Phương thức giải quyết câu hỏi giữa bài và cuối bài môn địa lý ở bậc THCS

 Trong thời gian qua , chúng ta tiến hành thực hiện hoàn thành việc thay sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học bậc THCS nói chung và bộ môn Địa lý nói riêng . Thành công về việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học trong những năm qua là nhằm mục tiêu thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần : Phát huy tính tích cực học tập của học sinh “lấy học sinh làm trung tâm “, người Thầy với vai trò là người tổ chức hướng dẫn cho học sinh hoạt động . Về sách giáo khoa tinh lược những kiến thức cơ bản cần đạt, giảm bớt nhưng kiến thức lý thuyết mang tính hàn lâm . Nội dung SGK được trình bày với dạng “mở". Với những định hướng đó hướng đó buộc học sinh phải suy nghĩ phải làm việc thực sự . Từ đó tư duy của học sinh được kích thích phát triển. Môn địa lý là một trong những môn thể hiện cấu trúc đó : Các đơn vị kiến thức đựợc biểu hiện trong SGK qua kênh hình, kênh chữ được thiết lập hợp lý theo từng đơn vị kiến thức. Để phát huy tư duy sáng tạo tìm tòi kiến thức mới của học sinh ,trong từng bài học đã được xây dựng theo cấu trúc chặt chẽ, mỗi mục đều có các câu hỏi mà ta gọi là hệ thống câu hỏi giữa bài, Sau mỗi bài học lại đươc xây dựng một hệ thống câu hỏi củng cố kiến thức được sắp xếp theo từng mức độ tư duy từ nhận biết đến rèn luyện kỹ năng và kỹ xảo.

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức giải quyết câu hỏi giữa bài và cuối bài môn địa lý ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bản đồ . Quan sát hình 42.1 cho biết + Trung mỹ có các kiểu khí hậu nào ? + Sự khác nhau giức khí hậu Nam mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần đảo Ang – ti . ( Bài 42 Thiên nhiên trung và nam Mỹ - Mục 2 sự phân hoá tự nhiên (Tr 128 &129 ) . ) Bước 1 : GV Định hướng nội dung cần giải quyết . + Xác định các kiểu khí hậu ở Trung mĩ . + Tìm ra sự khác biệt giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ , TrungMĩ , Quần đảo Ang –ti . +Phương tiện : lược đồ Khí hậu trung và Nam Mĩ . Bước 2 : +HS : Làm việc theo nhóm +GV : Hướng dẫn : Căn cứ vào thang màu trong phần chú giải – Hình 42.1 - để xác định các kiểu khí hậu .( nhiệt độ ,chế độ mưa , và độ ẩm ) Căn cứ vào bề mặt lục địa Nam mỹ : phân hoá của địa hình , từ đông sang tây . từ thấp lên cao , từ bắc xuống nam . Để tìm ra sự khác biệt của khí hậu . Bước 3 : + HS trình bày kết quả làm việc + HS góp ý bổ sung . Bước 4 : GV Nhận xét và làm rõ những phàn nội dung khó . GV chuẩn xác kiến thức : Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam mĩ với khí hậu Trung Mĩ và và quần đảo Ăng ti là : Trung Mĩ và quần đảo Ang ti : Chủ yếu là khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, có chế độ mưa và ẩm theo mùa khô kéo dài Nam mĩ : Có gần đủ các kiểu khí hậu, với sự phân hoá từ bắc xuống nam . b/ Dạng câu hỏi giải thích một hiện tượng địa lý Cách nhận biết đối với dạng câu hỏi này trước nói thường có Vì sao,tại sao Ví Dụ : Vì sao cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tây nguyên ? (Bài 29 : Vùng Tây nguyên (TT) Tr.106 ) Để giải quyết được câu hỏi này buộc chúng ta phải sử dụng mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố tự nhiên . Có nghĩa là chúng ta dựa vào các yếu tố địa hình thổ nhưỡng khí hậu để giải quyết . +Tiến trình hoạt động: +Bước 1 Giáo viên hướng dẫn lập trình , định hướng giải quyết vấn đề . ( Vẽ sẵn một sơ đồ mối quan hệ tự nhiên .) Địa hình khoáng sản Đất Vị trí ,địa lý Khí hậu Cảnh quan tự nhiên Thuỷ văn Sinh vật Nguyên nhân Hệ quả * Bước 2 : Học sinh dựa vào sở trên và hình 29.1 để tìm ra nội dung cần đạt là : Như thế nào là nhiều ? . Điều kiện nào dẫn đế cây cà phê phát triền mạnh ở tây nguyên mà không phát triển tâp trung ở những vùng khác * Bước 3 ; Thảo luận nhóm -HS : Trình bày kết quả làm việc - Các HS khác góp ý bổ sung . * Bước 4 -Giáo viên chuẩn xác kiến thức : +Như thế nào là nhiều nhất ? Vì Cây cà phê chiếm diện tích lớn nhất , sản lượng cao nhất cả nước . + Vì sao ? Căn cứ vào mối quan hệ tự nhiên cho ta biết : Đó là do vùng có diện tích đất Ban Zan nhiều nhất nước ta vơí chất lương đất tốt , Khí hậu cao nguyên có hai mùa rõ rệt , mùa khô kéo dài thích hợp cho thu hoạch , bảo quản và chế biến . Điều quan trọng hơn là do trong điều kiện kinh tế mở, nước ta có thể xuất khẩu cà phê trên thị thường ở nhiều nước và khu vực . c/ Dạng câu hỏi trình bày đặc điểm của một đối tượng địa lý. VD : Qua hình 19.2 và 19.3 , nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hoà ( Bài 19 : Môi trường hoang mạc - Mục I – Tr 62 .) * Bước I : -GV định hướng tìm nội dung yêu cầu của câu hỏi : -Tìm đặc điểm chung của hoang mạc -Tìm sự khác biệt giữa hoang đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà . *Bước 2 : - GV hướng dẫn học sinh làm việc : +Nội dung : .Căn cứ vào biểu đồ Hình 19.2 và 19.3 Tìm : Phân bố nhiệt độ, phân bố lượng mưa các tháng trong năm .biên độ nhiệt trong năm . Căn cứ vào kênh chữ tìm đặc điểm chung của hoang mạc .Đối chiếu giữa môi trương hoang mạc đới nóng và hoang mạc ơn đới để tìm ra sự giống và khác. *Bước 3 : HS báo cáo kết quả làm việc . Gọi HS khác lên bổ sung . *Bước 4 : - GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức : Đặc điểm của hoang mạc : Chiếm diện tích lớn ở châu Á , Châu Phi , châu Mỹ và Ô-xtrây –li-a phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến . Lượng mưa rất ít nhưng bốc hơi rất lớn . Chênh lệch nhiệt độ trong năm và trong ngày đêm rất lớn. Phần lớn hoang mạc có sỏi đá và những cồn cát bao phủ. Thực vật cần cỗi nghèo nàn, động vật rất hiếm, dân cư chỉ có ở các ốc đảo. Sự khác nhâu về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hoà : à Các hoang mạc ở đới nóng : Biên độ nhiệt năm và trong ngày rất lớn .Có mùa đông ấm (trên 100c) ,mùa hạ rất nóng (gần 400c) à Các hoang mạc ôn đới : Biên độ nhiệt năm và trong ngày lớn ,có mùa đông rất lạnh (dưới 160c ), mùa hạ mát (khoảng 200c ) 3/ Dạng câu hỏi nhận xét so sánh giữa các đối tương địa lý địa lý . VD : Quan sát hình 23,1 và dựa vào kiến thức đã học , hãy cho biết dãy núi trường sơn Bắc ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở bắc trung bộ ? . ( Bài 23 Vùng Bắc Trung bộ Tr.81 ) *Bước 1 : -Xác định nội dung yêu cầu hướng dẫn học sinh giải quyết -HS quan sát lược đồ tự nhiên Bắc trung Bộ Hình 23.1. *Bước 2 : - HS xác định dịa hình dãy trường sơn Bắc vị trí , hướng núi ( TB - ĐN ) - HS xác định hướng gió tây nam thổi vào mùa hạ - HS Tự tìm ra sự ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu . Bước 3 : -Thảo luận (nhóm) -HS báo cáo nhận xét bổ sung . -GV Chuẩn xác kiến thức : *Vào mùa hạ gió tây nam thổi từ vịnh Ben gan theo hướng tây nam vào lục địa Khối khí này mang nhiều độ ẩm nên thường đem đến lượng mưa nhiều cho nhưng vùng nó đi qua . Nhưng khi khối khí này thổi đến dãy truờng sơn Bắc do gặp địa hình núi cao khối khí vượt lên vào gặp khí hậu lạnh gây bão hoà và đổ mưa nhiều ở sườn tây , khi khối khí vượt qua được dãy núi nhưng do mưa nhiều ở sườn tây nên qua sườn đông không khí hết độ ẩm nên đã biến tính thành khối khí khô và nóng . Hiện tượng này người ta còn gọi là gió tây phơn . Nhân dân quen còn gọi là gió Lào . Do tính chất khô và nóng nên nó đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng . 2/ Dạng câu hỏi cuối bài : Nhằm củng cố kiến thức của bài học GV dùng câu hỏi ở cuối bài để củng cố bằng câu hỏi lý thuyết . Bằng cách cho học sinh đọc câu hỏi và suy nghĩ trong 1phút sau đó giáo viên gọi bất kỳ HS nào để trả lời ( Vì đây là câu hỏi nhận biết nên học sinh rất dễ trả lời ) học sinh trả lời đúng là kiến thức trọng tâm của bài HS đã khám phá được . Từ câu trả lời GV có thể đánh giá tiết dạy thành công hay không . a/ Câu hỏi lý thuyết : VD : Câu3 trong phần câu hỏi và bài tập (bài 13 Địa hình bề mặt trái đất) trang 45 .Đây là câu hỏi khó Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ? Bước 1 : GV hướng dẫn học sinh lập bảng để trả lời Loại núi Thờigian hình thành Hình dạng bên ngoài Đỉnh Sườn Thung lũng núi Núi già Núi trẻ …………………………………… …………………………………… …………………………… ……………………………. …………………………… …………………………... …………………………… ………………………... HS bổ sung . Bước 2 : GV chuẩn xác : à Về tuổi : Núi già đã hình thành cách đây hàng trăm triệu năm , núi trẻ có tuổi khoảng mấy chục triệu năm . à Về hình dáng và độ cao : Núi già thường thấp , có hình giáng mềm mại với các đỉnh tròn, sười thoải , thung lũng rộng . Núi trẻ thường cao hoặc rấy cao, coa hình dáng lởm chởm, với đỉnh nhọn , sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu . b/ Dạng bài tập : Đây là dạnh bài nhằm phát huy khai năng sáng tạo và rèn luyện kỹ năng thực hành , phân tích tổng hợp so sánh hoặc xác định các yếu tố địa lý , hiện tương địa lý . làm việc với bẳng biểu . HS thường được GV hướng dẫn lầm việc ở nhà . Để đạt chất lượng cao GV phải nhiêm cúa các dạnh bài và lâp phương thức giải quyết , từ đó hướng học sinh làm theo để phát huy đúng kỹ năng cần đạt . VD : Xác định vị trí , ranh giới của môi trường hoang mạc và môi trường nhiệt đới trên bản đồ (hình 27.2 tr 87 SGK ) . Nêu đặc điểm của hai loại môi trường này . giải thích tại sao châu phi hoang mạc lại chiếm diệntích lớn . Bài tập 2 Trong bài 27 THIÊN NHIỆN CHÂU PHI (TT) Bước 1 : GV tìm phương thức giải quyết : HS sử dụng cuôi bài tập thực hành địa lý 7 ,trong đó có luợc đồ các loại môi trường tự nhiên châu phi chưa tô màu . Nội dung cần đạt ở câu hỏi : Nhận biết được sự phân bố của 2 môi trường Hoang mạc và nhiệt đới trên băng đồ . Nêu đặc điểm khí hậu và thực vật 2 môi trường trên bằng cách thiét lập 1 sơ đồ . Tìm kiến thức để giải thích . Bước 2 : GV hướng dẫn HS về nhà làm cụ thể sau : A/ Tô màu gạch vào môi tròng hoang mạc , tô màu nghệ vào môi trường nhiệt đới . Hình trong sách bài tập thực hành . b/ Nêu đặc điểm về khí hậu và thực vật của hai loai môi trường trên bằng cách hoàn thàn hai sơ đồ sau : Đặc điểm của môi trường hoang mạc Khí hậu …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. . Thực vật …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. Đặc điểm của môi trường nhiệt đới Khí hậu …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. . Thực vật …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. …………………………………. ……………………………………………………. …………………………………………………….. C/ Giải thích tại sao ở châu phi lại chiếm diện tích lớn : Vì châu phi là châu lục có hình khối , đường bờ biển tương đối bằng phẳng và phần lớn diện tích nằm giữa hai chí tuyến ven biển có các dòng biển lạnh đi qua . Gió từ đại dương khó thổi sâu vào đất liền . III/ KẾT LUẬN . Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân tôi đã thực hiện trong những năm qua ở các khối lơp với bộ môn địa lý bậc bậc THCS . Nhờ vào những phương thức khai thác này mà tôi đã có được những thành công trong việc dạy đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong việc dạy đại trà số học sinh khá giỏi luôn đạt trên 80 % không có sinh yếu . Về học sinh giỏi mỗi năm học tôi luôn có từ 2 ->3 em đạt học sinh giỏi vòng huyện ,tỉnh . Có được kết quả trên chính là tôi đã vận dụng phương thức giải quyết các câu hỏi giữa bài và cuối bài bằng cách khai thác trên . Như tôi đã nêu ở phần đặt vấn đề chuyên đề này chỉ đơn giản là những kinh nghiệm trong giảng dạy môn địa lý theo tinh thần đổi mới để đồng nghiệp cùng trao đổi . Trong quá trình thực hiện do thời lượng chuẩn bị ngắn có hạn nên không khỏi có những thiếu sót . rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp xây dựng . Tôi chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docPHUONG AN GIAI QUYET CAU HOI GIUA BAI MON DIA LY THCS .doc
Giáo án liên quan