Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Hưng – An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh

1 . Lý do chọn đề tài.

1 . 1 . Lý do về mặt lý luận:

 Lịch sử phát triển của nhân loại ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào, thì con người luôn là động lực của sự phát triển nhanh và bền vững mà nhân tố quyết định chính là những người tài giỏi và tâm huyết.

 Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính vì vậy tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội, và chúng ta, đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp “ trồng người” với mục tiêu “Nâng cao chất lượng dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.

 Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ trước đến nay, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp luôn được xem là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của quá trình dạy và học, rèn luyện và phấn đấu của cả thầy lẫn trò. Ở bậc tiểu học vai trò của giáo viên chủ nhiệm càng đặc biệt quan tâm và xem như nhiệm vụ quan trọng có tính chiến lược của nhà trường cả trước mắt và lâu dài.

 

doc34 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của Hiệu trưởng trường tiểu học Hòa Hưng – An Hòa – Trảng Bàng – Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định như là : Tinh thần học tập, các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến lớp, các em HS cá biệt cần quan tâm - Nội dung kế hoạch: Nêu những biện pháp, dự kiến hoạt động của GVCN và tập thể lớp về các mặt như: Học tập, chuyên cần, tổ chức học nhóm, tổ chức tự học, hoạt động Đội, sao nhi đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội. Tham gia các hoạt động nhà trường và các hoạt động khác. + Học tập: Nêu các giải pháp giáo dục HS chậm tiến, HS cá biệtvà việc tuyên truyền giáo dục hs nói không với tiêu cực trong thi cử, chạy trường, chạy lớp, chạy theo thành tích, chống hiện tượng ngồi nhằm lớp.;lồng ghép có hiệu quả các chuyên đề về kỹ năng sống, tiết kiệm điện năng,vệ sinh môi trường, an toàn giao thông + Chuyên cần: Dự kiến thăm hỏi tối thiểu một lần trên một gia đình HS trên một năm, đây mới chỉ là thăm hỏi những em HS bình thường, còn đối với những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc những em thuộc đối tượng cá biệt, chậm tiến thường xuyên nghĩ học thì phải tăng cường thăm hỏi, động viên nhiều hơn. + Tổ chức học nhóm, tự học: Nêu các biện pháp xây dựng đôi bạn cùng tiến, có biện pháp kiểm tra thông qua ban tự quản lớp. + Hoạt động Đội, sao nhi đồng: GVCN phối hợp chăt chẻ với TPT Đội thông qua bản xây dựng cơ chế phối hợp của TPT và được BGH phê duyệt xác nhận. + Phòng chống các tệ nạn xã hội: Phối hợp chặt chẻ với chi hội phụ huynh HS nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi sai lệch của các em để từ đó có các biện pháp giáo dục hữu hiệu hơn. + Tham gia các hoạt động nhà trường, các hoạt động khác: Căn cứ chỉ tiêu để xét danh hiệu thi đua GVCN và tập thể lớp. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các hoạt động do nhà trường tổ chức như: Vệ sinh, lao động trường lớp, sinh hoạt cờ đầu tuần, đố vui, các hội thi như: hội thi vở sạch chử đẹp, hôi khỏe phù đổng, hội thi kể chuyện sách, kể chuyện Bác Hồ, phong trào giúp bạn đến trường. - Chỉ tiêu phấn đấu: Dựa trên chỉ tiêu chung của phòng giáo dục đề ra cho trường. Trên cơ sở đó hoạch định chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách như: Danh hiệu cá nhân giáo viên, danh hiệu lớp, tập thể HS, Tỷ lệ duy trì sỉ số, tỷ lệ chuyên cần, tỷ lệ giỏi, khá, trung bình, yếu, kém ( đối với học lực) và tỷ lệ thực hiện đầy đủ ( đối với hạnh kiểm); tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ sao ngoan Bác Hồ, cháu ngoan Bác Hồ.; phấn đấu giúp đở và giáo dục có kết quả bao nhiêu em học sinh chậm tiến, học sinh cá biệt (nếu có).; Tất cả các chỉ tiêu nêu trên phải được Hội đồng thi đua nhà trường thẩm định, phê duyệt. Qua đó làm cơ sở đối chiếu kết quả cuối năm. Làm căn cứ để đánh giá, xếp loại GV. 3.2.3. Biện pháp 3 : Quản lý công tác tổ chức. * Phân công, phân nhiệm đội ngũ GVCN, TPT Đội, tổ trưởng chuyên môn phù hợp năng lực, trình độ, kỹ năng và công tác chủ nhiệm lớp cho giáo viên có tầm nhìn chiến lược cơ bản để xây dựng tập thể lớp vững mạnh, tiên tiến. Sơ đồ hệ thống quản lý nhà trường: Thư viện HP.CSVC 1e 1d 1c 1b 1a HT 2b 2c 2d 2e 2a HP.CM TT:1,2,3 3e 3d 3c 3b 3a TT:4 TPT 4d 4c 4b 4a TT:5 5e 5d 5c 5b 5a Hội PHHS * Chỉ đạo TCM, TPT Đội, bố trí thời gian hợp lý giám sát, kiểm tra công tác tổ chức lớp : (Việc thành lập ban cán sự lớp, phân chia tổ nhóm, sơ đồ vị trí chỗ ngồi, theo dõi nề nếp chuyên cần, tiết sinh hoạt chủ nhiệm và nội dung sinh hoạt chủ nhiệm.) - Thành lập ban cán sự lớp: Đây là khâu quan trọng nhất trong công tác tổ chức lớp. Nếu tuyển chọn đúng đối tượng sẽ là cánh tay đắc lực, là chìa khóa thành công trong công tác chủ nhiệm. - Danh sách các tổ và sơ đồ chỗ ngồi : Phải được sắp xếp tinh gọn đảm bảo tính thẩm mỹ, khoa học không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các em và không ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra sau này. - Theo dõi tình hình sĩ số HS hàng ngày, tuần, tháng: Cập nhật thường xuyên làm cơ sở cho việc báo cáo kết quả công tác chủ nhiệm hàng tháng. - Sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần: Đây là việc làm quan trọng nhất trong công tác chủ nhiệm. Người GVCN đóng vai trò chủ đạo, học sinh chủ động điều hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Sơ kết cuối tuần có khen thưởng, có trách phạt, có nhắc nhở, động viên,có so sánh đối chiếu các mặt hoạt động so với tuần trước, và tự đề ra biện pháp khắc phục. Không đánh giá chung chung, mà phải cụ thể đúng người, đúng việc. Qua đó làm cơ sở phấn đấu, rút kinh nghiệm cho phương hướng tuần sau. - Theo dõi chất lượng giáo dục các môn học: Thống kê kết quả kiểm tra từng môn theo từng giai đoạn. - Theo dõi thể lực học sinh (chỉ số pi-nhe): Cân đo, ghi chép mỗi năm 3 lần. Qua đó làm cơ sở để giáo dục thể chất cho các em. * Tổ chức họp giao ban định kỳ một tháng 1 lần giữa BGH, TPT Đội GVCN, Hội PHHS để có biện pháp xử lý, uốn nắn, giáo dục kịp thời đối với những em HS cá biệt, chậm tiến * Sinh hoạt TCM triển khai các chủ điểm hàng tháng, các công văn chỉ đạo của ngành, liên ngành cấp trên cho GVCN cập nhật, năm bắt thông tin kịp thời, chính xác làm cơ sở cho việc triển khai, sinh hoạt chủ nhiệm đúng tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Câu lạc bộ, TCM có nhiệm vụ thông tin, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho BGH biết tình hình và tiến độ hoạt động. * Chỉ đạo TPT xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa GVCN và TPT để thực hiện tốt các nhiệm vụ, phong trào, các chủ điểm và việc thực hiện nội quy nhà trường. - GVCN lớp đồng thời cũng là một phụ trách chi đội. Chi đội có mạnh thì Liên đội mới đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp Huyện, cấp Tỉnh. Liên đội mạnh thì trường mới đạt danh hiệu trường tiên tiến. Vì vậy, khâu tuyển chọn Ban chỉ huy chi đội rất quan trọng có tác động tích cực đến các hoạt động phong trào của chi đội như: “Vòng tay bè bạn”; “Giúp bạn nghèo vượt khó”; “Giúp bạn đến trường”; “Đôi bạn cùng tiến”; “Hoa điểm 10”; “Rung chuông vàng”hoặc thông qua các hoạt động “ Phong trào Trần Quốc Toản”; “Viết thư thăm bộ đội”; “Các phong trào về nguồn”.Khuyến khích giáo viên phát huy các hình thức giáo dục khác, Tăng cường các hoạt động ngoại khóa: Tham quan đền, đài tưởng niệm, các di tích Lịch sử văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh để giáo dục các em lòng yêu nước, truyền thống dân tộc. 3.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá : - Giám sát, hỗ trợ GV về tình hình động viên, thăm hỏi gia đình các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, HS mê chơi, lêu lỏng thường xuyên nghĩ học. Kết hợp chặt chẻ với Hội PHHS tìm giải pháp xử lý và ngăn chặn kịp thời - Kiểm tra hồ sơ định kỳ(quy định thời gian kiểm tra) và kiểm tra đột xuất. - Kiểm tra trực tiếp tiết sinh hoạt chủ nhiệm (Nội dung sinh hoạt) hoặc gián tiếp qua tổ chuyên môn, qua TPT về việc thực hiện các phong trào. Dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm theo lịch đăng ký của GVCN hoặc dự đột xuất. - Chú trọng hình thức động viên, khen thưởng : Thống kê, phân tích kết quả cuối năm của từng GVCN làm cơ sở đánh giá, bình xét thi đua, động viên, khen thưởng kịp thời.Còn đối với GVCN thì đây là việc làm thường xuyên, kịp thời, thiết thực, đảm bảo công bằng, minh bạch. có tác động rất lớn đến công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, cũng cần phải tránh hiện tượng chạy theo thành tích. Kết luận chương 3 Trên đây là 4 biện pháp quản lý được lựa chọn, xây dựng và trình bày trong đề tài. Dựa vào thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp về nề nếp duy trì sĩ số ở trường tiểu học Hòa Hưng hiện nay. Nếu được áp dụng triệt để và đồng bộ các biện pháp ngoài ra có thể phối hợp với các biện pháp hỗ trợ khác như là huy động các lực lượng khác ngoài cộng đồng tham gia quản lý nề nếp chuyên cần, hỗ trợ các phương tiện học tập cho học sinh. Tôi tin chắc rằng sẽ đạt hiệu quả như mong muốn. KẾT LUẬN CHUNG: Kết luận: Giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục – đào tạo nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưởng nhân tài” đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể nói nội dung công tác GVCN lớp rất phong phú và phức tạp đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và vượt khó. GV sẽ có một tổ chức lớp rất tốt, hoạt động rất có hiệu quả, các em được phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Nếu: người GVCN thực sự làm tốt vai trò của mình. Cùng với những việc làm nêu trên Hiệu trưởng trường tiểu học còn phải thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Xây dựng văn hóa nhà trường, trường học thân thiện, công tác đánh giá kiểm định chất lượng trường học, trường đạt chuẩn quốc gia, công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổiVới lượng công việc rất lớn và nặng nề như vậy đòi hỏi Hiệu trưởng cần phát huy vai trò trách nhiệm, sự hợp tác tích cực của các phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn. Hiệu trưởng phải tích cực ủng hộ sự sáng tạo, đổi mới, biết lắng nghe, chia sẽ và tăng cường đối thoạiKịp thời biểu dương những việc làm, những thành tích dù rất nhỏ của giáo viên, học sinh qua các buổi họp hội đồng hàng tháng, các buổi chào cờ đầu tuần mà không cần chờ đến sơ kết , tổng kết năm học. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm giúp đở các thầy cô vượt qua những khó khăn gặp phải trong chuyên môn và cả trong cuộc sống đời thường Kiến nghị: Hằng năm, nên tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác chủ nhiệm lớp ở cụm các trường trong xã và Huyện để giáo viên có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau về mọi mặt trong công tác chủ nhiệm. Cấp sở nên thống nhất biên soạn giáo trình bồi dưỡng công tác chủ nhiệm cho giáo viên tham khảo, học hỏi, ứng dụng vào thiên chức của mình để công tác chủ nhiệm ngày càng được nâng cao. Đối với GV phải không ngừng tự bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, trình độ, vận dụng triệt để các phương pháp, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của bản thân và của HS. An Hòa, ngày 20 tháng 08 năm 2012 Người viết TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tổng kết năm học 2009-2010;2010-2011;2011-2012 của trường tiểu học Hòa Hưng Bộ giáo trình của các thầy cô giành cho học viên khoa Quản lý giáo dục trường ĐHSPHN Các văn bản về luật giáo dục hiện hành Điều lệ trường tiểu học-NXB Giáo dục Hà Nội 2000. Luật giáo dục-NXB Chính trị quốc gia. Tâm lý học đại cương. (tác giả: Nguyễn Xuân thức – chủ biên- NXB ĐHSP Hà Nội).

File đính kèm:

  • docde tai NCKHSP ung dung.doc