Phương tiện dạy học

1.1.1. Khái niệm phương tiện

 Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2003 thì: phương tiện là cái dùng để làm một việc gì, để đạt một mục đích nào đó.

 Theo các định nghĩa trên, chúng ta có thể hiểu rằng, trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng, cái mà chúng ta dùng để làm một việc gì (ví dụ: bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh ) để đạt một mục đích nào đó (ví dụ: minh hoạ cho lời giáo viên vừa nói hay cho học sinh khai thác tri thức ) thì đều được gọi là phương tiện.

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 15844 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương tiện dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tạo điều kiện cho việc giảng dạy môn học như: phòng bộ môn Địa lí, vườn Địa lí…, toàn bộ các đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ quan trắc, đo đạc, các thiết bị nghe nhìn và cuối cùng là các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS như: SGK Địa lí, các sách báo tham khảo Địa lí…”. Qua việc nêu ra vấn đề như trên, chúng ta có thể hiểu: PTDH Địa lí là một khái niệm dùng để chỉ tất cả các PT, thiết bị mà GV và HS sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy - học Địa lí, phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục. 1.1.4. Tầm quan trọng của phương tiện dạy học. - Theo quan điểm cấu trúc hệ thống thì PTDH học là một thành tố trong quá trình dạy học, nó cùng với các nhân tố khác: mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học, hoạt động của GV, HS tạo thành một thể hoàn chỉnh và có quan hệ biện chứng thúc đẩy quá trình dạy học đạt tới mục đích nhất định. Vì vậy, việc vận dụng và tiến hành các PPDH không thể tách rời việc sử dụng các PTDH. - Thực tế đã chứng minh rằng, trong mọi trường hợp, quá trình nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn, từ những hình tượng trực quan mà con người quan sát được.V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của sự nhận thức hiện thực khách quan”. Trong dạy học, các PTDH thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà GV và HS không thể tiếp cận được. Chúng giúp cho người GV phát huy được tất cả các giác quan của HS trong quá trình truyền thụ tri thức, từ đó giúp cho HS dễ dàng lĩnh hội, nắm bắt tri thức, phát triển tư duy. - Khi có PTDH sẽ giúp cho GV có thêm những điều kiện thuận lợi để trình bày bài dạy một cách tinh giản nhưng vẫn đảm bảo nội dung đầy đủ, sâu sắc và sinh động; tạo điều kiện cho GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS được chính xác, đầy đủ hơn. Giúp GV tổ chức, điều khiển quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, tránh được tính chất giáo điều hình thức trong dạy học hiện nay. - PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH nên việc vận dụng các PPDH không thể tách rời các PTDH. PTDH được sử dụng không những cung cấp cho HS những kiến thức bền vững, chính xác, mà còn giúp HS kiểm tra lại tính đúng đắn của các kiến thức lí thuyết, làm cho lí thuyết với thực tiễn xích lại gần nhau hơn và cũng là biện pháp nhằm rèn luyện cho HS thói quen và nhu cầu thường xuyên vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, thực hiện tốt nguyên lí dạy học: học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn. Hơn nữa, đứng trước vật thật hay các hình ảnh của chúng, HS sẽ học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các đối tượng nghiên cứu, dễ dàng tiến hành các quá trình phân tích, tổng hợp các hiện tượng để rút ra những kết luận đúng đắn. - PTDH được xem là “điểm tựa” cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy của các em. Khi thực hiện các nhiệm vụ do GV yêu cầu trên cơ sở quan sát, phân tích PTDH, bằng hoạt động, hứng thú của HS được kích thích, tư duy của HS luôn luôn được đặt trước những tình huống mới, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo. Sử dụng PTDH còn cho phép gia tăng khối lượng công tác tự lập của HS trong giờ học. Như vậy, có thể nói rằng PTDH nếu được sử dụng đúng đắn sẽ có những khả năng to lớn trong việc phát huy TTC, tự lực học tập của HS, góp phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH hiện nay. 1.1.5. Các loại phương tiện trong dạy học Địa lí 1.1.5.1. Cơ sở phân loại PTDH Địa lí Trong một thời gian dài PTDH thường được dùng dưới nhiều tên gọi khác nhau, trong đó có tên gọi phổ biến là PT trực quan (phù hợp với chức năng minh hoạ tri thức). Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự biến chuyển không ngừng của các PPDH đã làm biến chuyển đến các PTDH, làm cho số lượng PTDH ngày càng phong phú, đa dạng. Do đó, mà việc phân loại các PTDH cũng có thay đổi. Dựa vào vai trò, ý nghĩa, cấu trúc, chức năng, đặc điểm môn học… các tác giả đã có sự phân loại như sau: - Theo Grabetxki và Parmênốp chia phương tiện thành ba nhóm: + Các mô hình, mẫu vật, các loại dụng cụ biểu diễn thí nghiệm. + Các thiết bị máy móc và dụng cụ giúp cho việc tiến hành thí nghiệm + Các dụng cụ trực quan tượng hình: sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh… - Theo Nguyễn Ngọc Bảo, Ngô Hiệu, các phương tiện được sử dụng chủ yếu trong nhà trường phổ thông hiện nay là: các vật thật; các vật tượng trưng (bản đồ/lược đồ, sơ đồ, đồ thị…); các vật tạo hình như (tranh ảnh, mô hình, hình vẽ…); thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm; các phương tiện mô tả bằng lời nói, kí hiệu như: sách giáo khoa, các tài liệu in, lời nói của GV, các công thức…; các phương tiện thiết bị kỹ thuật dạy học. - Theo Trần Đức Vượng, các loại PTDH gồm: tranh, ảnh, bảng, biểu đồ; bản đồ giáo khoa; mô hình, mẫu vật, vật mẫu; dụng cụ; phim Slide; bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu; băng, đĩa ghi âm; băng, đĩa ghi hình; phần mềm dạy học. - Theo Nguyễn Đức Vũ, sự phát triển của PTDH đã đưa đến một danh mục các loại PTDH đa dạng và phong phú, bao gồm: tranh, ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ; phiếu học tập, lát cắt địa hình, sách giáo khoa; bản đồ giáo khoa; mô hình, khối đồ, mẫu vật, vật mẫu; dụng cụ, các thí nghiệm đơn giản; phòng Địa lí, vườn Địa lí; phim Slide; bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu; băng, đĩa ghi âm và ghi hình; máy vi tính và multimedia; phần mềm dạy học . Xét ở góc độ đặc thù môn học, cũng như mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài, nên chúng tôi phân ra hai nhóm PTDH chủ yếu là PTDH truyền thống và các thiết bị kỹ thuật trong dạy học. 1.1.5.2. Phương tiện dạy học truyền thống * Theo Trần Đức Vượng , Nguyễn Dược - Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Đức Vũ phân loại PTDH truyền thống gồm: tranh, ảnh, bảng, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ; phiếu học tập, lát cắt địa hình, sách giáo khoa; bản đồ giáo khoa; mô hình, khối đồ, mẫu vật, vật mẫu; dụng cụ, các thí nghiệm đơn giản; phòng Địa lí, vườn Địa lí. * Đặc điểm các PTDH truyền thống là được khai thác tri thức trực tiếp, ngay trong bản thân các phương tiện, không phải thông qua một khâu trung gian nào; rẻ tiền; dễ sử dụng. 1.1.5.3. Thiết bị kỹ thuật trong dạy học * Theo Trần Đức Vượng, Nguyễn Đức Vũ các thiết bị kỹ thuật trong dạy học gồm: phim Slide; bản trong dùng cho máy chiếu qua đầu; băng, đĩa ghi âm và ghi hình; máy vi tính và multimedia (nhiều PT truyền thông); phần mềm dạy học. * Các thiết bị kỹ thuật trong dạy học có đặc điểm chung là: - Muốn khai thác thông tin phải có thêm các máy móc chuyên dùng. - Mỗi loại thiết bị kỹ thuật dạy học bao gồm hai khối: khối mang thông tin và khối truyền tải thông tin tương ứng: Khối mang thông tin Khối chuyển tải thông tin tương ứng Phim Slide, phim chiếu bóng Máy chiếu Slide, máy chiếu phim Băng, đĩa ghi âm Radiocassette, đầu đĩa, máy vi tính Băng, đĩa ghi hình Video, đầu đĩa hình, máy vi tính Phần mềm dạy học Máy vi tính - Phải có lưới điện quốc gia; đắt tiền gấp nhiều lần các PTDH thông thường; phải có trình độ sử dụng và bảo quản tốt; phải có phòng ốc chuyên biệt để lắp đặt, sử dụng, bảo quản . 1.1.6. Mối quan hệ giữa phương tiện dạy học Địa lí với các yếu tố của quá trình dạy học. Quá trình dạy học là tập hợp những hành động liên tiếp của GV và HS. Những hành động này nhằm làm cho HS tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, hình thành thế giới quan và phát triển nhân cách cũng như những năng lực riêng về trí tuệ . Như vậy, quá trình dạy học có rất nhiều yếu tố: hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, PTDH, kiểm tra – đánh giá sản phẩm của nó. Trong đó hai yếu tố dạy và học tạo thành một quy luật có quan hệ biện chứng chi phối tất cả các yếu tố khác. * Mối quan hệ giữa PTDH với hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Trong hoạt động dạy, GV mang vai trò định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của GV là thiết kế, tổ chức và tạo ra các điều kiện để HS thực hiện việc học một cách tích cực. Để làm được điều đó thì một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình dạy học Địa lí đó là PTDH. GV căn cứ vào nội dung dạy học, tình hình HS và PT hiện có để lựa chọn PP tác động vào HS nhằm đạt mục đích dạy học. Nhờ có PTDH mà các nhiệm vụ của người GV được thực hiện một cách dễ dàng và hoạt động học của HS cũng trở nên hứng thú, nhẹ nhàng hơn. * Mối quan hệ giữa PTDH với nội dung và PPDH - Phương tiện, nội dung và PP luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nội dung hoạt động đòi hỏi phải có phương tiện và phương pháp thích ứng. Sự xuất hiện của phương tiện lại có thể làm nảy sinh những nội dung và phương pháp mới. - PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp, PPDH được thực hiện bằng các hoạt động với các PT cụ thể. Bởi vậy, khi nói đến PPDH nghĩa là nói đến PTDH. Ngược lại, nói đến PTDH là nói đến PP sử dụng chúng trong dạy học. Ví dụ, khi nói đến PP bản đồ thì phải có mặt bản đồ; khi nói đến PP sử dụng tranh ảnh thì phải có tranh ảnh. * Mối quan hệ giữa PTDH với hình thức tổ chức dạy học. Mối quan hệ giữa PTDH và hình thức dạy học, ngoài mối quan hệ nội dung (nguồn tri thức) trong phương tiện với các hình thức dạy học còn có quan hệ với kích cỡ và số lượng của các PT. Kích cỡ, số lượng của các phương tiện ảnh hưởng đến hình thức tổ chức dạy học và ngược lại hình thức tổ chức dạy học tuỳ thuộc vào kích cỡ, số lượng của các PTDH. Trong dạy học Địa lí không nên sử dụng những phương tiện có kích cỡ quá nhỏ hay quá lớn. GV phải tuỳ thuộc hình thức dạy học để sử dụng PTDH thích hợp. * Mối quan hệ giữa PTDH với kiểm tra, đánh giá. Mối quan hệ này thể hiện: nếu GV thường xuyên sử dụng các PT như là nguồn tri thức để phát huy TTC của HS thì trong kiểm tra, đánh giá cần chú ý đưa ra những câu hỏi, bài tập gắn với các PT. GV phải xem các PTDH là một bộ phận quan trọng của nội dung cần kiểm tra, đánh giá HS và ngược lại.

File đính kèm:

  • docPHUONG TIEN DAY HOC.doc