Phần lý thuyết Chuyên đề dạy toán có yếu tố hình

A/ Một vài điểm cần chú ý về thực hiện giảng dạy toán có yếu tố hình học:

-Về yếu tố hình học trong môn toán khi dạy giáo viên không nên đưa ra những định nghĩa, khái niệm cũng như chưa ra những dấu hiệu như các cấp khác. Mà chỉ cung cấp cho học sinh những biểu tượng hình học đơn giản, bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phần lý thuyết Chuyên đề dạy toán có yếu tố hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ DẠY TOÁN CÓ YẾU TỐ HÌNH A/ Một vài điểm cần chú ý về thực hiện giảng dạy toán có yếu tố hình học: -Về yếu tố hình học trong môn toán khi dạy giáo viên không nên đưa ra những định nghĩa, khái niệm cũng như chưa ra những dấu hiệu như các cấp khác. Mà chỉ cung cấp cho học sinh những biểu tượng hình học đơn giản, bước đầu làm quen với các thao tác lựa chọn, phân tích, tổng hợp hình, phát triển tư duy, trí tưởng tượng không gian. - Phải biết kết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Ở đây HS tiếp thu và vận dụng các kiến thức hình học theo quá trình hoạt động với những vật thể hoặc với mô hình hay sơ đồ hình vẽ (gắn liền với trực quan), từ đó chuyển sang ngôn ngữ và áp dụng những điều khái quát đã lĩnh hội được vào những trường hợp cụ thể. - Trong giảng dạy các yếu tố hình học, GV nên cân đối giữa tính khoa học và tính vừa sức. Không nên đặt yêu cầu quá cao vào tính chính xác và sự chặt chẽ của kiến thức, khiến HS không thể tiếp thu được. Tuy nhiên cũng đừng vin vào cớ HS còn nhỏ, khả năng suy nghĩ còn nhiều hạn chế mà bất chấp mọi yêu cầu về tính khoa học của kiến thức. Hay nói cách khác là cần cố gắng dạy các yếu tố hình học cho HS ở mức chặt chẽ và chính xác cao nhất mà trẻ có thể tiếp thu được. - GV cần coi trọng việc rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng các dụng cụ hình học. + Dạy cho các em nắm vững các thao tác cần thiết trong khi sử dụng các dụng cụ hình học để vẽ hình,… được chính xác, đẹp và sạch. + Dạy cho các em cách giữ gìn, bảo vệ các dụng cụ hình học để sử dụng chúng được lâu bền và chính xác. + Về phần mình, GV cũng phải gương mẫu : giữ gìn, bảo quản và có thái độ cẩn trọng trong khi sử dụng các dụng cụ hình học để vẽ hình, đo đạc,…Các hình vẽ của GV trên bảng phải chính xác, sạch sẽ và đẹp, … tuyệt đối không được cẩu thả. Đồng thời, GV cũng phải chú ý sử dụng phấn màu một cách thích hợp trong khi vẽ hình ; phải viết các kí hiệu hình học một cách rõ ràng, chuẩn xác và mẫu mực, … để HS để theo dõi và bắt chước. - Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố và hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng hình học. Những qui tắc và công thức hình học cần phải được thường xuyên ôn lại để HS dễ nhớ. GV cần cho HS áp dụng nhiều lần các công thức đó trong nhiều bài tập thực hành, qua đó để hoc sinh ghi nhớ. Không nên coi việc bắt học sinh đọc thuộc làu các công thức và qui tắc nhiều lần là cách chính để ghi nhớ. Giáo viên phải biết nói ít, giảng giải ít, làm mẫu ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh. Cho học sinh thao tác nhiều, thực hành nhiều để học sinh được kiến thức kĩ năng, kĩ xảo. Người thực hiện Nguyễn Hồng Hà

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE DAY TOAN CO YEU TO HINH.doc
Giáo án liên quan