Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích học môn lịch sử

- Qua những năm giảng dạy lịch sử tôi thấy lịch sử là một môn học khô khan, ít sinh động và nội dung kiến thức nhiều nên học sinh rất thụ động và hầu như không yêu thích bộ môn lịch sử.Bên cạnh đó thì vẫn còn một số bộ phận giáo viên không quan tâm nhiều học sinh có yêu thích môn mình dạy hay không. Chính các yếu tố đó cũng là một trong những vấn đề làm cho chất lượng bộ môn ngày càng giảm.

- Vấn đề không chỉ dừng lại ở đó, nội dung và cách trình bày, hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa không có những câu chuyện lịch sử rất ít (hiếm) để minh họa sống động những trận chiến ác liệt hay những hồi ký, những tâm tư của người lính sau chiến tranh.

Lối trình bày theo dạng đề mục I, II, III. của sách giáo khoa lịch sử hiện nay giống như một công trình khoa học nhiều hơn là sách nhằm truyền thụ kiến thức lịch sử. Cách viết này nếu nhìn ở khía cạnh khoa học sẽ thấy nội dung rất cô đọng, dễ hiểu nhưng về cách truyền tải thông điệp lịch sử như thế sẽ khó tạo ra sức hút đối với học sinh. Cái mà học sinh có thể học được ở đây là làm sao có thể cảm nhận những mất mát hy sinh to lớn của những người đi trước, là xương máu là mồ hôi công sức của biết bao con người, những chuyển biến về nhiều lĩnh vực xã hội như kinh tế chính trị văn hóa. trong các giai đoạn lịch sử khác nhau để từ đó ý thức được việc giữ gìn thành quả của cha ông trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khơi lên trong tâm hồn học sinh lòng biết ơn sâu sắc, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, thêm yêu những trang sử hào hùng của dân tộc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm giúp học sinh yêu thích học môn lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hức được tầm quan trọng của môn lịch sử. - Theo tôi để giúp học sinh ngày càng hứng thú với môn lịch sử, thấy được tầm quan trọng của môn học này và lý giải vì sao ta phải học sử. +Thứ nhất ta phải khơi dậy tình yêu lịch sử cho học sinh: Một điều mà chúng ta thừa nhận nếu không có tình yêu thích đam mê một thứ gì đó sẽ là động lực tốt nhất giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Đối với lịch sử cũng vậy để học sinh yêu thích lịch sử, trước hết thầy cô phải cho học sinh thấy được các em sẽ nhận được những gì qua môn học này.Niềm tự hào, tính thiết thực hay thõa mãn trí tò mò, cao hơn nữa là phát triển tư duy.. Một khi các em thấy được lợi ích thì mới mong các em nhìn đến sách vở một cách tự giác và dần trở nên yêu thích những kiến thức đó. Muốn làm được điều trên giáo viên phải trao dồi kiến thức sâu rộng kết hợp với chất giọng lôi cuốn cách kể chuyện hấp dẫn. Giáo viên phải khéo léo lồng ghép những gì ngoài đời sống thực tại vào bài giảng. Ví dụ khi dạy bài 23 lịch sử 9: “Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa’’ ta nên kết hợp với lịch sử địa phương là cuộc đấu tranh giành chính quyền ở tỉnh Quảng Nam để kể cho học sinh biết về những ngày rực lửa để giành được chính quyền. Hay mỗi năm, nhà trường đều mời một nhân chứng lịch sử tham gia chiến trường khi xưa ở địa phương kể lại chi tiết các trận đánh cho các em nghe. + Thứ hai sự phát triển công nghệ thông tin như ngày nay việc vận dụng vào dạy học như trình chiếu tranh ảnh, phim tài liệu sẽ giúp học sinh có cái nhìn thực trong tái hiện lịch sử qua những hình ảnh minh họa hay hình ảnh thật. Đặc biệt những đoạn phim tài liệu lịch sử sẽ kích thích tính tò mò của học sinh, các em sẽ hứng thú hơn. Bên cạnh đó ta kết hợp với các bộ môn học khác như môn văn, nhạc. Ví dụ: Bài 22 lịch sử 8 “ Sự phát triển của khoa học -kĩ thuật và văn học thế giới nữa đầu thế kỉ XX” để lôi cuốn tiết học sôi nổi ta dùng phương pháp “thị giác”. Hình ảnh những chiếc máy xe lửa chạy bằng hơi nước, nhà máy dệt ở các nước Âu - Mỹ và cả đoạn phim về những chất nổ, bom nguyên tử đầu tiên mà nhà bác học A. Nobel là “cha đẻ” đã làm cho toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa thành những “vệt sáng” rất ấn tượng trong trí nhớ của người học. Cả lớp càng thích thú và bất ngờ hơn nếu như giới thiệu những cuốn sách kinh điển của nền văn học thế giới như: Hải Âu, Sông Đông êm đềm, Thép đã tôi thế đấy Không gian lớp học càng “bừng sáng” và có sức lay động hơn khi các em được nghe một đoạn nhạc du dương từ vở vũ kịch Hồ thiên nga của Traicopxki, Ca-chiu-sa của dân ca Nga Qua đó tiết học không còn khô khan đơn điệu nữa,học sinh dễ nhớ hơn, thích được học nhiều hơn. Bởi lịch sử là những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy cần tăng cường cho học sinh xem phim ảnh có liên quan đến bài giảng mà các em đang học để các em có thể khắc sâu kiến thức. Bởi vì hình ảnh cũng như ngôn ngữ thoại của các nhân vật trong phim sẽ giúp các em nhớ các tình tiết trong tác phẩm lâu hơn. Chính vì thế, với phương pháp mới dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên có thể đưa nhiều hình ảnh tư liệu, lược đồ chiến thuật, hình ảnh nhân vật lịch sử vào trong bài giảng, tiết học sẽ sinh động phong phú hẳn lên,học sinh cũng hào hứng hơn. . Về mặt tinh thần, nó giúp cho học sinh biết được quá khứ hào hùng của dân tộc, có giá trị giáo dục đạo đức và lòng yêu nước rất cao. Hay khi dạy bài 10 :lịch sử 7: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước” để khắc sâu kiến thức về ông vua càn gỡ, tàn bạo giáo viên dùng ngay vài câu thơ đố “ Ai là kẻ ham quân bạo ngược, Cố giết anh để được làm vua Ngày đêm yến tiệc say sưa Đứng ngồi chẳng được nằm bừa trên ngai.’ Như vậy học sinh sẽ nói ngay là Lê Long Đĩnh + Thứ ba là để làm cho bài giảng sinh động thì giáo viên nên sưu tầm các mẫu chuyện gắn với bài học lịch sử về các vị anh hùng, những tấm gương anh dũng hay những chiến công. Đưa vào bài giảng sẽ thu hút sự tìm hiểu của học sinh về nhân vật này gắn với miền quê hay tỉnh nào sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn. + Bốn là trong giờ học giáo viên cần tạo sự thoải mái học tập cho học sinh, tránh áp đặt kiến thức, đưa ra câu hỏi động viên khích lệ học sinh tham gia phát biểu trao đổi bằng hình thức tuyên dương hay cộng điểm cho học sinh. Với biện pháp này giúp học sinh có quyết tâm học hơn tham gia phát biểu nhiều hơn, giờ học trở nên sôi nổi hơn. + Năm là tổ chức cho học sinh vậvà hiếu động khi tổ chức trò chơi mang tính lịch sử để giúp các em có hứng thú tham gia. Bên cạnh đó cho các em gặp gỡ những người lão thành cách mạng thì học sinh sẽ thấy được những giá trị lịch sử dân tộc. Phần nào các em được chứng kiến những di vật thật, do cuộc chiến tranh để lại, sẽ kích thích sự tìm tòi tinh thần yêu tổ quốc. Ví dụ : tổ chức trò chơi thi trả lời nhanh, chia lớp thành 4 đội chơi , phổ biến luật chơi theo thời gian ấn định, mỗi đội trả lời từ 5- 10 câu hỏi. Ví dụ: Khi dạy bài 25 “Ôn tập” ở chương trình lịch sử lớp 6. Giáo viên chia thành 4 nhóm (4 đội chơi), chuẩn bị cho mỗi nhóm 5 câu hỏi: 1/ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nà?(40) 2/ Mai Thúc Loan chọn vùng nào làm căn cứ? 3/ Lý Bí lên ngôi vua đặt tên nước là gì? ( Vạn xuân) 4/ Nước Lâm Ấp thành lập vào thời gian nào?( 192- 193) 5/ Công trình tiêu biểu nhất của cư dân ChămPa là gì? ( tháp chăm) Tổ chức trò chơi sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử - Ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập 2/ 9/ 1945 - Ảnh bộ đội ta kéo pháo lên mặt trận Điện Biên Phủ - Ảnh chân dung nhân vật lịch sử. Trò chơi sưu tầm và thuyết minh những hình ảnh lịch sử giúp học sinh có thái độ quan tâm, chú ý đến các bức tranh ảnh có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử. từ đấy có ý thức tìm tòi các tranh ảnh lịch sử và có những tình cảm, cảm nhận cũng như những hiểu biết đối với các tranh ảnh lịch sử đó. Hơn thế nữa, trò chơi này đã giúp cho học sinh phát huy được năng khiếu bình luận, thuyết minh và góp phần tạo cho học sinh có những tình cảm tốt đối với bộ môn lịch sử. Hay trò chơi tìm hiểu về các anh hùng, danh nhân mang tên đường phố. Ví dụ: Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ thành phố Tam Kì và chỉ cho học sinh thấy những con đường mang tên của các nhân vật lịch sử như: Phan Bội Châu, Hùng Vương, Trần Phú, Lý Thái Tổ, Nguyễn văn Trỗi, ,... Rồi gọi từng học sinh trình bày về sự hiểu biết của mình về từng nhân vật lịch sử trên.Đây là một trò chơi mà qua đó Giáo viên có thể đánh giá được những hiểu biết của học sinh về các nhân vật lịch sử, các danh nhân. Từ đó đã giúp cho học sinh rèn luyện được kỹ năng sử dụng bản đồ các thành phố, thị xã. Giúp các em có thêm được những hiểu biết, những tìm tòi, suy nghĩ về các con đường mang tên các nhân vật lịch sử, các danh nhân. Mặt khác trò chơi thi hiểu biết về các danh nhân mang tên đường phố còn tạo cho học sinh niềm thích thú khi học tập môn lịch sử. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua hơn 10 năm giảng dạy lịch sử và dự giờ ở các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm nên bản thân đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, giúp các em thấy được vai trò quan trọng của bộ môn lịch sử trong cuộc sống , tránh được cái nhìn và quan niệm lịch sử chỉ là môn phụ , cần học thuộc lòng là được. Như vậy qua các phương pháp trên ta có thể giúp học sinh biết cách học môn lịch sử, đồng thời các em học sôi nổi hơn, tích cực hơn, giờ học sinh động hơn, giáo viên thoát được lối dạy truyền thống trước đây. Chính vì thế mà chất lượng bộ và sự ham thích môn lịch sử của học sinh ở các lớp tôi dạy vượt hẳn so với chất lượng trung bình của huyện, với kết quả như sau qua 3 năm hoc: - Năm học: 2008-2009: 75. 0 % - Năm học: 2009- 2010: 85% - Năm học 2010- 2011: 93% 7/ KẾT LUẬN: Học sinh là lứa tuổi đang tiếp thu văn hóa một cách mãnh liệt nhất và đó cũng là lớp người sau này sẽ viết tiếp những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đã có rất nhiều người cho rằng học sinh thời nay không thích môn lịch sử và học kém môn này. Nhưng không đó chỉ là cái nhìn một chiều của vấn đề. Thực sự có rất nhiều em học sinh quan tâm đến những kiến thức lịch sử. Do yếu tố khách quan đã làm cho các em từ yêu thích trở thành không thích, thậm chí chán ghét mà thôi. Qua giảng dạy thực tế tôi khẳng định rằng tình yêu lịch sử của các em vẫn có và sẽ bùng cháy mạnh mẽ khi có sự tác động tích cực. Như vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông, không chỉ đơn thuần là thay đổi phương pháp giảng dạy. Để thay đổi thực trạng yếu kém của môn học này hiện nay đòi hỏi những giải pháp đồng bộ từ thay đổi nhận thức về môn học, nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa cũng như thực hiện đãi ngộ, tuyển chọn giáo viên dạy lịch sử và cuối cùng mới là thay đổi phương pháp giảng dạy. Đó là vấn đề về nhận thức chung của xã hội, chứ không phải chỉ của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử. Trên đây là vài kinh nghiệm cảu bản thân rút ra qua các năm giảng dạy, trong quá trình viết chắc có nhiều thiếu xót, mong các đồng nghiệp góp ý để làm tốt hơn. 8/ Đề nghị: Nên có phòng học bộ môn , đầu tư trang thiết bị, mua sách tham khảo Đại Hồng: 8/ 3/ 2012 Người viết: Nguyễn Thị Trang 9/TÀI LIỆU THAM KHẢO -Phương pháp dạy học lịch sử – Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị, nhà xuất bản Giáo dục -Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Lịch sử- Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản Giáo dục. -Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo viên THCS Chu kì III(2004-2007) Môn Lịch sử (quyển 1,2), Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà xuất bản giáo dục. - Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở THCS( NXB GD 1998) - Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam nhà xuất bản Thanh niên - Sách tham khảo 100 câu đố vui của tác giả Bảo Vân- NXB trẻ 10 MỤC LỤC 1. Tên đề tài Trang 1 2. Đặt vấn đề . Trang 1 3. Cơ sở lý luận.. Trang 1 4. Cở sở thực tiễnTrang 2 5. Nội dung nghiên cứu.. Trang 2 6. Kết quả nghiên cứu Trang 5 7. Kết luận..... Trang 5 8. Đề nghị. Trang 6 9/ Tài liệu tham khảo.Trang 7 10/Mục lục Trang 8

File đính kèm:

  • docskkn su.doc
Giáo án liên quan