hoạch làm việc với từng loại học sinh; giỏi, khá, trung bình, yếu kém. Mỗi loại học sinh đều có yêu cầu, gợi ý riêng và cách bổ sung khác nhau. Giáo viên làm việc với từng học sinh, góp ý, khích lệ mỗi em hoàn thành bài vẽ bằng khả năng của mình. III. KẾT LUẬN -Nói đến phương pháp dạy học là nói đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh. Giáo viên không chỉ chú ý đến phương pháp truyền đạt mà còn phải tạo dựng cho học sinh phương pháp tiếp nhận, để cuối cùng là kiến thức đến với học sinh một cách dễ dàng, nhanh và sâu sắc hơn. Như định hướng đổi mới phương pháp dạy học: Phương pháp giáo dục phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. -Qua quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng một số phương pháp dạy học nêu trên trong các tiết dạy ve trang trí của bộ môn mĩ thuật và đã phát huy được tính tích cực học tập của học sinh, đem lại hiểu quả cao. Tôi trình bày một số kinh nghiệm khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào phân môn vẽ trang trí, rất mong được sự góp ý chân thành của quý Thầy, Cô, quý đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Bình Thuận, ngày 23 tháng 03 năm 2010. Người Thực Hiện Lê Thị Thanh.

File đính kèm:

  • docSKKN THANH NOP.doc
Giáo án liên quan