Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số trò chơi học, môn toán nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1

1.Thuận lợi:

- Đại đa số học sinh ở gần trường và nằm ở khu vực trung tâm, nên nhận thức của HS cũng như sự quan tâm của phụ huynh đến con em mình có phần chu đaó hơn.

 - Trường học là nơi trung tâm nên đi lại thuận tiện. Cơ sở vật chất và trang thiết bị cho lớp học tương đối đầy đủ. Bản thân là giáo viên dạy lâu năm ở lớp đầu cấp. HS đầy đủ đồ dùng, sách vở để học tập.

2.Khó khăn:

- Địa hình trường đóng trên địa bàn có buôn đồng bào dân tộc.Đa số phụ huynh đi làm nương rẫy xa, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con mình. Còn phó mặc cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Một số trò chơi học, môn toán nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch ra khỏi vòng, vào khoảng trống trong vòng, vừa hát vừa giả làm con voi. Các bạn vừa vỗ tay vừa hát: “ Con vỏi con voi Cái vòi đi trước Hai chân trước di trước Hai chân sau đi sau Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Cái chuyện con voi.” Em vừa hát vừa cúi lom khom giả làm con voi. Khi hát câu: “cái vòi đi trước”, em đưa tay phải lên mũi và xoè bàn tay, giả làm cái vòi. Khi hát câu: “hai chân trước đi trước”, em thõng hai tay giả vờ làm dôi chân trước. Khi hát câu: “hai chân sau đi sau”, em dậm hai chân xuống đất làm hai chân sau. Khi hát câu: “còn cái đưới đi sau rốt”, em chụm tay trái lại đưa về đằng sau vẫy vẫy giả làm đuôi. Sau khi hát xong, em trở về chỗ. Một em khác thay và cứ tiếp tục như vậy, hết em này đến em khác. Trò chơi sẽ thú vị hơn nếu hai, ba hoặc tổ cùng hát và giả làm con voi thi xem nhóm nào làm voi đều hơn. Trò chơi 2: “XẾP HÀNG” - Mục đích : luyện tập để củng cố các biểu tượng: cao, thấp, trước, sau, bên trái, bên phải, ở giữa. - Chuẩn bị: một số bông hoa (có thể là hoa giấy hoặc lá cờ); nơi chơi đủ rộng cho 3 tổ cùng chơi. - Cách chơi: mỗi tổ cử ra hai người có chiều cao khác nhau, đứng thành 1 nhóm. Các nhóm đứng không xa nhau trước mặt giáo viên. Giáo viên ra lệnh : xếp hàng dọc, thấp đứng trước, cao đứng sau. Các nhóm nhanh chóng xếp hàng theo mệnh lệnh. Nhóm nào xếp đúng lệnh và xong trước thì được thưởng hai bông hoa (hoặc 2 lá cờ); nhóm xếp sai lệnh thì không được thưởng. Sau đó 3 em về chỗ, mỗi tổ cử 3 em khác ra chơi. Cách chơi tương tự, nhưng với các lệnh khác, ví dụ như: Xếp hàng dọc, thấp nhất đứng ở giữa, cao đứng sau cùng. Xếp hàng ngang, thấp nhất dứng giữa, cao nhất đứng bên trái em thấp nhất. ……… Tổ nào được thưởng nhiều hoa (hay lá cờ) hơn thì thắng cuộc. Những trò chơi củng cố nội dung số học và tất yếu đại số: Trò chơi 3: “TÌM TÊN CON VẬT NHANH” - Mục đích: củng cố khả năng liên hệ thực tế của học sinh sau khi đã học các số 1,2,3,4…… - Chuẩn bị: Học sinh tự nghĩ tên các con vật khác nhau có bốn chân. - Cách chơi: có thể cử hai học sinh, mỗi nhóm 5 em. Giáo viên nêu yêu cầu: Nhóm 1: Hãy nghĩ tên các con vật có 2 chân. Nhóm 2: Những con vật có 2 chân. Giáo viên phổ biến luật chơi. Hai đội sẽ bốc thăm xem đôi nào sẽ nêu trước. Ví dụ: khi nhóm 1 nêu tên con vật có 4 chân. Giáo viên yêu cầu nhóm 2 đọc tên các con vật có 2 chân. Tiếp đến nhóm1, rồi đến nhóm2…, cứ như vậy nhóm nào không tìm được con vật thuộc nhóm mình sẽ thua. Trong trò chơi này giáo viên là trọng tài. Giáo viên nên ghi tên những con vật đã được nêu để tránh lập lại. Sau đó tổng kết trò chơi. Trò chơi đã kết thúc. Trò chơi 4: “ THI ĐẾM” Mục đích: luyện đếm các số theo thứ tự. Chuẩn bị: trò chơi này không cần chuẩn bị trước. Cách tiến hành: học sinh đứng vòng tròn. Một HS bắt đđầu 1 theo chiều quay kim đồng hồ, HS tiếp theo đếm 2, học sinh tiếp theo đếm 3, … cứ như vậy cho đén hết. Giáo viên có thể bắt đầu ở số nào đó để học sinh có thể đếm theo chiều ngược kim đồng hồ, học sinh đếm theo thứ tự giảm dần cho đến khi có lệnh dừng lại đến số 0 thì lại đổi chiều đếm. Học sinh nào đếm sai phải nhảy lò cò 1 vòng rồi trở về chỗ cũ. Lưu ý: có thể đổi trò chơi thành cách hai cách ba. Ví dụ: học sinh lần lượt đếm 2,4,6… hoặc 3,6,9 Trò chơi 5: “BUỘC DÂY CHO BÓNG” Mục đích: củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 5. Chuẩn bị: 4 tờ bìa có hình vẽ gồm 2 phần Phần trên: vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả ghi 1 phép tính cộng, trừ trong phạm vi 5 Phần dưới: vẽ 1 cụm các ô vuông ghi các kết quả của các phép tính trên Cách chơi: học sinh nối bónga với kết quả thích hợp bên dưới. Mỗi em trong đội chỉ được nối 1 lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước nối đứng là tổ đó thắng cuộc. 5 3 4 5 3 5-0 5-2 5-1 3+2 1+4 Trò chơi 6: “ĐÚNG SAI” Mục đích: giúp học sinh ghi nhớ các bảng tính đã học. Tạo không khí thoải mái sau giờ học. Cách chơi: cử hai đội mỗi đội chơi 5 em tiếp sức. Hai đội sẽ phải nhanh chóng ghi đúng sai vào các phép tính mà giáo viên ghi trên bảng phụ. Luật chơi: đội nào làm nhanh, đúng sẽ thắng. Bảng phụ: 9 - 4 = 4 7 + 1 = 8 6 + 1 = 7 2 + 7 = 9 8 – 8 = 0 9 – 2 = 6 e. Trò chơi 7: “GIEO SÚC XẮC VÀO BÀN TÍNH” - Mục đích : Luyện tập cộng trừ theo bảng - Chuẩn bị : 2 con súc xắc - Cách chơi: 2 đội chơi, 2 đội có số người bằng nhau. Số người của mỗi đội bằng bao nhiêu tuỳ ý. Đội thứ nhát cử 1 đại diện và gieo 2 quân súc xắc : chảng hạn được 2 , 3 va 5 người đó tính nhẩm va nói to 3 = 5 = 8, 5 – 3 = 2 Đội thứ 2 cử người ra làm tương tự. Cứ như vậy đại diện 2 đội lần lượt gieo súc sắc và tính nhẩm. Mỗi bên làm đúng hai phép tính thì sẽ được 1 điểm, mỗi lần sai 1 phép tính thì bị trừ 1 điểm. Nếu tổng kết quả bằng 10 thì được thêm một điểm. Sau người cuối cùng đội nào có tổng số điểm lớn hơn là thắng cuộc. Lưu ý: GV có thể sửa đổi trò chơi cho pjù hợp với vòng số và phép tính đang học. Trò chơi 8: “ ĐUA NGỰA” Mục đích: Rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt Chuẩn bị: Một băng giấy dài 25 ô, 2 ngựạ¨ khác màu của bộ cá ngựa¨, hoặc 2 vật tượng trưng cho ngựa Cách tiến hành: Mỗi lần 2 người chơi. Mỗi người chọn một ngựa¨. 2 ngựa cùng tiến vào giữa. Bốc thăm để chọn người đi trước. Mỗi bên đi (tiến hoặc lùi) ít nhất 1 ô, nhiều nhất 3 ô. 2 bên tính toán sao cho đến lượt, phải đi đối phương không còn ô để tiến thì mình thắng cuộc. Những trò chơi củng cố hình học a.Trò chơi 9:” HÌNH GÌ BIẾN MẤT” Mục đích: Củng cố về việc nhận biết hình vuông, hình tam giác Chuẩn bị: Các hình tròn, hình vuông, hình tam giác ( màu sắc khác nhau) có thể thêm các hình quen thuộc như bông hoa, ngôi sao, cắt bằng giấy màu Cách tiến hành: GV cầm các hình vừa gắn lên bảng vừa hỏi HS: “ Đố các con cô có những hình gì? Bây giờ các con nhắm mắt lại xem hình gì biến mất nhé?” Cách 1: GV gọi 1 HS lên nhắm mắt, GV dấu đi 1 hình. Các em HS thgeo dõi. GV nói: “ xong” thì em đó mở mắt xem hình gì biến mất. Cách 2: 2 HS lên nhắm mắt. GV dấu đi 1 hình, thi xem ai nói đúng và nhanh hơn Trò chơi 10: “ CÁI TÚI KÌ LẠ” Mục đích HS nhận biết được các hình Chuẩn bị: Túi vải: 17-25 cm, màu đẹp(hoa) Hình tam giác: 6 x 6x6 cm Hình vuông cạnh 6 cm Hình chữ nhật 6 x 3 cm Cách chơi: HS có thể ngồi tại chỗ hoặc xung quanh GV cầm túi: “ cô có 1 cái túi rất đẹp nhưng không biết trong này có cái gì? Đố ù ai không nhìn vào túi mà đoán được mới tài”. GV gọi 1 HS lên sờ hình trong túi và gọi tên hình trước khi giơ ra cho cả lớp kiểm tra GV hỏi cả lớp “Đây là hình gì? Màu gì?”, cô khen ngợi khi HS nhận dạng đúng, nói đúng. Có thể cho 2 HS lên thi xem ai nhanh hơn Những trò chơi rèn luyện kĩ năng giải toán ứng dụng trong cuộc sống Mục tiêu chung: Nhằm củng cố cách đọc và cách viết, nhận dạng và phân biệt các số tự nhiên ngoài ra còn củng cố một số tính chất của số tự nhiên và 1 chút hài hước đối với trẻ. ĐỐ EM Số nào tròn trĩnh như quả trứng gà? Số nào giống gậy ông già hay mang? Số nào giống ngỗng, giống ngan Ai đạt điểm đó chẳng ngoan chút nào? Đố em biết được số nào Điểm thi được nó thở phào thật may! Số đo-ù viết ngược, lạ thay Cả lớp khen giỏi vỗ tay rào rào? Hai o xinh xắn Xếp chồng lên nhau Em hãy đoán mau Đó là số mấy? Bạn Hà hái được 6 bông hoa, bạn Hà hái được hơn bạn Huệ 2 bông. Hỏi Huệ hái được mấy bông hoa? nam và Việt rủ nhau đi hái mận. Việt hái được 15 quả. Nam hái được hơn 10 quả nhưng chắc chắn ít hơn Việt. Đố bạn đoán được Nam hái được bao nhiêu quả mận Bạn An nghĩ một số mà đó từ 1 đến 5. an cộng số đó với 5 được bao nhiêu cho 4 , rồi lại đem trừ tiếp cho số đã nghĩ, An nói rằng kết quả cuối cùng là 1 . hỏi an nói đúng hay sai? Mỗi góc phòng có một chú mèo. Trước mặt mỗi chú có 3 chú mèo khác. Hỏi trong phòng có mấy chú mèo? Trên cây có 5 con chim. Một người thợ săn bắn trúng 1 con chim làm nó rơi xuống đất. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim? VI. KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trong suốt thời gian áp dụng phương pháp dạy hocï “Gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1 thông qua các trò chơi học tập” vào thực tế giảng dạy tôi thấy trò chơi học tập là các trò chơi có mục đích rõ rệt. Nó là dấu ấn của những trò chơi lắng đọng trong tâm hồn trẻ thơ và làm nên một nguồn sức mạnh thôi thúc trẻ sống tốt, học tập tốt hơn và phát triển khả năng tư duy của trẻ. Chính vì vậy màhọc sinh tiếp thu bài một cách tốt hơn, chủ động hơn và tự nhiên thấy hứng thú với việc học toán. Tránh được tình trạng học vẹt và tư duy thụ động, máy móc, rập khuôn, kho cứng… Trên đây là một số kinh nghiệm tôi rút ra từ giảng dạy môn toán. Rất mong sự đóng góp ý kiến của PGD và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường học. Người viết Trần Thị Liễu

File đính kèm:

  • docMot so tro choi hoc tap gay hung thu cho HS lop 1.doc
Giáo án liên quan