Sài Gòn Năm Xưa

Kính dâng Ba tập biên khảo thường đàm nầy để tưởng niệm những phút êm đềm đã qua:

Năm 1919, Ba đưa con lên Sài Gòn vô trường lớn.

Con bắt đầu nếm mùi cháo cá Chợ Cũ, hủ tíu Chợ Mới, xem hát thì Chùa Bà Chợ Lớn, nhai thịt bò kho thằng Lù, có năm cắc leo chuồng gà ngồi coi hát Tây, và cảnh không còn gặp nữa là: bữa bữa hai cha con thượng cao lâu ăn cơm xá xíu.

Năm 1927, Ba lên thăm, con mua bánh Catinat, lòng mừng dâng Ba món lạ. Ba không dùng, hỏi con: “Chữ Hiếu” sao có đắt tiền?

Năm nay 1960, đầu con bạc mà túi vẫn nhẹ, muốn mua bánh, Ba không lên: xe giằn, đường xa, hai con đò Cái Vồn và Mỹ Thuận vẫn có tiếng không lịch sự đối với hành khách “bát thập lão ông” như Ba vậy!

Những ký-ức bấy lâu, con viết gởi về:

“Vương Trạch Nhựt, cháu hãy đọc lớn cho Nội nghe”.

Gia Định, đường Rừng Sác, số 5,

ngày 26 tháng 5 năm 1960

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sài Gòn Năm Xưa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Méssageries Fluviales” sáng lập năm 1883-1884. Sau đổi là “Compagnie Saigonaise de navigation”, đầu tiên do Jules Rueff làm chủ sáng tạo. Rueff quen thân với Vua Hoàng Lân (Norodom). Rueff bán đồng hồ reo, đồng hồ chuông, đồng hồ bỏ túi, cho Norodom mà dư sức làm giàu. Rueff mướn bọn thuyền chủ (trong Nam gọi Cò Tàu), tuy người quốc tịch Lang Sa nhưng trả lương chỉ có bốn chục đồng bạc mỗi tháng, tính mỗi tuần mười đồng. Thế mà bọn nầy đều làm giàu ngang xương, đủ tiền nuôi em út, còn nuôi thêm ngựa đua, vì tàu chạy đường Sài Gòn qua Bangkok, chuyến đi thì chở “lậu” súng lục, chuyến về chở “lậu” thuốc phiện, không mau giàu sao phải. Ông Henri kể lại chuyện một cò tàu chở thuốc phiện lậu, khi tàu đến gần thương khẩu Sài Gòn thì sai neo thùng thuốc phiện buộc chùm với chiếc mỏ neo chìm lỉm xuống nước chờ lính đoan xét tàu xong rồi trục vớt lên. Có một lần nọ, lính đoan biết kế, đón tàu từ hòn Côn Sơn, xuống nằm ỳ dưới tàu chờ về địa phận Sài Gòn sẽ ra tay lục xét. Vỏ quýt dày, có móng tay nhọn. Dọc đường, viên cò tàu bơm ngọt, phục rượu Tây đoan say vùi, chờ khi sang tất cả số đồ lậu thuế qua thuyền nhỏ phi tang đâu đó xong xuôi, khi ấy Tây đoan tỉnh giấc, chỉ còn nước chạy giấy phúc trình: “trên tàu, xét kỹ càng không một món đồ nào lậu thuế”! Năm 1905 đã có vấn đề “nước uống” đem ra bàn cãi tại hội đồng thành phố. Công ty Nhà Đèn xướng ra thuyết ít tốn kém cho ngân quỹ là đào thêm giếng lấy nước ngọt ngay tại chỗ. Hãng Balliste có thế lực lớn lại đề nghị dẫn nước thác Trị An về và như thế đô thành sẽ có dư điện lực do sức mạnh của nước làm ra, vĩnh viễn không lo khan nước khan hơi điện. Năm 1904, Xã Tây Cuniac sang Pháp định vay tiền mẫu quốc mười hai mười ba triệu quan gì đó để thi hành chương trình Balliste. Nhưng Cuniac gặp trở ngại; khi trở về Sài Gòn thì xin từ chức xã trưởng thành phố, và vấn đề “nước ăn nước uống” cho đến ngày nay vẫn chưa dứt khoát. Vấn đề “đổ bác đổ tường” cũng được chú ý đến. Tuy có lịnh cấm cờ bạc, nhưng cấm lấy chừng, ngày tư ngày tết, các chú hốt me tận ngoài đường cái, những thương gia đầu tắt mặt tối quanh năm cũng nghỉ xả hơi, đóng cửa, cầm giấy đỏ có đề bốn chữ “cung hạ tân xuân”, vừa đi thăm bè bạn ba bữa đầu năm, vừa ghé sòng bài thử thời vận. Nhà hàng “Hôtel de France” đường Catinat, trong ba ngày Tết, Hoa Kiều mướn chứa me đến hai chục ngàn đồng một ngày. Dòm vào sòng “đuôi sam” nhiều không thua khăn đóng và khăn quấn đầu rìu. (Lamagat, trương 135). Năm 1906 Jean Duclos chở ngựa lớn con, giống A Rập từ Hà Nội vào cáp độ Trường Đua Sài Gòn, báo hại nhiều nhà thua phá sản. Qua năm 1912, de Monpezat cũng làm mửng ấy và chủ ngựa Hà Nội vét túi bọn trong Nam. Câu Lạc Bộ thể thao “Cerclie Sportf” cũng ra đời lối năm 1912. Lão Mézin, với hai bàn tay trắng, qua đây khai phá ruộng tỉnh Cần Thơ làm nên đồn điền “domaine de l’Ouest”. Lão Gressier còn giỏi hơn nữa, cỡi trâu chạy đua với ngựa, và khai hoang mở rộng vùng Phú Lộc (Sốc Trăng). Hai người sống ở ruộng nhiều hơn ở đất Sài Gòn. Gressier cày sâu cuốc bẫm củi lục làm ăn ròng rã ở đây bốn chục năm dài không về Pháp quốc chuyến nào. Lão Vidal,xin thôi làm sĩ quan thủy quân, ở thiệt thọ tại Sài Gòn cưới vợ Việt Nam, tập ăn trầu nhai bỏm bẻm, được tôn làm đại hương cả làng Phú Nhuận. Khi mãn phần, di ngôn dạy chôn cất theo đạo Phật, có thầy chùa tụng kinh siêu độ, đám táng dùng nhà vàng và đạo tỳ đòn rồng, đòn bông khiêng vai (vì thưở ấy chưa có xe tang ô tô) và thêm có hò đưa linh ấm đám. Tôi nhớ rõ việc nầy vì năm ấy tôi còn làm việc tại trường máy đường Đỗ Hữu Vị, chủ trường là quan năm Rosel sai tôi dẫn đường viếng tang Vidal, đến nơi thấy nhà vàng và thầy chùa gõ mõ, ông cật vấn nhiều lần vì tưởng đã lầm nhà. Lão Fernand Lafonmua đất châu thành và lập nghiệp tại góc đường Lê Văn Duyệt và Hồ Xuân Hương (Verdun Colombier) gần chùa Xá Lợi và trường Áo Tím, nay là Nữ Học đường Gia Long; đất ấy Lafon mua với giá năm cắc bạc (0 đ 50) mỗi thước vuông. Tên Chà Và bán sữa tươi có một bầy bò thả ăn rong trên đất của đô thành. Chánh phủ ép phải mua đất trên Tân Sơn Nhứt để lấy cỏ cho bò ăn, Chà ta khóc ròng và chạy tiền mua; ngày nay Chà cười vì đất “chó ỉa” một thước vuông một, hai cắc bạc, nay đắt hơn vàng khối. Tiền bạc trong xứ, khi cần dùng tạm bợ thì phải vay hỏi nơi Chà Chetty ở xóm Ohier (nay vẫn còn chỗ cũ) tuy cho vay cắt cổ mà không bạc Chà lấy đâu có vốn làm ăn? Mỗi năm rằm tháng Giêng, Chà bày cộ đèn, đưa thần Civa (tượng đúc bằng bạc ròng) dạo chơi đường phố, mua bán tấp nập suốt đêm. Các quan Lang Sa và nhà giàu thân thế sắm xe bicyclette, lúc ấy đã biết máy móc là giống gì, thấy xe không dùng ngựa bò mà chạy ngờ ngờ, đã đặt tên nó là “cái xe máy”. Trước còn bánh đặc, phần đường xá gồ ghề, mê sức chạy mau mà quên đau... sau có bánh bộng, nhưng xe nổ vỏ thì có lấy tay mà bụm! Xe máy dầu (motocyclette) là một xa xí phẩm mới có sau nầy. Khách phong lưu và người có tiền thì đi xe “kiếng”, tức xe đóng bít bùng có cánh cửa gắn kính cho có ánh sáng, nên gọi như thế. Người Pháp gọi xe ấy “voiture malabare” vì người cầm cương phần đông là người Mã Lai. Rồi sau có xe trái bí, hình dáng thanh hơn xe kiếng. Xe trái bí, nhà Dưỡng Lão Thị Nghè mấy năm về trước, còn thấy dùng để đưa các dì, bà phước đi chợ mua đồ ăn. Nhà giàu nữa thì dùng xe mây một ngựa (thùng đan bằng mây) hoặc xe song mã có xà ích (sais) Chà Và cầm cương. Xe tự động (ô tô) sơ khởi là xe hiệu Peugeot, Panhard, Delage, muốn chạy phải đốt cho máy nó nóng!!! Mui vải bố có dây da kéo chằng chịt ra trước ra sau, cửa xe thì không có... Những người có xe ô tô buổi đầu toàn những cự phú và các Lang Sa sang trọng, trong số có ông Lê Phát An là một. Năm 1923, xe Chánh phủ chỉ có độ một trăm chiếc ghi, số từ C-1 đến C-100, chiếc Delage C.100 của Thống Đốc Nam Kỳ là “chiến” nhứt hạng. Câu hát, câu hò thưở trước Tiện đây, tưởng nên ghi chép một mớ câu hát câu hò dính líu chút ít đến nhơn vật và phong cảnh Sài Gòn xưa: Sài Gòn mũi đỏ, Gia Định xúp lê, Giã hiền thê ở lại lấy chồng, Thuyền anh ra Cửa như rồng lên mây (Đời trước, ghe thuyền Sài Gòn đều sơn mũi đỏ cho dễ phân biệt với ghe thuyền Lục Tỉnh. Dường như phong tục sơn mũi thuyền và khắc tên họ, quê quán chủ thuyền đã có từ thời ông Nguyễn Cư Trinh vào Nam, cốt để dễ bắt ghe gian hoặc thuyền của bọn cướp (xem Sãi Vãi do Lê Ngọc Trụ và Phạm Văn Luật sao lục và chú thích). Gia Định xúp lê: Ghe anh lui đến Gia Định, như cởi mở, nếu là tàu thì đã thổi còi vang dội. Hát câu này, anh cho gái hiểu một đi không về! Mẹ đi Chợ Quán, Chợ Cầu, Mua cau Chợ Vải, mua trầu Chợ Dinh. Hay là: ... Mua vôi Chợ Quán, Chợ Cầu, Mua Cau Nam Phổ, mua trầu Chợ Dinh (Câu hát vùng Huế, nhập Gia Định đời Tây Sơn) Chị Hươu đi chợ Đồng Nai, Bước qua Bến Ngé, ngồi nhai thịt bò (Câu hát đối bí hiểm, chưa có câu đáp lại. Trong câu có đủ: hươu, nai, nghé, bò). Bao giờ cạn lạch Đồng Nai, Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò (Cặp nhơn tình nầy, một người gốc gác ở Huế, một người trong Nam). Nhà Bè nước chảy phân hai, Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về. (Câu hát tuyên truyền cuộc di dân vào Nam. Xưa, một phú ông đã có công sáng lập nơi đây một nhà cứu tế và bán buôn, cất trên Bè, trên sàn, sau nhóm đông thành chợ, gọi Chợ Nhà Bè. Bấy lâu, tên ông là Thủ Huồng, nghe làm vậy nhưng không biết chữ viết ra sao, nay đọc Gia Định vịnh, thấy ông Trương Vĩnh Ký ghi là Võ Thủ Hoằng mới rõ). Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai, Nước sông trong sao lại chảy hoài? Thương người xứ lạ lạc loài tới đây. (Câu hát gợi tình, lời trung thực thuộc lọai chánh phong). Chợ Sài Gòn cẩn đá, Chợ Rạch Giá cẩn xi măng, Giã em ở lại vuông tròn, anh về xứ sở, không còn ra vô. (Hát xong câu nầy, là cút biệt về Rạch Giá, ô hô!) Cúc mọc bờ ao, kêu bằng cúc thủy, Chợ Sài Gòn xa, Chợ Mỹ cũng xa, Viết thơ thăm hết nội nhà, Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em! (Câu hát huê tình, điệu chánh phong). Mười giờ tàu lại Bến Thành, Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao (Mười giờ có một chuyến xe lửa từ Mỹ Tho lên, đỗ ga “Bến Thành” thì kéo còi...) Anh đi ghe cá trảng lườn, Ở trên Gia Định, xuống vườn thăm em (Ghe trảng lườn là loại thuyền trẹt, cạn lòng). Xay lúa giã gạo Đồng Nai, Gạo thóc về ngài, tấm cám về tôi. Trầu Sài Gòn xé ra nửa tá, Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi, Buồn tình gá nghĩa mà chơi, Hay là anh quyết ở đời với em? (Minh Tâm) Anh ngồi quạt quán Bến Thành, Nghe em có chốn, anh đàng quăng om (om trà Huế) Anh ngồi quạt quán Bà Hom, Hành khách chẳng có, đá om quăng lò (Minh Tâm) Xe mui chiều thả xanh quanh, Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi. (Thú phong lưu thưở trước, đến 1914 sấp sau mới có ô tô). [101] Louise Alcan và hai cô gái lần lượt tự tử trên góc nhà lầu Carabelli Charner. Kết luận Sài Gòn là đất hưng vương, căn bổn phát tích Nguyễn Triều. Pháp chiếm năm 1859. Pháp bị lật năm 1945. Tiếp theo là cuộc trưởng thành, cách mạng, độc lập. Lịch sử Sài Gòn có lắm đoạn vẻ vang: Không có bàn tay người Việt tô điểm, không thịt xương người Việt làm nồng cốt, không máu huyết người Việt làm xi mon, chưa chắc Sài Gòn có bộ mặt mới xinh như ngày nay. Có người quen tánh lý luận, chê lớp tiền bối lựa Sài Gòn làm kinh đô là thất sách, vì xa biển. Sao không chọn Vũng Tàu Ô Cấp, đủ sơn, đủ thủy, tàu bè dễ ghé dễ lui. Một nhà chuyên môn kiêm bác sĩ nói với tôi: “Vũng Tàu cát bời rời, đất không chơn đứng, xây nhà không bền chắc; ở ngay mũi súng, khó phòng thủ. Thiếu nước ngọt, bị phủ vây thì nguy to”. Sài Gòn, trái lại: Có mội nước lọc dưới đất cát, đủ cung cấp nước ăn quanh năm, khéo tiết kiệm không lo thiếu nước. Sông Đồng Nai, thác Trị An ở gần: dẫn nước tốt dễ dàng. Sài Gòn là đất núi, có chơn đứng, xây cất nhà bao nhiêu từng cao đều được; Sông Nhà Bè quanh co uốn khúc, vì vậy mà hiểm, binh giặc kéo đường thủy, đủ thời gian lập thế thủ; nhờ khuất gió mạnh, bến được yên, tàu đậu không sợ bão tố. Đứng giữa các mối đường, sự giao thông thuận tiện; Ngày nay có sân bay rộng lớn khang trang, Sài Gòn nối liền với hoàn cầu trong nháy mắt. Như một viên bảo ngọc, càng ngày càng quý, Sài Gòn hội đủ điều kiện để trở thành một đô thị tối tân. Xuân Mậu Tuất (1958) - Xuân Canh Tý (1960) Vương Hồng Sến HẾT

File đính kèm:

  • docSai Gon Nam Xua.doc
Giáo án liên quan