Quy tắc nhập liệu trong văn bản

Ngày nay hầu như mọi văn bản giao dịch hay công việc, học tập, nghiên cứu,. đều được biên soạn

bằng máy tính. Để soạn một văn bản trên máy tính, bạn có thể đi học những khoá tin học văn phòng,

hoặc chỉ cần có máy tính ngồi mày mò với một phần mềm soạn văn bản như Microsoft Word hay

OpenOffice.org Writer là được.

Thế nhưng, để có một văn bản được trình bày đẹp, chính xác, bạn cần phải nắm vững các quy tắc nhập

liệu vào văn bản. Như đặt các dấu câu (chấm, phẩy, chấm phẩy, hai chấm, chấm hỏi, chấm than,.) ở

chỗ nào, khi nào có cách trước hay sau dấu và khi nào thì không có cách, khi nào viết hoa, viết hoa như

thế nào, khi nào viết tắt, viết tắt như thế nào, sử dụng các đơn vị đo lường ra sao, v.v.

Xin mở chủ đề này để lần lượt giới thiệu những quy tắc này, hi vọng có thể giúp ích cho chúng ta trong

công việc hàng ngày.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy tắc nhập liệu trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mít tinh, cao su,...): số lượng hạn chế,  phiên chuyển theo âm đọc, viết liền (caosu, đôla, canxi, xíchlô, sâmbanh,...): hình thức còn nhiều điểm chưa thống nhất.  Thái độ của người sử dụng tiếng Việt: nhiều người không quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ, chỉ suy nghĩ đơn giản theo kiểu "biết thế nào thì dùng thế ấy", hoặc "theo sách báo, theo truyền hình". Và khi các nhà xuất bản, báo chí, truyền hình dùng sai tiếng Việt (viết sai, đọc sai, nói sai, dùng tiếng nước ngoài tràn lan không cân nhắc,...) thì càng làm cho vấn đề chuẩn hoá ngôn ngữ càng khó khăn, vì cái sai hoặc bất hợp lí lại trở thành thói quen phổ biến. Nhận định Chuẩn hoá tiếng Việt nói chung và chuẩn hoá cách dùng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt nói riêng là vấn đề lớn mang tầm quốc gia, phải cân nhắc nhiều yếu tố lợi ích cả về xã hội lẫn về khoa học và ngôn ngữ. Xét riêng ở các nhà nghiên cứu khoa học, đại diện của những thành phần ưu tú nhất trong xã hội, có tiếp xúc thường xuyên với con người và thông tin khoa học trên khắp thế giới:  quan điểm "Việt hoá triệt để" tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán) bằng cách phiên theo âm đọc là không phù hợp với trình độ phát triển của khoa học cũng như đời sống xã hội;  quan điểm "quốc tế hoá từ vựng tiếng Việt" bằng cách nhập nội nguyên vẹn cách ghi và cách đọc nhiều từ vựng tiếng nước ngoài cũng không phù hợp cho sự phát triển của tiếng Việt và giữ được linh hồn tiếng Việt;  các quan điểm sau đây cũng không phù hợp với sự phát triển của tiếng Việt khoa học: o cứng nhắc (truy nguyên nguồn gốc một số từ đã quen dùng dù không hoàn toàn chính xác; không chấp nhận từ ghép giữa các từ thuần Việt hay từ mượn tiếng Âu-Mĩ với từ Hán Việt ;...), o thái độ "bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt" một cách cực đoan (không chấp nhận các phụ âm hay tổ hợp phụ âm không có trong tiếng Việt như f, z, j, w, bl, cr, str,...), o làm rườm rà về kĩ thuật (dùng dấu gạch nối giữa các từ ghép Hán Việt như triệt-để, nhập-nội, nguyên-vẹn,...), o dễ dãi chấp nhận tình trạng tự mâu thuẫn về quy tắc sử dụng ngôn ngữ (thường là trên các phương tiện thông tin đại chúng) hay cách tân, biến đổi thái quá theo những quan điểm thiếu cơ sở khoa học về ngôn ngữ (như đề nghị viết liền các từghép hay thuậtngữ để phânbiệt với các từđơn). Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài Trên cơ sở các quan điểm nói trên, việc viết tên riêng trong tài liệu khoa học cần tôn trọng tối đa tên gọi nguyên ngữ.  Tên riêng đã Việt hoá từ lâu, trở thành thói quen: chấp nhận như tên gọi tiếng Việt bình thường, nhưng những tên gọi không phổ biến thì không dùng nữa. o Ví dụ: vẫn dùng Pháp, Anh, Luân Đôn, Hoa Kì, Ba Lan,...; nhưng không dùng Hoa Thịnh Đốn (Washington), Mạc Tư Khoa (Moskova), Gia Nã Đại (Canada), Á Căn Đình (Argentina), Phi Luật Tân (Philippines)...  Tên riêng gốc Hán: phiên âm theo cách đọc Hán Việt. o Ví dụ: Chu Dung Cơ, Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu, Nhật Bản, Đài Bắc... (không viết Zhu Rongji, Beijing, Shanghai, Suzhou, Japan, Taipei,...)  Tên riêng ngữ hệ Latin: giữ nguyên cách viết nguyên ngữ trong khả năng trình bày của bảng chữ cái Việt (bao gồm 26 chữ cái Latin từ A đến Z và các chữ cái có dấu tiếng Việt). Cách đọc cũng giữ được càng gần nguyên ngữ càng tốt. o Ví dụ: Alexandre de Rhodes, Leonard da Vinci, Napoléon, Paris, Berlin, Santiago, Antoine de Saint-Exupéry,... (không viết A-lê-xan-đơ Đờ Rốt, Lê-ô-na Đa Vanh-xi, Na-pô-lê-ông, Pa-ri, Béc-lanh, Xantiagô, Ăngtoan Đơ Xanh - Êxuypêry,...)  Tên riêng không thuộc ngữ hệ Latin: giữ nguyên cách viết đã Latin hoá theo quy cách quốc tế, nên dùng tên và danh pháp bằng nguyên ngữ, cách được Tổ chức Địa danh của Liên hợp quốc (UNGEGN) khuyến khích (kể cả đối với tên riêng dân tộc thiểu số trong nước) . o Ví dụ: Dhaka, Dakar, Praha, Wien, Lisboa, Moskva,... (không viết Đaca hay Đa-Ka, Pơ-ra- ha, Viên, Li-xbơn, Mát-xcơ-va,...; viết tên cũ trong ngoặc đơn và hướng tới loại bỏ hẳn khỏi văn bản: Prague, Vienna, Lisbon, Moscow,…) Cách viết thuật ngữ tiếng nước ngoài Với các thuật ngữ tiếng nước ngoài, cần linh động sử dụng các quy tắc phiên chuyển sao cho càng gần với nguyên ngữ càng tốt, không gây xáo trộn nghiêm trọng cấu trúc tiếng Việt đồng thời có một sự linh động nhất định giúp tiếng Việt có khả năng phát triển phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ và đời sống xã hội.  Thuật ngữ đã Việt hoá từ lâu, trở thành thói quen thông dụng: chấp nhận như từ ngữ đã nhập nội vào tiếng Việt. o Ví dụ: mét, lít, cà phê,... (không viết met, lit, café,...).  Thuật ngữ gốc Hán: phiên âm theo cách đọc Hán Việt.  Thuật ngữ tiếng nước ngoài (khác tiếng Hán): o chấp nhận các phụ âm hay tổ hợp phụ âm đầu không có trong tiếng Việt như bl, chr, cl, cr, f, j, str, w, z,... (ví dụ: blu, chrom, clinker, cravat, festival, formol, jazz, javel, joule, watt, wolfram, zero, ziczac,...); o chấp nhận các phụ âm hay tổ hợp phụ âm cuối không có trong tiếng Việt như b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z,... (ví dụ: amib, protid, sulfur, glycogen, glucoz,...); o tôn trọng tính hệ thống giữa các thuật ngữ (ví dụ: fluor, fluorur; sulfur, sulfuric, sulfat; chlor, chlorat, chlorur; phosphat, phosphor, phosphorit;...); o không phiên các âm tiết tiếng nước ngoài thành các âm tiết tiếng Việt có cách phát âm gần giống: c- thành x-, -c thành -t, d thành đ-, g- thành gi-, s- thành x-, f- thành ph-, -l thành -n, -s thành -t, -ur thành -ua, -y- thành -i-, thêm các dấu thanh,... (viết acid carbonic, centimet, decalit, decibel, gen, sigma, virus, chlorur, oxygen, carbonic,...; không viết axít cácbônít, xentimét, đêcalít, đêxiben, gien, xíchma, virút, clorua, ôxigien,...); o các thuật ngữ viết tắt có tính phổ biến quốc tế thì chấp nhận như nguyên ngữ, ưu tiên theo loại ngôn ngữ nào sử dụng thuật ngữ đó phổ biến hơn, nhưng phát âm theo tiếng Việt:  viết DNA, đọc /đê en a/; viết PCR, đọc /pê xê e(r)/; viết Internet, đọc /in te(r) nét/; viết Linux, đọc /li nút(x)/; viết WTO, đọc /vê kép tê o/; viết AIDS, đọc /ét(x)/; viết USB, đọc /u ét(x) bê/;...  không viết ADN (tiếng Pháp), không đọc /đi en ây/; không đọc /pi xi a(r)/; không viết Intơnet; không viết Linút, không đọc /lai nớt(x)/; không viết OMC (tiếng Pháp), không đọc /đấp liu ti âu/; không viết SIDA (tiếng Pháp); không đọc /diu ét(x) bi/;... Các thuật ngữ tiếng nước ngoài đã nhập nội sau khi phiên chuyển một cách phù hợp (dù có khi giống hoàn toàn với nguyên ngữ) thì viết bình thường trong bản văn. Riêng các thuật ngữ tiếng Latin, thuật ngữ (không phải tên riêng hay chữ viết tắt) nguyên gốc tiếng nước ngoài chưa qua phiên chuyển thì phải viết in nghiêng (trong trường hợp bản văn đang in nghiêng thì thuật ngữ này được viết đứng).  Tiếng Latin: et al., op. cit., P.S., sic,...  Tên khoa học các chi và loài sinh vật: Skeletonema costatum, Phaseolus polystachios (L.) Britton et al., Vigna unguiculata subsp. cylindrica (L.) Verdc., Pseudo-nitzschia spp., Thalassiosira sp.,...  Tên các gen (nhưng tên protein tương ứng viết thường): protein HSP (heat shock protein) - gen hsp18; sắc tố phytochrom - các gen PHYA, PHYB, PHYC, PHYD và PHYE;...  Tiếng nước ngoài chưa qua phiên chuyển (không áp dụng với tên riêng hay chữ viết tắt): viết e- mail, website, e-learning,... nhưng không viết DNA, SARS, PCR, PGR,... Với các thuật ngữ và khái niệm mới, chưa được biết hoặc thừa nhận rộng rãi, hoặc có thể gây khó hiểu cho người đọc, thì ở lần đầu tiên xuất hiện trong bản văn cần chú thích nguyên ngữ trong ngoặc đơn, bằng chữ in nghiêng theo quy định. Lưu ý: trong luận văn không chú thích quá nhiều khái niệm, thuật ngữ đã phổ biến trong chuyên ngành.  Ví dụ: "Diễn ngữ (paraphrase) là cách diễn đạt lại các ý tưởng của một tác giả khác bằng ngôn ngữ riêng của mình. Bằng diễn ngữ, nhà nghiên cứu có thể trình bày một vấn đề, một ý kiến khoa học của tác giả khác mà không cần phải trích dẫn nguyên văn, không dùng lại từng câu từng chữ như chính tác giả gốc đã dùng, nhưng vẫn đảm bảo trung thành với nội dung nguyên bản." Dấu câu và kí hiệu Đối với dấu câu và các kí hiệu, vấn đề quan trọng nhất trong kĩ thuật nhập liệu là có hay không có khoảng trắng trước và sau dấu hay kí hiệu được dùng. Hiện nay chưa có văn bản nào quy định thống nhất và có hệ thống trong cả nước về việc này. Bảng dưới đây được mô tả dựa trên việc tham khảo và tổng hợp những quy tắc đã sử dụng phổ biến trong nhiều loại tài liệu khác nhau trong nước, có đối chiếu với các bộ tiêu chuẩn hoặc quy tắc phổ biến trên thế giới. Có hai loại khoảng trắng trong một văn bản nói chung:  Khoảng trắng (bình thường): kí tự rỗng, tạo ra một khoảng trống trên văn bản khi in ra giấy.  Khoảng trắng dính: là khoảng trắng nhưng không bị tách rời khỏi từ hoặc số liền trước khi xuống hàng ở cuối câu. Cần dùng khoảng trắng này khi muốn kéo kí hiệu ở cuối dòng trên xuống dòng dưới cùng với kí tự hay kí số liền trước, thay vì dùng lệnh/phím ngắt dòng (trên máy tính: nhấn Shift + Enter) hay xuống dòng (nhấn phím Enter). Bảng mô tả kĩ thuật nhập liệu dành cho các dấu câu và kí hiệu trong văn bản  Một số kí hiệu phái sinh từ các đơn vị kể trên có thể áp dụng tương tự đối với kí hiệu gốc.  Riêng với đơn vị đo độ (°), khi đi kèm với các kí hiệu khác thì không có khoảng trắng phía sau: viết °C, °F, °K,...; không viết ° C, ° F, ° K,...  Cần phân biệt các dấu gạch nối (-) và gạch ngang (–): o dấu gạch nối (ngắn) có chức năng nối liền hai từ đứng cạnh nhau thành một từ ghép, một chuỗi khái niệm không tách rời, hoặc một chuỗi giá trị liên tục: nhận thức-phát ngôn, hệ thống tác giả-năm, những năm 1991-1996,... o dấu gạch ngang (dài) có chức năng tách rời một thành phần ra khỏi một tổng thể, thành một đơn vị tương đối độc lập, thường là câu chú thích trong một câu khác: "Đặc biệt là vấn đề bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với vận tải hàng hoá – biện pháp có thể bù đắp một phần sự cố cho chủ tàu..."

File đính kèm:

  • pdfQui tac go van ban khoa hoc hot.pdf
Giáo án liên quan