Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc Trường Tiểu học Phong Dụ Thượng

Trường Tiểu học Phong Dụ Thượng là trường vùng cao thuộc xã đặc biệt khó khăn, trường thành lập từ những năm 1970 với bao khó khăn đến năm 1999 trường đổi tên thành trường Phổ thông Cơ sở Phong Dụ Thượng ( gồm có 03 cấp học là : Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở ). Đến tháng 10 năm 2005 trường tách ra thành 03 trường. Trường Mầm non Phong Dụ Thượng, trường Tiểu học Phong Dụ Thượng, trường Trung học cơ sở Phong Dụ Thượng. Năm học 2013-2014 trường Tiểu học Phong Dụ Thượng gồm có: 35 cán bộ giáo viên với 07 điểm trường và 32 lớp. Năm học 2013-2014 trường có 641 học sinh.

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập đọc Trường Tiểu học Phong Dụ Thượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức cho HS luyện đọc đoạn nối tiếp. Mục đích của lượt đọc này là phát hiện ra từ khó và luyện đọc lại cho đúng. Tôi thiết kế lượt đọc này bằng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” . Mục tiêu: Giúp học sinh phát hiện và phát âm đúng tiếng, từ, cụm từ trong bài khó đọc, đồng thời phát hiện những chỗ ngắt nghỉ sai, những chỗ đọc ngữ điệu chưa đúng. - Giáo viên nêu yêu cầu: + Phát hiện nhanh những chỗ bạn đọc sai. + Em hãy đọc lại cho đúng. - Giáo viên kết luận và phát âm lại cho chính xác. - 3 học sinh đọc thành tiếng trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi bài trong sách giáo khoa. - Học sinh lắng nghe bạn đọc. - Học sinh trình bày kết quả phát hiện của mình và thực hiện đọc lại trước lớp. - Học sinh khác nêu nhận xét, bổ sung. Lần 2: Đọc lần 2 Đặt câu hỏi giải nghĩa từ khó trong đoạn. HS giải nghĩa từ khó. Lần 3: Tiếp tục cho HS đọc nối tiếp. HS đọc nối tiếp. Hướng dẫn đọc câu khó: - Có câm mồm không? (Giọng quát lớn) - Anh bảo tôi phải không?(Giọng điềm tĩnh) Đọc cao giọng cuối câu hỏi Hướng dẫn luyện đọc nhóm đôi 1 em đọc toàn bài Giáo viên đọc mẫu: Đọc với giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp theo diễn biến câu chuyện. HĐ2: Tìm hiểu bài. Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1. Tìm những từ ngữ cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? Đoạn văn cho thấy điều gì? - Cả lớp đọc thầm. Trên má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch, uống rượu nhiều, lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ. ý1: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển. HS nhắc lại nội dung đoạn 1. Qua đoạn văn ta thấy được hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển. Tên cướp hoành hành ra sao mời 1 em đọc to đoạn 2: - 1 em đọc to - cả lớp đọc thầm Tính hung hãn của tên cướp biển được thể hiện như thế nào? Tìm những chi tiết cho thấy tên cướp biển hung hẵn bạo ngược? - Hắn đập tay xuống bàn quát mọi người im. Hắn quát bác sĩ Ly :” Có câm mồm không” Hắn rút giao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly Thấy tên cướp biển như vậy, thì bác sĩ Ly đã làm gì? Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng bài cho ông chủ quản cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn : “ Anh bảo tôi có phải không? ” Bác sĩ Ly dõng dạc quả quyết: Nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra toà. Những lời nói và cử chỉ ấy cuả bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? - Là người rất hiền từ, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. Đoạn thứ hai kể với chúng ta chuyện gì? - ý 2: Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển Chuyển ý: Tên chúa tàu có vẻ mặt dáng sợ, lời nói cục cằn, thô lỗ, hành đọng hung dữ nên từ lâu không ai dám làm gì hắn. Khi hắn quát mọi người nín thít, chỉ riêng bác sĩ Ly dám đối đầu với hắn. Kết quả đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài: 1 em đọc to cả lớp đọc thầm Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh trái ngược nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? Một dằng thì hiền từ, nghiêm nghị , đức độ. Một dằng thì hung hăng, nanh ác, như con thú dữ nhốt chuồng. Bằng lòng dũng cảm, yêu lẻ phải bác sĩ ly đã khuất phục được tên cướp biển Khuất phục: Cảm hoá được con người, xoá bỏ cái xấu xa thay vào đó cái tốt đẹp vốn có của một con người. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? Vì bác sĩ khoẻ hơn tên cướp biển. Vì bác sĩ doạ đưa tên cướp biển ra toà. Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. Chọn ý c: Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. Vậy đoạn 3 kể cho ta nghe chuyện gì? ý 3: Tên cướp biển bị khuất phục. Giảng: với sự bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. Bác sĩ Ly đã khuất phục được tên cướp biển. cũng có thể tên cướp sợ bác sĩ đưa ra toà. Nhưng chính lẽ phải đã thắng. Câu chuyện muốn nói rằng sức mạnh chính nghĩa thắng mọi sự hung tàn, bạo ngược Bài văn chia làm mấy đoạn? 3 đoạn - ý mỗi đoạn là gì? HS trả lời ý mỗi đoạn trong câu chuyện chính là cốt truyện. dựa vào cốt truyện ai kể lại được câu chuyện? - HS kể - Vậy bạn nào cho cô biết ý nghĩa của câu chuyện này là gì? - Nội dung: Ca ngợi sự dũng cảm của bác sĩ Ly khi đối đầu với tên cướp. Khẳng định chính nghĩa thắng phi nghĩa. - HĐ3: Đọc diễn cảm - Đọc và suy nghĩ 3 HS đọc : phân vai Người dẫn chuyện, bác sĩ Ly, tên cướp. Giọng đọc của từng vai như thế nào? Lời tên cướp cục cằn, hung dữ. Lời bác sỹ Ly điềm tĩnh nhưng kiên quyết . Hướng dẫn kĩ đoạn 2: HS đọc theo vai đã được phân công. HS đọc bài theo nhóm 3. Thi đọc giữa các nhóm. GV và các nhóm nhận xét bổ sung. IV. Cũng cố dặn dò: Câu chuyện khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? Sức mạnh chính nghĩa thắng sức mạnh bạo tàn. + Liên hệ bản thân: Mỗi chúng ta cần phải biết bình tĩnh, xử sự tốt trước những tình thế hiểm nguy. Biết làm công tác tư tưởng tốt để giúp những con người lầm đường lạc lối hoà nhập với cộng đồng. Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương những em học tốt, động viên những em học sinh còn yếu cố gắng hơn. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ giải pháp “ Rèn kỹ năng đọc hiểu qua phân môn Tập đọc.” Qua tiết dạy, tôi nhận thấy rằng việc áp dụng những biện pháp dạy học nói trên thực sự mang lại hiệu quả cao cho tiết Tập đọc. Tiết học sôi nổi học sinh đọc bài rất tốt, hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài Tập đọc dưới sự dẫn dắt gợi ý của giáo viên qua việc tìm từ, giải nghĩa, khai thác về nội dung nghệ thuật của bài Tập đọc. Đặt câu hỏi có tính vừa sức, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn. Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp trực quan, vấn đáp, so sánh, đặt câu … và các hình thức dạy khác. Hầu hết các em hiểu bài, thực hiện tốt những yêu cầu của tiết học đề ra. Qua bài tập các em hiểu và cảm nhận được nội dung của bài đọc. Dạy tập đọc theo phương pháp này sẽ khai thác hết những nét nghĩa, chiều sâu của bài, đã mang lại những hiệu quả tích cực của giờ dạy để kịp thời uốn nắn việc học tập của các em và điều chỉnh phương pháp dạy học của giáo viên cho phù hợp. Áp dụng phương pháp này sẽ nâng cao kỹ năng hiểu biết và phát huy tối đa, tích cực, tư duy của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tôi đã sử dụng phiếu bài tập để kiểm tra việc đọc hiểu của học sinh lớp tôi kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng tổng kết sau: 2.4. Giáo viên tham gia áp dụng lần đầu. 1.Phí Mạnh Hùng . 2.Ngô Thúy Vân. Kết quả khảo sát ( chưa áp dụng giải pháp ) Điểm lớp Số HS 9 - 10 7 - 8 5 - 6 ≤ 5 SL TL SL TL SL TL SL TL Thực nghiệm lớp 4A 30 3 10% 7 23% 15 50% 5 17% Kết quả khảo sát ( sau khi áp dụng giải pháp ) Điểm lớp Số HS 9 - 10 7 - 8 5 - 6 ≤ 5 SL TL SL TL SL TL SL TL Thực nghiệm lớp 4A 30 4 13% 8 26% 17 56% 1 5% Sau khi kiểm tra học sinh, tôi thấy việc áp dụng rèn kỹ năng đọc hiểu đã mang lại hiệu quả cao cho tiết Tập đọc. Học sinh học tập rất sôi nổi, tích cực, các em có hứng thú học tập. Đặc biệt là các em chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Những kết quả thực nghiệm trên đây bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất trong sáng kiến này tỏ ra có tính khả thi. Nếu được thực nghiệm trong một phạm vi rộng lớn vẫn cho kết quả tương tự và có thể áp dụng một cách phổ biến cho học sinh. Chương III. Kết luận và kiến nghị Qua quá trình dạy phân môn Tập đọc với các biện pháp nói trên và kết quả thu được, bản thân tôi thấy để dạy Tập đọc có hiệu quả cao, người dạy cần chú ý các điểm sau: Giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để theo kịp và cập nhật cái mới, trau dồi và nắm chắc nội dung, phương pháp dạy học, đồng thời nắm chắc kiến thức, kĩ năng Tập đọc cần trang bị cho học sinh. Đặc biệt là rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh. Biết tổ chức lớp học một cách khoa học và hợp lí, tạo cảm giác thoải mái thân thiện cho các em học tập hiệu quả. Thông qua các trò chơi hoặc hệ thống các dạng bài tập để rèn kĩ năng đọc đúng đọc hiểu cho học sinh,bởi vì có đọc đúng thì mới hiểu đúng. Nghiên cứu kĩ bài giảng, xác định trọng tâm nội dung bài để xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chú ý đổi mới phương pháp dạy học, tuỳ vào đặc trưng riêng từng bài mà lựa chọn hình thức dạy học phù hợp nhằm lôi cuốn học sinh yêu thích môn học. Phải biết phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh để góp phần tăng thêm hiệu quả tự học ở nhà. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy tại lớp 4A. Để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy - học, đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội, chúng tôi mong các cấp lãnh đạo luôn tạo điều kiện quan tâm hơn nữa trong việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bằng những biện pháp tích cực. Thường xuyên bổ sung kịp thời những tài liệu hướng dẫn, tham khảo phục vụ cho giáo viên nghiên cứu và học tập, nhất là môn Tiếng Việt. Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu ở phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 nói trên đã được được áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả đáng kể, song chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót nhỏ. Vì thế tôi tha thiết mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được đầy đủ, trọn vẹn và có giá trị thực tiễn cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Phong Dụ Thượng, ngày 1 tháng 10 năm 2013 Người viết. Nguyễn Ngọc Tân ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docKINH NGHIEM.doc
Giáo án liên quan