Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi

Lênin đã viết: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Trong cuộc sống của con người, trong sự phát triển xã hội loài người, ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy,là phương tiện giữ gìn, bảo tồn, truyền đạt và phát triển kinh nghiệm xã hội loài người. Ngôn ngữ còn là công cụ biểu đạt tư tưởng, tình cảm, công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong xã hội.

 Theo triết học Mac - Lênin, Ngôn ngữ là sản phẩm của sự phát triển lịch sử xã hội. Tư duy và ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong quá trình lao động.

 Theo Usinxkin: “ngôn ngữ là cơ sở của mọi sự phát triển trí tuệ và là kho tàng của mọi kiến thức. Tất cả mọi sự hiểu biết đều bắt đầu từ ngôn ngữ, thông qua ngôn ngữ và trở lại cũng bằng ngôn ngữ.”

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 41547 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộ đội đàn, hát. -> Bé Mai Anh đã nhìn các bức tranh trên và kể: Ngày quân đội nhân dân Việt Nam, em được tham quan Doanh trại bộ đội. Em và các bạn được xem các chú tập luyện đi hành quân . Em còn được xem các chú bộ đội trồng rau.Sau đó, chúng em cùng ngồi xung quanh nghe các chú đàn hát rất hay. 4/ Kể tiếp truyện: Giáo viên nên chọn những truyện có nội dung ngắn gọn , đơn giản, dễ hiểu đối với trẻ. Nội dung truyện nên có những điểm thắt nút logic. Trước khi kể chuyện, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho trẻ “ Chú ý lắng nghe xem truyện kể về ai, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo để trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Ví dụ: Giáo viên kể cho trẻ nghe câu chuyện “Ba cô gái” đến đoạn Sóc đưa thư đến nhà cô chị cả Sóc nói: “Chị cả ơi, mẹ chị đang ốm đấy, chị hãy về thăm mẹ chị ngay đi” Cô đặt câu hỏi: Theo con, khi nghe Sóc nói như thế, cô Út sẽ làm gì? cô nói gì với Sóc? Có nhiều câu trả lời từ trẻ: - Chị cả nghe Sóc nói như thế, chị cả cám ơn Sóc đã dưa thư, chị chạy nhanh về với mẹ, mua thuốc cho mẹ uống. - Chị cả nói với Sóc cùng đi với mình đến bệnh viện kêu Bác sĩ đến nhà chữa bệnh cho mẹ. - Chị cả chạy nhanh về nhà và nhờ Sóc đi mua thuốc đem về nhà giúp chị. So sánh việc sử dụng các phương pháp để dạy trẻ nói mạch lạc ở các năm trước tôi nhận thấy : Năm nay, do được đầu tư, tìm hiểu kĩ các phương pháp dạy trẻ nói mạch lạc qua tài liệu và áp dụng vào thực tế một cách có hệ thống để phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ từ dễ đến khó, có các phương pháp phù hợp cho khả năng của trẻ từ yếu đến khá đến giỏi nên trẻ trong nhóm tích cực sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn mà không làm cho trẻ mất tự tin hay nhàm chán.Vì những năm trước giáo viên chỉ làm theo kinh nghiệm, chủ yếu là trò chuyện với trẻ, vào giờ học mới đặt mục đích để đàm thoại . Khi đó, những trẻ đã có ngôn ngữ mạch lạc rồi thì cứ xung phong phát biểu và cô cứ gọi mãi, còn những trẻ chưa nói mạch lạc thì cứ ngồi im nghe . Năm nay, giáo viên dựa vào khả năng ngôn ngữ của cá nhân trẻ, nhóm trẻ để có phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc phù hợp: + Trẻ yếu: ban đầu cô tập cho trẻ trò chuyện cùng cô, cùng bạn, sau đó nâng cao dần lên đàm thoại. + Trẻ khá hơn: cô bắt đầu từ hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc sau đó tập trẻ nói độc thoại. + Trẻ đã biết diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc: cô chú ý hướng trẻ sử dụng ngôn ngữ độc thoại và chủ yếu là tự kể chuyện, kể chuyện sáng tạo… -> Do đó, tránh được hiện tượng trẻ nhàm chán do cô yêu cầu trẻ diễn đạt ngôn ngữ quá khả năng của trẻ nên trẻ tự tin, thoải mái nói ->trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc hơn -> Đồng thời, thông qua các phương pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc chủ đạo trên, chúng ta có thể lồng ghép, tích hợp các phương pháp này với một số môn học khác để vừa phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ học tập tích cực và không nhàm chán. Ví dụ: Chủ đề: Các con vật sống trong rừng: - Ban đầu, giáo viên có thể cho trẻ lấy các nguyên vật liệu mở: đĩa nhựa, nắp hộp sữa, nắp bánh flan, đĩa CD….tạo hình các con vật sống trong rừng theo nhóm. Sau đó, các nhóm sẽ suy nghĩ câu chuyện, lời thoại của các con vật mà nhóm vừa làm được rồi cùng thi kể truyện. * Biện pháp 4: - Thông qua các buổi họp phụ huynh, bảng tuyên truyền, giáo viên động viên, khuyến khích phụ huynh tích cực trò chuyện, kể chuyện cho trẻ nghe thêm ở nhà, đặc biệt là dành thời gian để lắng nghe trẻ nói và sửa những câu nói, cách nói sai của trẻ. Muốn vậy, phụ huynh khi trò chuyện với trẻ phải cố gắng phát âm đúng, phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, trẻ sẽ bắt chước theo. - Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác .Sử dụng đa dạng các phương pháp để dạy trẻ nói mạch lạc. Ví dụ: Trong lớp, khi dạy trẻ câu chuyện: Chàng Rùa, giáo viên cũng in nội dung câu chuyện và dán lên bảng tuyên truyền cho tất cả phụ huynh cùng xem và yêu cầu phụ huynh phối hợp kể thêm cho trẻ nghe ở nhà hoặc lắng nghe trẻ kể lại khi trẻ đã được nghe cô kể ở lớp. Sau đó, phụ huynh cùng trò chuyện với trẻ về nội dung câu chuyện và có thể sửa cho trẻ cách nói sai, cấu trúc câu sai... Như vậy, so với những năm trước, do đã đặt yêu cầu từ trước, qua các buổi họp phụ huynh giáo viên nhấm mạnh sự cần thiết của việc trò chuyện, kể chuyện thêm cho trẻ ở nhà nên khả năng nói mạch lạc của trẻ trong lớp cũng có sự thay đổi đáng kể… * Biện pháp 5: Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng để động viên, khuyến khích trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. Gíao viên đánh giá trẻ sử dụng ngôn ngữ mạch lạc dựa trên sự tiến bộ của trẻ so với đầu năm học chứ không đánh giá, so sánh trẻ yếu với trẻ giỏi để tạo ở trẻ sự tự tin, mạnh dạn nói chuyện, trò chuyện bằng ngôn ngữ mạch lạc Ví dụ: Hiện nay, đến cuối học kì I. Tôi nhận thấy, trong lớp tôi có một số trẻ có khả năng nói rõ ràng và đúng trình tự hơn so với đầu năm như: Gia Hưng, Nhật Anh, Minh Anh... đó là những tiến bộ đáng ghi nhận của trẻ. Ta không nên so sánh trẻ với những bé đã nói rõ ràng, mạch lạc ngay từ đầu năm như: Minh Trí, Mai Anh… vì bây giờ bản thân trẻ cũng có những bước tiến bộ mới trong việc sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. C/ CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN SKKN - Để thực hiện được bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tìm hiểu, thu thập thông tin về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non theo độ tuổi,các phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ mạch lạc nói riêng qua các bài viết trên báo, trên mạng internet, và các sách hướng dẫn, giáo trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ v.v… - Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm học, tôi đã lập bảng điều tra khảo sát khả năng phát âm, cách sử dụng câu, khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc của trẻ ở lớp mình một cách cụ thể để từ đó có thể đưa các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phù hợp. - Tôi đã cùng các bạn đồng nghiệp thử nghiệm thực tế các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm lớp mình và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. D/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: - Qua 1 học kì thử nghiệm thực tế một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi ở lớp, tôi nhận thấy rằng: - 80% Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt,ít sử dụng ngôn ngữ địa phương ,trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ. - 80% kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên trẻ hứng thú tham gia học, phát biểu , kể chuyện và đóng kịch. - 70%Trẻ phát âm chính xác hơn. Trẻ nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, nói câu mạch lạc hơn, -> Như vậy, trẻ ở nhóm lớp tôi đã sử dụng ngôn ngữ mạch lạc cao hơn so với đầu năm học(chỉ có 45%) và đạt khoảng 70% so với số lượng trẻ trong một nhóm à Trẻ mạnh dạn, tự tin nhiều hơn, chủ động trong giao tiếp với cô, với bạn,có thể tự nêu suy nghĩ, ý kiến của mình. Chỉ còn một số trẻ do mắc một số vấn đề về cách phát âm ( nói ngọng, nói lắp), trẻ mới đi học phổ cập 5 tuổi nên còn rụt rè, thụ động-> Do đó, giáo viên cần cố gắng giành nhiều thời gian trò chuyện với cá nhân trẻ hơn nữa để nâng cao tỉ lệ trẻ sử dụng tốt ngôn ngữ mạch lạc trong học kì 2 của năm học. - Với kết quả thu được ban đầu như thế, tôi nghĩ mình có thể triển khai các biện pháp này cho các đồng nghiệp cùng dạy trẻ lứa tuổi 5-6 tuổi trong trường thông qua các buổi họp khối chuyên môn để tất cả trẻ 5-6 tuổi trong trường tôi đều được phát triển ngôn ngữ mạch lạc một cách tích cực. E/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một mục tiêu to lớn đối với Giáo dục mầm non nói chung và đối với mỗi giáo viên mầm non nói riêng. Đây là một mục tiêu khó đòi hỏi phải có sự kiên trì lâu dài chứ không phải một ngày một bữa mà có thể thực hiện ngay được. Do đó, mỗi giáo viên mầm non ngoài nắm vững chuyên môn, phương pháp cần phải có lòng yêu thương trẻ như chính con em của mình thì mới có đủ sức vượt qua mọi trở ngại, khó khăn trước mắt do các điều kiện khách quan ,chủ quan gây ra. - Qua kết quả thực hiện , tôi nhận thấy rằng tuy mức độ đạt của trẻ có tương đương với mục tiêu đề ra , điều này là một nguồn động viên rất lớn đối với tôi. Tuy nhiên , tôi nghĩ mình cần phải tâm huyết hơn nữa , tìm tòi và vận dụng nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hiệu quả hơn: + Thường xuyên học tập trau dồi thêm chuyên môn qua các bạn đồng nghiệp, các trường bạn, qua mạng, báo đài để cập nhật những kiến thức mới nhất về giáo dục trẻ. + Gần gũi và trò chuyện nhiều hơn với tất cả trẻ trong nhóm, lớp để nắm được kinh nghiệm, khả năng của trẻ từ đó mới đề ra kế hoạch giáo dục và có biện pháp phát triển ngôn ngữ phù hợp cho từng trẻ + Giáo viên phải đầu tư tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đồng thời tận dụng những môi trường vật chất đẹp, sinh động, môi trường ngôn ngữ phong phú để lôi cuốn trẻ vào hoạt động, kích thích khả năng nói của trẻ. + Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ để giúp trẻ tự tin, chủ động diễn đạt ngôn ngữ của mình. III/ KẾT LUẬN - Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy, giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức , lối sống , tư tưởng , lập trường vững vàng để giáo dục trẻ tốt.Giáo viên cần yêu thương, tôn trọng, công bằng với tất cả trẻ để trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô - Luyện trẻ nói mạch lạc là sự tổng hợp toàn bộ nội dung rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Nói mạch lạc chứng tỏ ngôn ngữ của trẻ đã đạt yêu cầu cao về mặt biểu hiện âm thanh , từ diễn đạt , câu đúng ngữ pháp, cũng như sự mạnh dạn tự tin trong giao tiếp .Đề tài nghiên cứu này với các biện pháp được sắp xếp một cách có hệ thống từ việc đầu tiên, cơ bản đến các hình thức nâng cao sẽ làm cơ sở vững chắc cho giáo viên dễ dàng ứng dụng vào hoạt động giảng dạy của mình và đem lại hiệu quả trong việc dạy trẻ nói mạch lạc, làm tiền đề cho trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Người viết Nguyễn Hoàng Kim Vy

File đính kèm:

  • docMOT SO BIEN PHAP PHAT TRIEN NGON NGU MACH LAC CHO TRE 5 6 TUOI.doc
Giáo án liên quan