Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ thuật - Trường Tiểu học Mĩ Phước B - Trần Châu Phong

- Phân môn Mĩ thuật nói chung chủ đề vẽ tranh ở lớp 5 nói riêng. Tôi nhận thấy rằng các em còn hạn chế trong việc sáng tạo, tư duy trong khi vẽ hay nói cách khác chưa biết lựa chọn hình ảnh trong việc làm nổi bậc chủ đề, thường sắp xếp theo cảm tính. Vì vậy dẫn đến bố cục tranh vẽ bị rời rạc, không thuận mắt, màu sắc thì tô đều, thiếu kết hợp đậm nhạt, từ đó dẫn đến bài vẽ chưa đẹp lắm, mặc dù giáo viên đã hướng dẫn qua nhiều năm học. Muốn các em nắm được cách vẽ tranh tô màu hợp lý, giáo viên phải có đồ dùng trực quan cụ thể cho từng tiết học và kết hợp với phương pháp gợi mở, vẽ theo mẫu cho học sinh thấy rõ. Cho nên tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp các em nắm vững và hiểu rõ hơn về cách vẽ tranh và tô màu đẹp.

doc22 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Mĩ thuật - Trường Tiểu học Mĩ Phước B - Trần Châu Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bài vẽ hoàn thành tốt giáo viên nên sưu tầm giữ lại để trưng bày ở tiết 35. Cuối năm học hoặc có thể làm trực quan cho những tiết học tới. 3.5. Dặn dò. - Đối với môn Mĩ thuật ở trường tiểu học theo quy định 1 tuần chỉ có 1 tiết/1 lớp, số tiết chỉ diễn ra trong vòng 40 phút trở lại. Ngoài việc giáo viên cung cấp kiến thức ở bài mới cho học sinh khoảng 10 – 15 phút còn lại phải dành nhiều thời gian thực hành cho học sinh. Tuy nói là nhiều nhưng thời gian cho học sinh vẽ chỉ tối đa là 25 phút trở lại, còn lại giáo viên phải nhận xét bài làm, củng cố, dặn dò ...... Đối với phân môn vẽ tranh thời gian 25 phút để học sinh hoàn thành một bức tranh theo khổ giấy vẽ A4 quả thật khó khăn. Đối với những học sinh có năng khiếu ở môn vẽ có thể nói là vừa nhưng trình độ nhận thức cũng như về năng khiếu trong một lớp thì thật ra các em phát triển không đồng đều với nhau ( đặc biệt các em học sinh đều ở vùng nông thôn ). Chính vì thế mà số lượng bài vẽ ở phân môn vẽ tranh trong tiết học thường các em hoàn thành rất ít chỉ có vài bài vẽ của học sinh khá, giỏi. - Vì vậy việc giáo viên nhắc nhở học sinh về nhà luyện vẽ sau tiết học và nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt cho bài học kế tiếp rất quan trọng, có thể cho học sinh luyện tập thêm ở nhà một số bài vẽ khác có cùng chủ đề với bài vẽ vừa thực hành ở lớp. Từ đó học sinh sẽ vẽ được thêm nhiều hình ảnh khác và cũng góp phần giúp các em tự rèn luyện năng khiếu của mình, như người ta thường nói “ Trăm hay không bằng tay quen”. - Đối với việc làm bài ở nhà của học sinh tôi đã dành ít thời gian để nhận xét đánh giá bài làm cho các em ở đầu tiết học, từ đó học sinh sẽ thích hơn vì bài vẽ của mình được thầy (cô) quan tâm. Hơn nữa cũng góp phần củng cố lại kiến thức của bài học cũ trước khi vào tiết học mới một cách tốt hơn. - Trên đây là những gì bản thân đã suy nghĩ và áp dụng vào từng tiết dạy, qua thời gian vận dụng những kinh nghiệm trên tôi thấy các em có nhiều tiến bộ rõ rệt ở phân môn này. Chương 4: Kết quả. - Học sinh tự tin hơn khi học các bài vẽ tranh. - Học sinh tạo được những bố cục cân đối hợp lí hình vẽ phong phú, ngộ nghĩnh, mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt .   - Thống kê kết quả đạt được ở cuối năm học 2009 – 2010 và giữa năm học 2010 – 2011 về phân môn vẽ tranh như sau: Năm học 2009 – 2010 Số HS khối 5 Hoàn thành tốt Tỉ lệ Hoàn thành Tỉ lệ 57 HS 17 29,8 40 70,2 Năm học 2010 - 2011 Số HS khối 5 Hoàn thành tốt Tỉ lệ Hoàn thành Tỉ lệ 40 HS 25 62.5% 15 37.5% - Điều đáng ghi nhận ở đây qua thời gian áp dụng các phương pháp nêu trên các em đã từng bước dần nắm rõ cách vẽ tranh. Nhưng còn một số em vẽ bố cục còn chưa đẹp lắm tôi đang từng bước giúp đỡ, sữa chữa, uốn nắn và tin rằng từ nay tới cuối năm học các em sẽ có chuyển biến tốt hơn ở khối lớp này. C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 1. Ý nghĩa đề tài đối với công tác dạy – học.   - Có thể nói rằng môn mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng có vị trí quan trọng trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học mĩ thuật giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mĩ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với mĩ thuật tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh. Việc dạy môn mĩ thuật ở trường tiểu học trong quá trình đổi mới ngày nay là rất cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn mĩ thuật ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước. Phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đó là điều phụ thuộc vai trò của giáo viên. Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn mĩ thuật là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp, biện pháp riêng của mình. Mĩ thuật có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách hoàn thiện cho học sinh. Con người luôn khát khao vươn tới cái đẹp, vì vậy việc nâng cao chất lượng dạy - học mĩ thuật cần được mọi cấp, mọi ngành, mọi người quan tâm hơn nữa, để các em đạt kết quả tốt hơn, để các em thêm yêu thích môn mĩ thuật nói chung và môn vẽ tranh nói riêng. Cần tạo mọi điều kiện để các em phát huy hết khả năng phẩm chất của mình. Là giáo viên tôi thiết nghĩ muốn dạy người trước hết phải dạy ta, phải luôn trau dồi phẩm chất, phấn đấu để chinh phục các em bằng tấm gương lao động và đạo đức của mình. Vì thế hệ trẻ, chúng ta không thể không phấn đấu tìm những biện pháp làm kích thích tốt hơn việc gây hứng thú học tập cho học sinh ở trường tiểu học. 2. Bài học kinh nghiệm. - Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân cũng rút ra một số kinh nghiệm và những giải pháp sau. 2.1. Đối với gia đình. - Cần sự chăm sóc quan tâm của gia đình trang bị cho các em đầy đủ dụng cụ học tập của môn học để các em có thể học tốt hơn. - Quan tâm đến các em sau tiết học về nhà và không vẽ hộ các em khi bài vẽ ở lớp chưa xong. - Động viên khuyến khích các em để các em thích thú hơn về phân môn này. 2.2. Đối với nhà trường và cấp lảnh đạo. - Kết hợp giữa nhà trường, gia đình tạo điều kiện cũng như vật chất lẫn tinh thần để các em an tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Thường xuyên tổ chức tạo điều kiện cho các em tiếp xúc làm quen với những cảnh vật thiên nhiên để ghi nhận lại những hình ảnh, sự vật là vốn kiến thức để các em vẽ tranh. - Tổ chức các cuộc thi vẽ tranh từ cấp trường và cấp cơ sở để học sinh có cơ hội chứng tỏ bản thân mình với các bạn cùng lứa tuổi. 2.3. Đối với giáo viên giảng dạy Mĩ thuật. - Không ngừng trao dồi chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu giáo trình, sách báo tham khảo để tìm ra giải pháp mới hay hoặc thông qua việc học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm từ phía bạn bè đồng nghiệp. 2.4. Đối với học sinh. - Luyện tập sau những buổi học về nhà để những bài vẽ sau tốt hơn, nhất là trong thời gian hè các em nên luyện tập ở nhà để năm học sau các em không phải bỡ ngỡ với những những năm học tiếp theo. - Điều đáng nói ở đây muốn đạt được hiệu quả và chất lượng trong công tác giảng dạy bản thân giáo viên phải có lòng yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục, năng nổ trong công tác giảng dạy góp phần vun đấp cho những mầm non thế hệ để vườn hoa giáo dục ngày càng nở nhiều bông hoa nghệ thuật khoe sắc mà giáo viên chính là người kiến tạo nên những tuyệt tác đó. 3. Đề xuất. - Môn Mĩ thuật ngày càng không thể thiếu trong trường tiểu học và cũng là món ăn tinh thần không thể thiếu cho học sinh, vì thế rất mong các cấp lãnh đạo xem xét và tạo điều kiện cho trường có phòng chức năng để học sinh có không gian riêng về môn học và phát triển toàn diện hơn về kĩ năng của các em. - Mong các cấp lãnh đạo tạo đều kiện cho giáo viên chuyên có tổ khối môn chuyên riêng biệt, để trao dồi và đút kết kinh nghiệm cho môn Mĩ thuật nói riêng và các môn chuyên nói chung, nhằm cho việc giáo dục ở trường tiểu học đạt hiệu quả cao hơn. - Tổ chức xây dựng chuyên đề về phân môn Mĩ thuật để nhằm nâng cao về chất lượng giảng dạy hơn. - Cám ơn ban giám hiệu của trường đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.  Xin tiếp thu ý kiến nhận xét của cấp lãnh đạo để việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường tiểu học của tôi ngày càng hoàn thiện hơn ./.     LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là do chính bản thân đã suy nghĩ, và tham khảo ở sách Mĩ thuật trong chương trình tiểu học, một số tài liệu Mĩ thuật liên quan. Tích lũy kinh nghiệm đã giảng dạy nhiều năm, trên cơ sở đó. Tôi đã áp dụng từ thực tiễn ở trường mình đang trực tiếp giảng dạy để hoàn thành đề tài này. NHẬN XÉT ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG. ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .................................................................................................................................. Cộng chung .........................điểm Đánh Giá Xếp Loại Tổng số điểm: ................. Xếp loại: .......................... Mỹ Phước B ngày 15/11/2010 Xác nhận của BGH Người thực hiện ...................................................... ...................................................... ...................................................... Trần Châu Phong ................................................... ... ...................................................... ...................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách nghệ thuật 1, 2, 3. Sách giáo khoa 4, 5. Sách giáo viên 4, 5. Luật xa gần – Đặng xuân Cường, nhà xuất bản Đại học sư phạm 2008. 5. Giáo trình bố cục- Đàm Luyện, nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội (2007) 6. Phương pháp giảng dạy mĩ thuật- Nguyễn Thu Tuấn, Trường Đại học sư phạm Hà Nội (2008)

File đính kèm:

  • docSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MT (2010 - 2011).doc