Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học

Trong thời đại hội nhập kinh tế thế giới, nước ta rất cần nguồn nhân lực đủ đức đủ tài để đưa đất nước ngày càng phát triển. Với yêu cầu bức thiết đó thì ngành giáo dục có vai trò đảm trách quan trọng nhất. Do đó, nhiều năm qua, ngành giáo dục đã ráo riết tìm nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Không chỉ là thay sách, giáo viên còn được tập huấn, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy, người giáo viên khi lên lớp phải biết sử dụng nhiều phương pháp dạy học và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Trong các tiết học, giáo viên phải lồng ghép rèn kĩ năng sống cho học sinh và chú ý dạy học phân hóa đối tượng nhằm bồi dưỡng thêm cho học sinh giỏi và học sinh yếu Một điều phải kể đến là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay được coi là hết sức cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

doc18 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2631 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n không hiểu bài mà không biết cách nào để làm cho được dạng bài tập đó, dĩ nhiên mình sẽ rất sợ hãi, lúng túng mỗi khi thầy cho những bài tập dạng đó. Do đó, theo tôi một khi học sinh không làm được một dạng bài tập, yêu cầu nào đó thì giáo viên nên bình tĩnh và cho rằng bình thường thôi. Cách nói này có vẻ ngược nhưng chúng ta suy nghĩ kĩ lại thì sẽ thấy rõ chính lúc này ta mới thấy được kiến thức bị hỏng của các em để kịp thời điều chỉnh phương pháp, kịp thời giúp đỡ cho học sinh. Phải sẵn sàng bỏ ra thời gian để giúp đỡ một cách ân cần, nhẹ nhàng dẫn dắt từ những kiến thức cơ bản nhất rồi đến kiến thức hiện tại. Cuối tiết học, tôi cho một bài tập đồng dạng với bài tập mà học sinh vừa gặp khó khăn để các em làm thêm ở nhà. Qua nhiều lần như thế, học sinh sẽ được bổ sung dần những kiến thức bị hỏng và toàn thể học sinh của lớp nhất định càng tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc giải quyết mọi vấn đề mà giáo viên đặt ra. 5/ Đối với học sinh giỏi phải có những yêu cầu, bài tập mang tính đặc biệt hơn. Không chỉ đòi hỏi tính chăm chỉ, cần cù ở các em giỏi mà còn rèn cho các em được tính cẩn thận và nhạy bén. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tôi bồi dưỡng những bài tập sao cho các em nắm mạch kiến thức từ các lớp dưới đến lớp 5 một cách vững vàng. Sau đó, tôi giao những bài tập với yêu cầu cao hơn. Ở môn Toán, bước đầu tôi ôn luyện cho các em bằng những bài tập căn bản sao cho nắm vững các kiến thức từ lớp 4 đến lớp 5. Sau đó, tôi sưu tầm thêm những bài tập có mức độ cao hơn, đòi hỏi ở học sinh phải biết vận dụng nhiều mạch kiến thức đã học mới có thể giải được. Ví dụ như: Khi rèn về dạng toán tính nhanh thì ngoài việc vận dụng được các tính chất của phép cộng, phép nhân,… học sinh còn phải biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số, chuyển một số thành tích các thừa số. Hoặc khi dạy về giải toán có lời văn, tôi rèn cho các em biết vận dụng kiến thức về dấu hiệu chia hết, về dạng toán tổng-tỉ, hiệu-tỉ, tổng-hiệu,… mới có thể giải được bài toán. Cụ thể hơn, khi tôi dạy cho các em về dạng toán: Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé) và nêu quy luật viết số. Tôi đã rèn luyện nâng cao cho các em giỏi bằng bài tập như sau: Hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn và nêu quy luật viết số: 33 ; 17 ; 4 ; 9 ; 65. Như vậy, học sinh không chỉ biết viết theo quy luật: Số đứng sau hơn (kém) số đứng trước bao nhiêu đơn vị mà học sinh còn phải biết được: Phải thực hiện được hai phép tính với số đứng trước mới có được số đứng sau. Ở bài tập trên học sinh phải làm như sau: - Các số theo thứ tự từ bé đến lớn là: 4 ; 9 ; 17 ; 33 ; 65. - Quy luật viết số: Số đứng sau bằng số đứng trước nhân 2 rồi trừ 1. Thông qua các bài tập trên, tôi còn chú ý rèn thêm cho các em các kĩ thuật, thủ thuật giải toán đạt hiệu quả nhất và nhất là phải biết làm bài bằng nhiều cách. Sau đây, tôi xin giới thiệu thêm về rèn kĩ năng giải toán dạng “giải toán về tỉ số phần trăm” thông qua bài tập minh họa như sau: “ Đề bài: Một lớp học có 32 học sinh, trong đó số học sinh nữ là 12 em. Hỏi số học sinh nam chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? (Giải bằng hai cách)”. Với yêu cầu như trên, đòi hỏi học sinh phải tích cực suy nghĩ hơn, kĩ năng giải toán được nâng cao dần. Các em có thể làm bài như sau: Cách 1: Số học sinh nam là: 32 – 12 = 20 (học sinh) Tỉ số phần trăm số học sinh nam so với số học sinh cả lớp là: 20 : 32 = 62,5 % Đáp số: 62,5 % Cách 2: Tỉ số phần trăm số học sinh nữ so với số học sinh cả lớp là: 12 : 32 = 37,5 % Tỉ số phần trăm số học sinh nam so với số học sinh cả lớp là: 100 – 37,5 = 62,5 % Đáp số: 62,5 % Riêng về bồi dưỡng môn Tiếng việt cho học sinh giỏi, tôi cũng xin chia sẻ cách làm của mình. Tôi đã phát huy được khả năng liên tưởng cho học sinh nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của Công nghệ thông tin. Tôi lấy một ví dụ khi dạy về văn miêu tả cảnh với đề tài tả cảnh sông nước. Trước hết, giáo viên cần chuẩn bị là lên mạng tải về hình ảnh của cảnh sông nước vào buổi sáng, trưa, chiều, tối hoặc dùng máy ảnh chụp hình cảnh sông nước vào buổi sáng, trưa, chiều, tối. Khi lên lớp, tôi trình chiếu hình ảnh từng buổi một để các em thấy được sự thay đổi của cảnh theo thời gian. Đồng thời, khi cho học sinh quan sát cảnh ở từng buổi, tôi yêu cầu các em nêu các phần có trong cảnh và tập dùng biện pháp so sánh, nhân hóa tả các phần trong cảnh sao cho hợp lí mà phải hấp dẫn, sinh động. Nhờ những hình ảnh sinh động theo thời gian nên kĩ năng viết văn và dùng biện pháp liên tưởng của học sinh sẽ được phát triển. Còn khi dạy phân môn Tập đọc hoặc Luyện từ và câu, tôi chú ý bồi dưỡng cảm thụ văn học qua phần Tìm hiểu bài hoặc qua giải thích câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Khi dạy phân môn Tập đọc, bài “Mùa thảo quả” (SGK Tiếng việt lớp 5, tập 1, trang 113), tôi đã chú ý bồi dưỡng học sinh giỏi trong phần tìm hiểu bài, ở đoạn: “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn”. Tôi yêu cầu học sinh giỏi trả lời các câu hỏi như sau: - Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì chủ yếu ? - Nêu nội dung của đoạn văn ? Qua hai câu hỏi trên, học sinh được rèn khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của cách dùng từ, đặt câu để từ đó hiểu được nội dung của đoạn văn. Các em giỏi phải nêu được biện pháp nghệ thuật chủ yếu ở đoạn văn là biện pháp điệp từ. Nội dung đoạn văn là tả hương thơm đậm đà của thảo quả khi vào mùa. IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc xây dựng được ban cán sự lớp tự quản, nề nếp của lớp học được ổn định. Đặc biệt, học sinh được thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ và có ý kiến góp ý với nhau để cùng tiến bộ. Tôi đã xây dựng được lớp học thân thiện nên học sinh không còn nhút nhát và tự tin hơn trong học tập. Hơn nữa, tôi đã chuẩn bị được cho lớp phương tiện cần thiết để ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học và ứng dụng thường xuyên trong cả năm học. Giúp cho những em yếu tiến bộ rõ rệt và bồi dưỡng được học sinh giỏi đạt hiệu quả cao. Sau đây, tôi xin trình bày những kết quả đạt được trong năm học 2012-2013 như sau: Số lượng Yếu đầu năm Yếu cuối năm Giỏi đầu năm Giỏi cuối năm Giỏi cấp tỉnh 34 12 0 1 10 2 Phần kết luận I/ Những bài học kinh nghiệm: - Xây dựng ban cán sự lớp tự quản hết sức cần thiết nhưng giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng, giúp đỡ cách làm việc cho các em. - Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn trong học tập và cũng góp phần vào việc rèn kĩ năng sống cho các em. Tuy vậy, giáo viên phải hết sức nhiệt tình, thường xuyên quan sát từng hành vi, việc làm của học sinh. Đặc biệt, giáo viên phải thật sự yêu thương các em, gần gũi các em như một người thân, một người anh để dẫn dắt các em phấn đấu vươn lên. - Phải có được phương tiện cần thiết mới ứng dụng được Công nghệ thông tin trong dạy học. Việc ứng dụng Công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học. Điều này không đòi hỏi nhiều về hiểu biết tin học và cũng không mất nhiều thời gian soạn giảng. Để thực hiện được công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả thì rất cần được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu. - Giáo viên sẽ mất nhiều thời gian trong việc chuẩn bị bài tập cho học sinh yếu và giỏi rèn luyện thêm ở nhà. Nhất là bồi dưỡng học sinh giỏi phải đầu tư soạn các bài tập rèn luyện được tính sáng tạo, phát huy sự thông minh, tìm tòi của học sinh. II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện được những việc làm như đã trình bày, chất lượng dạy và học sẽ được nâng cao. Đồng thời, tôi đã gần gũi hơn với học sinh và thấy mình thật sự yêu quý các em vì những lời lẽ, hành vi ngây thơ của học sinh tiểu học. Học sinh mạnh dạn hơn rất nhiều, thích phát biểu và học tập hơn. Hơn nữa, tôi đã ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học một cách xuyên suốt. Cách làm như đã trình bày sẽ khắc phục được những khó khăn mà giáo viên gặp phải và việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học sẽ không chỉ thực hiện qua các chuyên đề cấp trường, cấp huyện. III/ Khả năng ứng dụng, triển khai: Bài viết này chỉ xoay quanh những gì mà ngành thường xuyên nhắc đến. Tuy không có gì mới mẻ nhưng đó là những cố gắng thực hiện cụ thể những chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục. Để thực hiện tốt những gì đã trình bày thì giáo viên chỉ cần tâm huyết với nghề, yêu thương học trò bằng tấm lòng của người thầy, người cha. Về công tác xã hội hóa giáo dục để mua Tivi thì các trường đều thực hiện được nếu phụ huynh thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng Công nghệ thông tin. IV/ Những kiến nghị, đề xuất: - Rất mong Phòng Giáo dục – Đào tạo trang bị cho mỗi lớp một Tivi để dễ dàng ứng dung Công nghệ thông tin một cách thường xuyên. - Ngành nên mở thêm các lớp tập huấn về phần mềm tin học để giúp giáo viên soạn được các trò chơi học tập trên máy tính đạt chất lượng hơn. Mục lục Phần mở dầu I/ Bối cảnh của đề tài ………………………………………………………………… 1 II/ Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………….. 1 III/ Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………… 2 IV/ Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ……………………………………………... 2 Phần nội dung I/ Cơ sở lí luận ……………………………………………………………………….. 3 II/ Thực trạng của vấn đề …………………………………………………………….. 3 III/ Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề ……………………………………. 4 1/ Xây dựng nề nếp lớp học, bầu ban cán sự tự quản ……………………………. 4 2/ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực ………………………………. 5 3/ Cách ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học …………………………… 8 4/ Bồi dưỡng học sinh yếu……………….………………………………………. 12 5/ Bồi dưỡng học sinh giỏi ……………………………………………………… 13 IV/ Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………. 15 Phần kết luận I/ Những bài học kinh nghiệm ……………………………………………………… 16 II/ Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm …………………………………………….. 16 III/ Khả năng ứng dụng, triển khai …………………………………………………. 16 IV/ Những kiến nghị, đề xuất ………………………………………………………. 17

File đính kèm:

  • docMot so bien phap nang cao chat luong day va hoc ( Vo Pham Nhu Tien ).doc
Giáo án liên quan