Phương pháp hướng dẫn học sinh viết đúng phân môn chính tả lớp 3A1 trường TH Đạ K Nàng Năm học 2007 - 2008

 Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng. Nó được thể hiện qua 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết.

 Trong Tiếng việt, việc viết đúng và chuẩn là vấn đề đặt ra cho tất cả mọi người sử dụng Tiếng việt. Ở trường tiểu học, việc viết đúng, chuẩn về chính tả là một trong những yêu cầu cần thiết đòi hỏi phải thực hiện. Đặc biệt chú trọng nhất vẫn là ở tiểu học. Việc dạy cho học sinh viết đúng chính tả là nền tảng giúp các em học tốt các môn học khác.

 Chính tả là rèn cho học sinh qui tắc và thói quen viết chữ, ghi tiếng việt đúng với chuẩn. Cùng với phân môn Tập viết – Tập đọc giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức về tiếng việt, là công cụ giao tiếp, tư duy và học tập. Viết đúng chính tả giúp học sinh thấy được mình là người có văn hóa về mặt ngôn ngữ. Từ đó có điều kiện để sử dụng tiếng việt có hiệu quả trong việc viết, trình bày văn bản, thư từ, vv.

 Qua môn học chính tả. Giúp các em biết lắng nghe, luyện được tính cẩn thận, óc thẩm mỹ, ham thích cái đúng, cái đẹp. Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý tiếng việt và chữ viết, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp trong việc viết đúng chính tả. Học sinh sẽ tự hào với bản thân, với thầy, cô và bạn bè khi đọc bài viết của mình. Từ đó các em thấy được “ Chữ viết” cũng là biểu hiện của nét người.

 

doc12 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp hướng dẫn học sinh viết đúng phân môn chính tả lớp 3A1 trường TH Đạ K Nàng Năm học 2007 - 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành kĩ năng nghe viết . Đồ dùng học tập đầy đủ.( Sách giáo khoa , Vở) 2.2 Khó khăn : -Hầu như các gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm sâu sắc đến việc học của học sinh, không đôn đốc học sinh học bài ở nhà, thậm chí còn bắt học sinh nghỉ học đi làm vườn dẫn đến học sinh đi học không chuyên cần . Do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức, đứt quãng. -Học sinh chưa tự giác học và làm bài ở nhà. -Học sinh đa số là dân tộc thiểu số Tây Nguyên Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai nên hạn chế về phần nghe thầy cô giảng bài. Trong lớp còn chưa chú ý vào học bị hổng kiến thức ở các lớp dưới. - Mặt bằng dân trí còn rất thấp. - Cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học . Khi dạy chính) cho học sinh lớp 3A1 tôi chủ nhiệm cũng như tình hình chung của cả khối. Tôi nhận thấy rằng học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả nhất là đối tượng học sinh dân tộc tây nguyên và học sinh các vùng miền khác nhau. Mặc dù trong giờ viết chính tả giáo viên cũng cố gắng bằng nhiều hình thức khác nhau. Song kết quả không mấy đáng kể. Để đánh giá việc thực tế và tìm ra nguyên nhân. Tôi đã điều tra vào đầu năm học với kết quả như sau: TSHS Không sai lỗi nào Sai 1 – 2 lỗi Sai 3 – 4 lỗi Sai 5 lỗi trở lên 27 0 0% 5 19% 7 26% 15 56% Qua điều tra cụ thể cho thấy chữ viết sai lỗi chính tả của học sinh sau khi tìm hiểu, tôi rút ra được một số nguyên nhân sau: - Do chưa nắm vững quy tắc chính ta.û - Do học sinh đọc yếu, nhận biết mặt chữ còn chậm, chưa nắm vững nghiã từ. - Do đặc điểm tiếng nói, cách phát âm không chuẩn (phụ âm đầu,vần,dấu thanh ) của các vùng miền khác nhau. - Do học sinh chưa chú ý lắng nghe khi giáo viên đọc viết chính tả giáo viên đọc chưa hết câu đã viết. - Do giáo viên phát âm không chuẩn khi đọc bài viết. Từ những nguyên nhân trên tôi đã tìm ra hướng khắc phục như sau: PHẦN THỨ BA GIẢI PHÁP &TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. GIẢI PHÁP : 1.1 Về công tác chủ nhiệm: Giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình phụ huynh học sinh , vận động gia đình phụ huynh học sinh tạo điều kiện để học sinh đi học chuyên cần, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học sinh tự giác học bài và làm bài tập ở nhà ở nhà. 1.2 Sửa sai lỗi chính tả ở học sinh. Với lớp 3 bậc tiểu học. Các em thường chưa nắm hết, chưa nắm vững quy tắc của chính tả. Các em chưa ý thức được nghĩa khi sử dụng từ có phụ âm đơn, kép, vần có âm đệm. - Để nắm vững được một số âm đệm trong tiếng việt giáo viên đưa ra một số qui tắc cơ bản sau: - Đứng trước các nguyên âm u, ô,o, a, â, thường âm đầu là c, ng,h. - Đứng trước i, ê,e viết âm đầu là ngh, gh,k. - Đứng trước y, ê, ơ,a có âm đệm “u”. - Đứng trước e,a, ă có âm đệm “ o “. - Đứng sau phụ âm đầu “ qu “ có âm đệm là “ u “. Bởi thế khi dạy chính tả cho học sinh, giáo viên cần lưu ý âm, vần khó phân tích để rút ra qui tắc chính tả. 1.3 Về phát âm và tri giác chữ viết: Học sinh viết sai lỗi chính tả cũng là do phát âm và nhận chữ viết sai. Vì vậy giáo viên phải cho học sinh ghi nhớ được mối liên hệ giữa âm thanh, ngôn ngữ và ký hiệu chữ viết ( theo 3 bộ phận : Phụ âm đầu – Vần – Dấu thanh ) Làm như vậy giúp học sinh nắm được cấu tạo con chữ, dễ dàng viết đúng 1. 4 Về nghĩa của từ: Khi viết sai chính tả. Một phần do học sinh chưa hiểu, chưa nắm vững được nghĩa của từ. Vì vậy khi dạy chính tả giáo viên muốn học sinh hiểu nhanhtừ cần điền, đầu tiên giáo viên phải đặt từ đó trong ngữ cảnh để học sinh dễ hiểu. Ngữ cảnh có nghĩa đặc biệt là điểm tựa cho trí nhớ của học sinh. Ví dụ: Học sinh có thể lẫn lộn d/gi. Nhưng khi đọc giáo viên phải đọc trọn câu, từ thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Hoặc so sánh các cặp từ : l / n, ch / tr. Bằng cách mô tả hoặc đặt câu hỏi làm cho học sinh chủ động viết đúng chính tả hơn. 1.5 Ảnh hưởng tiếng địa phương: Tiếng việt là ngôn ngữ thống nhất trong cả nước. Nhưng ở từng vùng, miền khác nhau có thói quen phát âm riêng, lệch chuẩn so với hệ thống. Cụ thể: - Vùng miền Bắc: Aâm đầu: l / n , ch / tr, x / s - Vùng miền Trung : Dấu thanh: ? /~ ./´ - Vùng phía Nam : Âm đầu: d/ v Âm cuối: n/ ng Vần: an/ anh, at/ ac Do đó giáo viên cần cho học sinh nắm vững nguyên tắc viết chính tả của chữ việt và thường xuyên kiểm tra các em để giúp các em phát âm tốt - Dạy chính tả nghe đọc phải gắn với việc luyện phát âm. Ngoài giờ học chính tả còn chú ý đến giờ tập đọc phần luyện đọc từ khó. 2.TỔ CHỨC THỰC HIỆN 2.1 Số lần đọc. Giáo viên phải đọc toàn bộ bài một lần để học sinh nắm được nội dung của bài. ( giaó viên ghi bảng phụ ) học sinh được quan sát chữ trong bài : - Mỗi câu đọc từ 2 –3 lần để học sinh chép - Đọc toàn bộ bài để học sinh tự soát lỗi. 2.2 Giọng đọc. Khi đọc từng câu giáo viên đọc mỗi câu 3 lần. Trường hợp gặp câu dài, giáo viên có thể đọc ngắt từng phần rõ nghĩa. Không nên đọc từ riêng lẻ, vì vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dư ngữ nghĩa để xác định cách viết 2.3 Một số điểm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Qua một số giờ dạy chính tả, chúng ta thường thấy giáo viên thực hành rất kỹ.Song cuối cùng thì học sinh vẫn viết sai chính tả ( ngay cả từ đã luyện viết ). Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn giúp học sinh chủ động tìm tòi, tự phân tích, tự tri giác để từ đó nhớ được bền hơn: 2. 4 Hướng dẫn học sinh tự phát hiện và sửa lỗi. Học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, nhận biết con chữ qua phần đọc hiểu, được luyện đọc cá nhân nhiều lần. - Hướng cho học sinh tự nhận biết từ có vần để viết chính tả, tự viết ra bảng và tự đọc, qua đó giáo viên là người chữa sai. 2. 5 chấm sửa lỗi cho học sinh. Nắm được từng đối tượng học sinh của lớp mình để sửa chữõa uốn nắn kịp thời, thường xuyên kiểm tra cách phát âm về chính tả. Chấm – chữa lỗi chính tả. - Chữa bài ở bảng con ( Phần viết bảng đúng ). - Giúp học sinh nắm bắt lỗi sai nhanh để sửa chữa, giáo viên nên quan sát chữ viết của học sinh. Sửa ngay chỗ học sinh viết sai. - Chữa bài trong vở: Ngoài yêu cầu chuyên môn để học sinh học tốt giờ chính tả ( viết không sai lỗi ) thì đòi hỏi người giáo viên phải có một lương tâm và trách nhiệm cao. Phải gạch chân chữ sai ( mực đỏ ) cho học sinh tự suy nghị và viết lại lỗi sai cho đúng. Ví dụ: Hỏi: Em viết sai mấy chữ ? đó là những chữ nào ? Yêu cầu học sinh viết lại phía dưới bài viết nhiều lần ( Chữ sai ) như vậy giúp học sinh tự khắc sâu và từ đó viết đúng hơn. */Một số lưu ý : Ngoài biện pháp nêu trên để học sinh viết có chất lượng giáo viên cần chú ý mấy điểm sau: Chỗ ngồi của học sinh giáo viên chú ý theo dõi để xếp chỗ ngồi cho phù hợp. Ví dụ: Học sinh viết hay sai chính tả ngồi cạnh học sinh viết đúng. Thi đua: Hàng tuần, hàng tháng giáo viên nên tổ chức thi vở sạch chữ đẹp và thi viết chữ đẹp của tổ, của lớp. Nhận xét sự tiến bộ của học sinh. Giáo viên nên khuyến khích động viên những học sinh viết còn hay sai, chữ không được chê. Từ đó giúp học sinh chú ý hơn khi viết chính tả, PHẦN THỨ TƯ KẾT QUẢ Qua quá trình dạy học với phương pháp dạy học và sử dụng đồ dùng hợp lí, thường xuyên và ngôn ngữ dễ hiểu, học sinh lớp tôi có thể lĩnh hội kiến thức tốt . Với những giải pháp và hình thức tổ chức thực hiện như trên mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua và đến nay tiến hành điều tra lớp 3A1 với kết quả cuối tháng 11năm 2008 như sau: TSHS Không sai lỗi nào Sai 1 – 2 lỗi Sai 3 – 4 lỗi Sai 5 lỗi trở lên 27 5 19% 7 26% 5 19% 10 36% Tăng 5 19% giảm 2 7% 2 7% 5 20% PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN Qua đó ta thấy được chữ viết của học sinh tiến bộ rõ rệt. Muốn chất lượng học tập của học sinh đạt kết quả cao, giáo viên phải là người chủ động hướng cho học sinh những hoạt động tích cực. Để thực hiện tốt trong dạy học, giáo viên luôn tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm vốn có của bản thân. Tự học hỏi những cái hay, cái đúng ở đồng nghiệp để cùng nhau đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn. Trong quá trình tìm hiểu bằng sự hiểu biết của bản thân. Tôi đưa một số giải pháp nhỏ trong việc dạy phân môn chính tả. Tôi nhận thấy nếu giáo viên chịu khó, quan tâm đến học sinh coi học sinh như con của mình thì ít nhiều đưa chất lượng của trường của lớp ngày càng tiến bộ Trên đây là một số giải pháp nhỏ. Nếu để đưa chất lượng học sinh ngày càng tiến bộ thì tôi còn phải tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi bạn bè đồng nghiệp nhiều hơn nữa. XẾP LOẠI CỦA NHÀ TRƯỜNG Đạ K’Nàng, ngày 12 tháng 11 năm 2008 Người thực hiện Lê Văn Hường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo khoa ,sách giáo viên Tiếng Việt ,tài liệu hướng dẫn lớp 3 theo chương trình mới. 2. Nghị quyết TW IV về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT”. 3. Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 (2003-2007).

File đính kèm:

  • docGPHI HUONG 4C.doc
Giáo án liên quan