Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường THCS

Nhiệm vụ

Cần hiểu đổi mới PPDH cũng có nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới, là tạo lập cho quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới. Nhiệm vụ của người GV là phải tạo cho HS một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là:

- Ng¬ười học phải trở thành chủ thể hoạt động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học là chủ yếu kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ,

- Tạo ra và duy trì ở HS những động lực mạnh mẽ. Đó chính là động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của HS trong quá trình học tập.

- Phát triển ở HS khả năng tự đánh giá kết quả hoạt động của mình để trên cơ sở đó bản thân HS có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo các mục tiêu đã định.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học địa lí ở trường THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o. Ví dụ: xác định vị trí, giới hạn của một vùng kinh tế, dựa vào bản đồ nêu đặc điểm phát triển và phân bố của ngành trồng cây lương thực, vv... ở mỗi bài học trên lớp, cùng với việc yêu cầu HS mở SGK thì GV cũng nên yêu cầu HS mở trang Atlát có nội dung tương ứng để tiện tra cứu trong quá trình học tập, trên cơ sở đó mà chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ. GV cũng có thể ra các bài tập về sử dụng Atlát cho HS làm ở nhà. Ngoài việc tìm các kiến thức của bài học, GV có thể tổ chức cho HS các trò chơi như đố vui về vị trí các địa danh, các trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, các bãi tắm, di tích văn hóa lịch sử...; tổ chức các chuyến du lịch trên bản đồ... b.Tập bản đồ thế giới và các châu lục * Giới thiệu về tập bản đồ Tập bản đồ thế giới và các châu lục có nội dung khá phong phú. Bao gồm bản đồ tự nhiên, các nước và lãnh thổ trên thế giới, các bản đồ tự nhiên và các nước của các châu lục á, Âu, Phi, Mĩ, Đại Dương. Ngoài ra, còn có một số bản đồ, tranh ảnh điển hình về tự nhiên, dân cư, kinh tế và một số thông tin chính về mỗi châu lục, về các nước ở mỗi châu lục (quốc kì, thủ đô, dân số, ngôn ngữ, tôn giáo, quốc khánh, tiền tệ). Thông qua làm việc với tập bản đồ, HS có được bức tranh chung khá phong phú về thiên nhiên, con người của các châu lục và thế giới. Tập bản đồ thế giới và các châu lục là phương tiện rất cần thiêt và thuận lợi cho HS trong việc học địa lí các châu, cho việc học nhóm ở trên lớp và học tập ở nhà. Những nội dung kiến thức cần lưu ý nhiều hơn đối với HS là vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên của các châu lục. * Những kĩ năng cần lưu ý khi sử dụng tập bản đồ Kĩ năng sử dụng tập bản đồ có phần giống và khác so với các bản đồ riêng trong SGK và bản đồ treo tường. Điểm khác đầu tiên là bảng chú giải không đặt ở từng trang bản đồ mà để thành một trang chung ở đầu cuốn sách. Như vậy, muốn đọc, phân tích bản đồ được thuận lợi, HS phải xem bảng chú giải ở phần đầu cuốn sách trước.Vì các kí hiệu đã được thống nhất trong cả tập nên HS càng thuộc kí hiệu thì đọc và phân tích bản đồ càng nhanh. Điểm khác nữa là cuối tập bản đồ có bảng tra cứu địa danh xếp theo vần ABC. Muốn tìm vị trí một địa danh (hay một trạm khí tượng) thì HS phải biết cách ghi địa danh và tra cứu địa danh. Trên bản đồ có chia thành các ô tạo nên bởi các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. Các cột chia theo kinh tuyến được ghi kí hiệu từ trái sang phải là A,B,C,D,... Các hàng chia theo vĩ tuyến được ghi số từ trên xuống dưới là 1,2,3,4,5,.... Các chữ và số này đều ghi cả ở các phía trên dưới, phải trái của khung bản đồ. Vị trí của địa danh ghi là 15G4 có nghĩa: 15 là số chỉ trang của bản đồ, G và 4 là vị trí của ô chứa địa danh Pari cần tìm trên bản đồ . Như vậy, khi HS sử dụng tập bản đồ, ngoài việc biết các kĩ năng đọc bản đồ nói chung, HS còn cần phải biết tra cưứ các địa danh khi cần thiết, nhất là việc xác định vị trí của các trạm khí tượng để từ đó tổng kết và giải thích về đặc điểm khí hậu của một địa điểm, một khu vực. * Các bước tiến hành hướng dẫn HS làm việc với tập bản đồ : GV nên hướng dẫn HS theo trình tự sau: 1) Yêu cầu HS tìm hiểu về cấu trúc của tập bản đồ (gồm các trang, mục nào, sắp xếp ra sao) 2) Đọc trang "Lời nói đầu" để hiểu về sách và cách sử dụng . 3) Xem bảng chú giải 4) Tập tra cứu một số địa danh 5) Tùy theo yêu cầu bài học mà thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. Ví dụ: xác định vị trí, giới hạn của châu Phi, dựa vào bản đồ nêu đặc điểm địa hình châu Phi,... Ngoài việc tìm các kiến thức của bài học, GV có thể tổ chức cho HS các trò chơi như đố vui về vị trí các địa danh, về quốc kì, dân số, thủ đô các quốc gia, những nước có chữ nhất (diện tích lớn nhất, nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất, thấp nhất,...), du lịch trên bản đồ,... 3.3. Bản đồ trống Để tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS trong quá trình dạy học, trong hệ thống các thiết bị dạy còn có các bản đồ trống (bản đồ trống châu á, bản đồ trống Việt Nam). Các bản đồ này có thể sử dụng trong nhiều bài dạy ở các bước củng cố, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS hoặc trong quá trình dạy bài mới (GV vừa giảng vừa vẽ) giúp HS dễ dàng nhận biết sự phân bố của một vài đối tượng địa lí. GV cần thường xuyên sử dụng bản đồ trống trong việc kiểm tra, đánh giá việc ghi nhớ, xác định vị trí của các đối tượng địa lí của HS bằng cách yêu cầu các em lên điền vị trí của các đối tượng vào bản đồ trống. 3.4. Tranh ảnh địa lí Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh, GV cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng : - Kĩ năng quan sát, nhận xét. - Kĩ năng mô tả, tường thuật -Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá. Việc khai thác kiến thức từ tranh ảnh địa lí được tiến hành theo các bước : (1) Nêu tên của bức tranh (hoặc ảnh) nhằm xác định xem bức tranh hay bức ảnh đó thể hiện cái gì (đối tượng địa lí nào) ? ở đâu ? (2) Chỉ ra những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh). (3) Nêu biểu tượng và khái niệm địa lí trên cơ sở những đặc điểm và thuộc tính của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh). Tuy nhiên, tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp HS khai thác được một số đặc điểm và thuộc tính nhất định về đối tượng. Vì vậy, GV cần gợi ý HS dựa vào kiến thức địa lí đã học, kết hợp với bản đồ, biểu đồ, các tư liệu địa lí khác để giải thích đặc điểm, thuộc tính cũng như sự phân bố (vị trí) của đối tượng địa lí được thể hiện trên bức tranh (hoặc ảnh) đó. 3.5. Quả địa cầu Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trong dạy học địa lí, GV có thể sử dụng quả địa cầu trong nhiều giờ học với các mục đích khác nhau, như: - Dùng quả địa cầu để dạy các nội dung về hình dạng và kích thước Trái Đất, hiện tượng tự quay của Trái Đất và các hệ quả của nó, hiện tượng chuyển động của Trái đất quanh Mặt Trời và hệ quả của nó ở các bài 1, 7,8,9 (SGK Địa lí 6). - Dùng quả địa cầu để dạy nội dung về mạng lưới kinh vĩ tuyến, về bản đồ (bài 2,3,4 SGK Địa lí 6) - Dùng quả địa cầu để HS xác định vị trí các lục địa và đại dương, các châu lục, quốc gia trên thế giới (bài 11 SGK Địa lí 6 và các bài học về địa lí các châu trong SGK Địa lí 7, 8). Khi sử dụng quả địa cầu, GV cần chú ý hướng dẫn HS: - Cách quay quả địa cầu sao cho đúng với chiều quay của Trái Đất (quay theo chiều từ tay trái sang tay phải hay ngược chiều kim đồng hồ) - Khi dùng quả địa cầu thể hiện sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời cần chú ý không làm thay đổi hướng nghiêng của trục quả địa cầu trên quỹ đạo chuyển động. - Kết hợp việc tìm kiến thức từ quả địa cầu với các bản đồ để giảm tính trừu tượng của kiến thức. 3.6. Băng (đĩa) hình Băng, đĩa hình là một loại phương tiện có tác dụng như một nguồn tri thức địa lí có nhiều ưu điểm trong việc cung cấp những thông tin bằng hình ảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho HS khai thác kiến thức. Khi sử dụng băng (đĩa) hình, GV có thể theo trình tự các bước sau : (1) Định hướng nhận thức : Nhằm làm cho HS nắm được mục đích yêu cầu và các đề mục chính của bài (GV ghi các đề mục lên bảng), những vấn đề chính cần tìm hiểu (mỗi vấn đề thường phù hợp với từng đề mục chính của bài). (2) GV mở băng (đĩa) hình cho HS xem từng đoạn (mỗi đoạn phù hợp với một vấn đề đã ghi lên bảng). Sau mỗi đoạn, GV tắt băng và đặt câu hỏi, mục đích vừa kiểm tra nhận thức của HS, vừa gợi ý cho HS nêu lên những ý quan trọng nhất trong đoạn băng hình vừa xem. Tuỳ từng trường hợp, nếu cần, GV có thể bật lại băng để HS xem hoặc GV sẽ bổ sung thêm những ý chính mà hình ảnh chưa nêu được rõ. (3) Kết thúc : Khi hết băng, GV yêu cầu HS nêu những ý chính đã nhận thức được qua băng (hoặc đoạn băng) đã xem. Cuối cùng GV tóm tắt, củng cố và khắc sâu những nội dung chính được thể hiện qua băng hình theo mục đích, yêu cầu của bài. 3.7. Một số TBDH khác Ngoài các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu mà Bộ GD&ĐT quy định, trong dạy học địa lí hiện nay còn sử dụng một số thiết bị dạy học khác như các biểu đồ, bảng số liệu thống kê, các phần mềm dạy học... a. Biểu đồ Trong các bản đồ treo tường và atlát địa lí Việt Nam có rất nhiều loại biểu biểu đồ thể hiện cơ cấu, tình hình phát triển của các đối tượng địa lí; do đó GV cũng cần qua tâm đến việc hướng dẫn HS tìm hiểu những nội dung rất quan trọng này. Để có thể giúp HS có kĩ năng phân tích các loại biểu đồ, GV nên hướng dẫn HS phân tích biểu đồ theo các bước : (1) Nắm được mục đích làm việc với biểu đồ (2) Đọc tên của biểu đồ xem biểu đồ thể hiện hiện tượng gì (gia tăng dân số, cơ cấu kinh tế... ) ? (3) Quan sát toàn bộ biểu đồ để biết các đại lượng thể hiện trên biểu đồ là gì (số dân, các nghành kinh tế,...) trên lãnh thổ nào và vào thời gian nào? Các đại lượng đó được thể hiện trên biểu đồ như thế nào (theo đường, cột, hình quạt)? Trị số của các đại lượng được tính bằng gì (triệu người, kg, %... ). (4) Đối chiếu, so sánh độ lớn của các hợp phần (biểu đồ cột chồng, biểu đồ quạt, biểu đồ miền), chiều cao của các cột (biểu đồ cột) hoặc độ dốc của đồ thị (biểu đồ đường), kết hợp các số liệu (nếu có) rút ra nhận xét về các đối tượng và hiện tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ. (5) Kết hợp kiến thức đã học, xác lập các mối quan hệ để giải thích. b. Bảng số liệu thống kê Khi hướng dẫn HS phân tích bảng số liệu, GV cần giúp HS nắm được trình các bước như sau: (1) Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu (2) Đọc tiêu đề của bảng số liệu thống kê để nắm được chủ đề của bảng số liệu đó. (3) Hiểu được các đặc trưng không gian, thời gian của các đại lượng được trình bày trong bảng. (4) Tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. (5) Xử lí các số liệu đã cho theo yêu cầu của bài tập (khi cần). (6) Xác lập mối quan hệ giữa các số liệu, so sánh, đối chiếu các số liệu theo cột, theo hàng để rút ra nhận xét. (7) Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. Khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ các bảng số liệu thống kê (hoặc các số liệu riêng rẽ), cần lưu ý HS : - Không bỏ sót số liệu nào. Phân tích các số liệu tổng quát trước khi đi vào số liệu cụ thể.

File đính kèm:

  • docDoi moi PPDH Dia ly THCS.doc