Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán trong mô hình VNEN

- Tìm hiểu kỹ đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh.

- Nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu dạy học có liên quan đến từng tiết dạy và dạy học theo nhóm đối tượng ( sách HDHT lớp 4).

- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học.

- Lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy học.

- Dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động

- Hình thành các kĩ năng tính toán cho học sinh

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 12287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn toán trong mô hình VNEN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rừ các số tự nhiên. Giáo viên khắc sâu cho học sinh từ cấu tạo gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân của số thập phân. + Khi dạy phép chia số thập phân, giáo viên cần giúp học sinh nhận rõ bản chất của gạch bỏ dấu phẩy của số chia là nhân số đó lên 10;100;1000...Và khi gấp số chia lên bao nhiêu lần thì cũng phải gấp số bị chia lên bấy nhiêu lần để thương không thay đổi. Đối với phép chia số thập phân có dư, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh phép chia dư trong phép chia có thương là các số tự nhiên thì số dư là duy nhất, nhưng phép chia có thương là số thập phân thì thương không phải là duy nhất. Ví dụ: 16 3 16 3 16 3 1 5(dư 1) 10 5,3 (dư 0,1) 10 5,33 (dư 0,01) 1 10 1 Giáo viên cần lưu ý cho học sinh đánh dấu phẩy chính xác ở thương và xác định số dư thuộc hàng phần nào của số thập phân: Vì thương là 5,3 có hàng phần mười nên số dư là ; thương là 5,33 hàng phần cuối cùng là hàng phần trăm nên số dư là . Nếu HS yếu còn lúng túng thì giáo viên đến tận học sinh đó giúp các em xác định số dư chính xác . - Hình thành kỹ năng giải toán có lời văn qua đọc đề; thảo luận phân tích xem bài toán có dạng toán cụ thể nào và đưa ra hướng giải và cách trình bày cho dạng toán đó. + Giáo viên lệnh cho học sinh đọc đề, thảo luận, phát hiện dạng toán và đưa ra hướng giải. Đây là một thói quen để hình thành và tạo cho các em kĩ năng phát hiện và kĩ năng giải 8 dạng toán cơ bản ở tiểu học về: Tìm số trung bình cộng; tổng - hiệu; tổng - tỉ; hiệu - tỉ; quan hệ tỉ lệ; bài toán về tỉ số phần trăm; bài toán về chuyển động đều; bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích, thể tích). Ví dụ: Dạng toán: “Quan hệ tỉ lệ” sau khi đọc đề phát hiện và biết có hai cách giải “Rút về đơn vị” và “Lập tỉ số” . * Giáo viên giúp học sinh hình thành kĩ năng về phát triển ngôn ngữ, tư duy bằng cách nói, viết tính chất, quy tắc, công thức… Ở lớp 5 học sinh bước đầu sử dụng phương pháp suy luận, suy diễn, từ đó rèn luyện những đức tính tốt đẹp của người lao động mới: cần cù, khéo léo, khoa học và sáng tạo. Như vậy việc dạy toán không bó hẹp trong giờ học toán. Nó sẽ hình thành một kĩ năng học tập, chiếm lĩnh khoa học và có vai trò quan trọng trong đời sống. 2. 3. Ví dụ minh họa: Toán: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN ( sách Toán 5 trang 51) I.MỤC TIÊU : - Biết tính tổng nhiều số thập phân. - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. - Biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - BT cần làm BT1 ( a, b); BT2; BT3 ( a,c). II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC: * Phương pháp: Hỏi đáp, luyện tập thực hành, quan sát * Hình thưc: Cả lớp, nhóm, cá nhân,… III. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên: Phiếu bài tập, giấy A0, bảng nhóm Học sinh: Vở bài tập, bút, thước, bút dạ IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động ( 3phút) “ Tìm nhà thông thái ” với nội dung: - Bạn Nam ước lượng cửa sổ lớp học của mình cao 1,28 dm - Bạn Hùng ước lượng cửa sổ lớp học của mình cao 1,29 dm - Bạn Dũng ước lượng cửa sổ lớp học của mình cao 1,27 dm Em thử đoán xem theo như ước lượng của cả 3 bạn thì trung bình chiều cao của cửa sổ lớp học chúng mình là bao nhiêu nhỉ? Nhận xét Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài mới ( 14 phút) Các nhóm đọc thông tin: a) ví dụ b) bài toán ở SGK trang 51 Nhận xét và rút ra được kết luận gì viết vào bảng nhóm; nêu nội dung bài học. Hoạt động 3: Hướng dân thực hành ( 20 phút) Bài 1: Tính ( 5 phút) Cho học sinh làm việc cặp đôi hoàn thành vào vở nháp Bài 2: ( 5 phút) Cá nhân làm bài vào phiếu học tập Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) a b c (a+b) +c a + (b+ c) 2,5 6,8 1,2 1,34 0,52 4 Khi cá nhân làm giáo viên giúp học sinh còn chậm. Sau khi làm xong cho học sinh nêu nhận xét để khắc sâu kiến thức. Bài 3: ( 5 - 8 phút) Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính: Học sinh trao đổi thảo luận và thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn Bài 4*: ( 5 phút) Giải bài toán sau: (Dành cho học sinh khá, giỏi) Phiếu bài tập Một con óc sên ngày đầu bò được 28,4 dm; ngày thứ 2 bò được nhiều hơn ngày đầu 0.8dm; ngày thứ 3 óc sên lại bò được ít hơn ngày đầu 1dm. Cả trong 3 ngày con óc sên đó bò được bao nhiêu m ? Hoạt động 4: Ho¹t ®éng øng dông ( 3 phút) Về nhà thực hành đo và tính chu vi mặt bàn em ngồi học (theo đơn vị m). 3. Phần kết luận: 3.1. Kết quả đạt được: Với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN tất cả học sinh trong lớp đều được cùng nhau bàn bạc, hợp tác để giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp dạy học dễ tổ chức và áp dụng được cho tất cả các môn học trong chương trình tiểu học. Qua hoạt động học tập học sinh biết cách trình bày ý kiến của mình với người khác, với tập thể, làm cho các em trở nên tự giác, linh động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin hơn. Học sinh biết nghe và lựa chọn để tiếp nhận hiểu biết của người khác để bổ sung vào vốn hiểu biết của mình, đồng thời tập dượt cho các em vai trò chỉ đạo. Qua việc tổ chức hoạt động học tập tôi thấy các em hứng thú, say sưa sôi nổi hơn trong học tập. Những học sinh giỏi thực sự có điều kiện phát huy năng lực của mình. Còn những em trước đây kĩ năng tính toán hạn chế, tiếp thu bài chậm, ít trao đổi, ít giơ tay phát biểu ý kiến thì nay đã mạnh dạn hơn, tự tin hơn, sôi nổi hơn nhiều. Các em biết hợp tác, giúp đỡ, giao tiếp học hỏi lẫn nhau, tự tìm tòi, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh kiến thức. Các em học tập một cách hứng thú, tập trung với tinh thần thi đua, vui vẻ, tích cực. Tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên, sinh động và hiệu quả. Lớp học trở nên thân thiện, gần gũi tạo cho các em có được cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Kết quả học tập cuối năm của học sinh ở môn Toán do tôi giảng dạy được nâng lên rõ rệt so với kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến. Bảng 1: Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến: Toán Giỏi Khá TBình Yếu SL % SL % SL % SL % 7 24,1 10 34,5 10 34,5 2 6,9 Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến: Toán Giỏi Khá TBình Yếu SL % SL % SL % SL % 20 69 8 27,6 1 3,4 0 0 3.2. Bài học kinh nghiệm: Để giúp học sinh học tốt Toán 5 theo mô hình VNEN thì bản thân tôi đã thực hiện các giải pháp trên trong quá trình dạy và học. Trong lớp một số học sinh yếu từ chỗ lười học nay đã có sự tiến bộ nhiều: siêng năng hơn, không còn lo lắng sợ sệt khi gặp bài toán khó để cho rằng khả năng mình làm không được. Bên cạnh đó người giáo viên phải thường xuyên làm giàu vốn kiến thức của bản thân để trong quá trình dạy học có thể ứng xử kịp thời với những tình huống, với những bài khõ mà học sinh nêu ra. Giáo viên vừa là người thầy truyền đạt những kiến thức vừa là người cha, người mẹ chăm sóc thương yêu và động viên, an ủi, để giúp học sinh ngày càng tiến bộ. Đồng thời luôn luôn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đó là một yếu tố để nâng cao chất lượng giáo dục. Qua thực tế vận dụng trong quá trình dạy học, bản thân tôi đã đúc rút ra những bài học cụ thể như sau: - Cần xác định rõ mục tiêu bài dạy và thiết kế bài giảng chu đáo. - Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện và nội dung cho hoạt động . - Lựa chọn phương pháp và tổ chức hình thức dạy họcmột cách linh hoạt. - Tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, môn học, thời gian học theo từng đặc điểm và trình độ nhận thức của từng học sinh trong lớp. - Trong quá trình tổ chức, giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhóm, cá nhân hoạt động còn yếu, chưa sôi nổi. - Đánh giá, nhận xét phải hết sức công bằng, vô tư, khách quan, có tính chất động viên, khích lệ học sinh. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã áp dụng và đúc rút qua thực tế giảng dạy Toán ở lớp 5. Tôi xin mạnh dạn trình bày lên đây mong các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến để bản thân tôi giảng dạy tốt hơn trong những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Trần Ái - Nguyễn Thị Bình - Nguyễn Quý Thao - Bùi Quang Tuấn -Nguyễn Hồng Vy - Vũ Quang Vinh ( Năm 2007) SGK Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 2. Ngô Trần Ái - Nguyễn Thị Bình - Nguyễn Quý Thao - Bùi Quang Tuấn -Nguyễn Hồng Vy - Vũ Quang Vinh ( Năm 2007) SGK Toán 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. 3 . Ngô Trần Ái - Nguyễn Quý Thao - Phạm Ngọc Định - Ngô Ánh Tuyết - Vũ Bà Khánh ( Năm 2013) -Tài liệu tập huấn dạy học theo mô hình trường tiểu học mới Việt Nam lớp 4 - Tập 1,2. 4. TrÇn Diªn HiÓn: “ To¸n vµ phư¬ng ph¸p d¹y häc to¸n ë tiÓu häc” (Dù ¸n ph¸t triÓn gi¸o viªn tiÓu häc) 5. NguyÔn ThÞ BÝch Hµ - NguyÔn ViÖt Hµ: “ D¹y bµi to¸n tû sè phÇn tr¨m theo quan ®iÓm tÝch cùc hãa ho¹t ®éng häc tËp cña häc sinh” (Chuyªn ®Ò GDTH-2006) 6. Ths Lª Ngäc S¬n: “D¹y häc diÖn tÝch h×nh tam gi¸c( to¸n 5) theo híng d¹y häc ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò” (TCGD-7/2006)84. 7.Ths NguyÔn ThÞ Ch©u Giang: “T×m hiÓu néi dung d¹y häc sè thËp ph©n ë líp 5 trªn c¬ së to¸n häc cao cÊp” ( TCGD-7/2006) 8. Bïi V¨n HuÖ: “T©m lý häc tiÓu häc” (NXB Gi¸o dôc-1997) 9. §Æng Vò Ho¹t: “ Bµi gi¶ng chuyªn ®Ò tÝch cùc hãa ho¹t ®éng nhËn thøc cña häc sinh” 10. §ç §×nh Hoan: “Hái ®¸p vÒ phư¬ng ph¸p d¹y häc ë tiÓu häc” (NXB Gi¸o dôc-1997) 11. Tài liệu tập huấn bồi dưỡng thường xuyên tiểu mô đun 15.( Năm 2013) MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1. Phần mở đầu 4 1.1. Lý do chọn sáng kiến. 4 1.2. Điểm mới của sáng kiến 5 1.3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến 6 2. Phần nội dung 6 2. 1 Thực trạng của giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn Toán trong mô hình VNEN: 6 2.2 Các giải pháp 7 2.2.1 Tìm hiểu kỹ đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh. 7 2.2.2. Nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu dạy học có liên quan đến từng tiết dạy và dạy học theo nhóm đối tượng. 8 2.2.3.. Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học. 9 2.2.4 Lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức dạy học. 10 2.2.5. Dự kiến phân phối thời gian cho từng hoạt động 11 2.2.6 . Hình thành các kĩ năng tính toán cho học sinh 12 2.3. Ví dụ minh họa 13 3. Phần kết luận: 15 3.1 Kết quả đạt được 15 3.2 Bài học kinh nghiệm 16,17 Tài liệu tham khảo 18

File đính kèm:

  • docMOT SO GIAI PHAP GIUP HOC SINH LOP 5 HOC TOT MON TOAN TRONG MO HINH VNEN.doc