Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiêm khai thác tốt kênh hình trong giảng dạy môn Lịch Sử lớp8 bậc THCS - Đinh Thị Bích Nga

-Đặc trưng nổi bật nhất trong 3 đặc trưng của nhận thức lịch sử là con người không thể tri giác trực tiếp những gì thuộc về quá khứ. Mặt khác, lịch sử là những sự việc đã diễn ra, là hiện thực trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không thể thông qua “phán đoán”, “suy luận” để biết lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông là tái tạo lịch sử, tức là cho HS tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở HS những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, những biểu tượng về con người và hoạt động của con người trong bối cảnh thời gian, không gian xác định với những điều kiện lịch sử cụ thể. Vậy tái tạo lịch sử bằng phương thức nào? Để tạo ra những hình ảnh lịch sử cụ thể, bên cạnh lời nói sinh động GV sử dụng các phương tiện trực quan. Căn cứ vào tài liệu học tập và mục tiêu lĩnh hội, có thể lựa chọn các phương tiện trực quan khác nhau như:

 +Tạo hình ảnh một sự vật cụ thể: dùng hiện vật, tranh, ảnh, phim đèn chiếu, video

 +Tạo biểu tượng về không gian, hoàn cảnh địa lí diễn ra các sự kiện lịch sử: dùng tranh, ảnh, bản đồ, sa bàn.

 +Trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử: dùng tranh, ảnh, phim đèn chiếu, phim màn ảnh rộng, video

 +Tạo biểu tượng về thời gian: dùng sơ đồ, bảng niên biểu

 +Tạo biểu tượng về sự phát triển: dùng sơ đồ, biểu đồ, tranh, ảnh, bảng so sánh

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiêm khai thác tốt kênh hình trong giảng dạy môn Lịch Sử lớp8 bậc THCS - Đinh Thị Bích Nga, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác từ lược đồ: nhiều trung tâm khởi nghĩa đã nổ ra khắp Nam kì: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Thành Gia Định. II/Tranh biếm họa: 1.Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng: -Chi tiết biếm họa: người nông dân còng lưng cõng hai người thuộc đẳng cấp tăng lữ và quí tộc (Tăng lữ ngồi trước, quí tộc ngồi sau), quanh chân là những con vật: chim, thỏ, chuột. Câu hỏi nêu vấn đề: Dựa vào H5, cho biết tình cảnh của người nông dân Pháp trước cách mạng? -Nội dung: phản ánh giai cấp nông dân Pháp bị hai tầng áp bức bóc của tăng lữ, quí tộc, sự phá hoại của chim, thỏ, chuột và đặc quyền của đẳng cấp tăng lữ và quý tộc qua việc tự do nuôi chim, thỏ. ànông dân rơi vào cảnh vô cùng cực khổ. 2.Tranh đương thời nói về quyền lực của tổ chức độc quyền ở Mĩ: Câu hỏi nêu vấn đề: Chi tiết biếm hoạ của H32? quyền lực của tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào? -Chi tiết biếm họa: công ti độc quyền được ví như một con mãng xà khổng lồ có sức mạnh vô địch, dùng đuôi để quấn quanh tòa nhà trắng (trụ sở chính quyền nước Mĩ) và mồm há to có thể nuốt chửng người phụ nữ. -Nội dung: sức mạnh của công ty độc quyền, có thể chi phối quyền lực chính trị, thao túng đời sống nhân dân. 3. Bức tranh đương thời mô tả Chính sách mới (Người khổng lồ tượng trưng cho Nhà nước) - Câu hỏi nêu vấn đề: Qua H 69, hãy cho biết chi tiết biếm họa, tác dụng của Chính sách mới? Chi tiết biếm họa: Nhà nước được ví như một người khổng lồ đang dùng sức mạnh hai tay túm chặt các đầu dây cột toàn bộ các tòa nhà đồ sộ ở nước Mĩ -Nội dung: sức mạnh của nhà nước trong việc kiểm soát, chi phối nền kinh tế nước Mỹ trong tất cả các lĩnh vực qua Chính sách mới Tranh biếm họa ở châu Âu năm 1939: Hit-le được ví như người khổng lồ, xung quanh là các chính khách châu Âu đã nhượng bộ Hit-le. Câu hỏi nêu vấn đề: Chi tiết biếm họa của bức tranh? Vì sao chính sách nhượng bộ Hít le của các nước châu Âu đã dẫn đến chiến tranh bùng nổ? -Chi tiết biếm họa: Hit-le được ví như người khổng lồ, các chính khách châu Âu là những người tí hon ở xung quanh. Nhưng khác với hình “mãng xà” và người “khổng lồ” ở hình 32 và hình 69 là để thể hiện sức mạnh thực sự của công ti độc quyền và nhà nước ở Mĩ còn ở đây là sự “thổi phồng” của các nước châu Âu cho Hit-le một sức mạnh của một người khổng lồ qua việc tự nhún mình. (Tự hạ mình xuống thành người tí hon, thổi phồng Hit- le trở thành người khổng lồ.) -Nội dung: Chính sách nhượng bộ của châu Âu đã tạo cơ hội thuận lợi cho Hit-le tấn công các nước tư bản châu Âu gây ra chiến tranh thế giới. Đây chính là nguyên nhân của cuộc chiến tranh. III. Chân dung nhân vật lịch sử: (khai thác ở 2 mức độ) 1.Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) Câu hỏi nêu vấn đề: Thiên Hoàng Minh Trị có đặc điểm gì khác biệt với các hoàng đế cùng thời? đặc điểm khác biệt cho thấy ông là người như thế nào? -Nội dung: Sinh năm 1852 mất 1912, trang phục và đầu tóc khác với các hoàng đế các nước phong kiến châu Á: tóc ngắn, mặc quân phục -Thể hiện tư tưởng đổi mới, chịu ảnh hưởng của các nước phương Tây 2.Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế: - Câu hỏi nêu vấn đề: So sánh H 97 với H93, 94, em hãy cho biết Hoàng Hoa Thám có điểm gì khác với Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng? Vậy ông thuộc tầng lớp người nào trong xã hội? -Nội dung: So sánh điểm khác nhau về tranh phục: +Nguyễn Thiện Thuật và Phan Đình Phùng mặc áo dài đen, khăn đóng thuộc tầng lớp sĩ phu. +Hoàng Hoa Thám mặc áo và khăn quấn đầu của người nông dân. àxuất than từ giai cấp nông dân. 3.Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất: H102.Phan Bội Châu (1867-1940) - Câu hỏi nêu vấn đề: So sánh H104 với H103-H102, nêu điểm khác của Phan Châu Trinh? Đặc điểm khác biệt này cho biết Phan Châu Trinh là người có tư tưởng như thế nào? Nội dung: Điểm khác nhau của Phan Châu Trinh so với Phan Bội Châu và Lương Văn Can những nhà sĩ phu yêu nước cùng thời là: có đầu tóc ngắn, không đội khăn đóng thể hiện rất rõ tư tưởng duy tân (đổi mới) theo phương tây. IV.Tranh lịch sử: 1.Hình 2. Xử tử Sác-lơ I: - Câu hỏi nêu vấn đề: H2 phản ảnh sự kiện gì? Ý nghĩa của sự kiện đó? -Nội dung: Trên khán đài cao, trước đông đảo quần chúng nhân dân, Vua Sác-lơ I quỳ gối trước bục gỗ, trước mặt là đao phủ tay cầm búa, sau lưng có đại diện tôn giáo, chính quyền và quân đội trong buổi lễ xử tử nhà vua -Ý nghĩa: lật đổ được chế độ phong kiến. 2.H56: Một trung đoàn Hồng quân năm 1919: - Câu hỏi nêu vấn đề : Quan sát H 56, em có nhận xét gì về Hồng quân của nước Nga? -Nội dung: đội hình, đội ngũ của trung đoàn Hồng quân thể hiện tính kỷ luật, tinh thần sẳn sàng chiến đấu của quân lính, là sức mạnh quân đội. 3. H 67: Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 90: - Câu hỏi nêu vấn đề: Quan sát H 67, mô tả nhà ở người lao động Mĩ? So sánh với H 65,H66 cho biết xã hội của Mĩ như thế nào? Nội dung: nhà ở người lao động Mĩ rất thấp phải chui rúc ra vào bằng một cửa lớn, có một ô cửa sổ nhỏ, mái lợp không kiên cố có nhiều vật nặng đè lên. àtrái ngược với nhà cao ốc, sự phân biệt giàu – nghèo ở Mĩ quá lớn. 4.H68. Dòng người thất nghiệp trên đường phố Niu Ooc: - Câu hỏi nêu vấn đề: Qua H 68, em hãy cho biết nền kinh tế của nước Mĩ trong những năm 1929-1939 như thế nào? - Nội dung: dòng người thất nghiệp dài vô tận trên đường phố Niu Ooc chứng tỏ nền kinh tế của Mĩ bị khủng hoảng. (Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là: kinh tế suy giảm trầm trọng, công nhân thất nghiệp) 5.H71: Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931: - Câu hỏi nêu vấn đề: Dựa vào H 71, em hãy cho biết để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? -Nội dung: Giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự, gây chiến tranh xâm lược TQ mở rộng thị trường để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-19333. 5.H77: Thủ đô Luân Đôn (Anh) bị không quân Đức oang tạc năm 1940. 6.H78: Quân Đức treo cổ người dân Liên Xô ở vùng chiếm đóng. 7. H79: Hirôsima sau khi bị ném bom nguyên tử. - Câu hỏi nêu vấn đề: Dựa vào H 77, H78, H 79, em hãy cho biết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai? -Nội dung: Cuộc chiến tranh đem lại hậu quả nặng nề cho thế giới: nhiều nhà cửa, làng mạc, thành phố bị tàn phá nặng nề, nhiều người dân bị chết, bị thương, bệnh tật. 10/ TÀI LIỆU THAM KHẢO -Phương pháp dạy học lịch sử – Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị, nhà xuất bản Giáo dục -Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Lịch sử- Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục. -Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên THCS Chu kì III(2004-2007) Môn Lịch sử (quyển 1,2), Bộ Giáo dục và Đào tạo. VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC, nhà xuất bản giáo dục. 11/ MỤC LỤC 1. Tên đề tài Trang 1 2. Đặt vấn đề . Trang 1 3. Cơ sở lý luận.. Trang 2 4. Cở sở thực tiễnTrang 3 5. Nội dung nghiên cứu.. Trang 9 6. Kết quả nghiên cứu Trang 17 7. Kết luận..... Trang 18 8. Đề nghị. Trang 19 9. Phụ lụcTrang 21 10. Tài liệu tham khảoTrang 30 11. Mục lụcTrang 31 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu SK1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 200... - 200.... I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ................................................................. 1. Tên đề tài: ................................................................................................................. ....................................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ..................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: .................................................................. 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: .................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. b) Hạn chế: ................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :................................. ....................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ................................................. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ..................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_2008-B TINH.doc
Giáo án liên quan