Lịch sử Nhà Nguyễn thành lập

- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:

v Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Anh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Anh lên ngôi Hoàng đề, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).

- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:

v Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.

v Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc ).

v Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.

- Yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc.

 

docx3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7651 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử Nhà Nguyễn thành lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch Sử PPCT: 31 NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I.MỤC TIÊU: Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Aùnh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Aùnh lên ngôi Hoàng đề, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế). Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị: Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc…). Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. Yêu thích tìm hiểu lịch sử dân tộc. II.CHUẨN BỊ: Tranh ảnh về kinh thành Huế Một số điều luật của Bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành & những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Những chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung Em hãy kể lại những chính sách về kinh tế & văn hóa của vua Quang Trung? GV nhận xét 3.Bài mới: *Giới thiệu bài: * Hướng dẫn tìm hiểu bài. Hoạt động1: Hoạt động cá nhân Nhà Nguyễn ra đời vào hoàn cảnh nào? Năm 1792, Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn như thế nào? Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn vào năm nào? Lấy hiệu là gì? Kinh đô ở đâu? GV treo tranh kinh thành Huế & giới thiệu nhà Nguyễn đã chọn Phú Xuân làm kinh đô, các đời vua nhà Nguyễn? Hoạt động 2: Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn. + Các vua nhà Nguyễn bảo vệ quyền lợi của mình bằng bộ luật hà khắc nào? + Những điều gì cho thấy các vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình ? + Quân đội của nhà Nguyễn được tổ chức như thế nào? GV cung cấp thêm một số điểm trong bộ luật Gia Long: Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn) tức là: không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua 4.Củng cố -HS đọc ghi nhớ - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK 5.Dặn dò: Tìm đọc: Các vua đời nhà Nguyễn Chuẩn bị bài: Kinh thành Huế Nhận xét tiết học HS hát HS trả lời HS nhận xét Sau khi vua Quang Trung mất, lợi dụng triều đình đang suy yếu, Nguyễn Aùnh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. - HS đọc đoạn: “Năm 1792.. Tự Đức” Nguyễn Aùnh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1848, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. HS xem tranh Các tổ lên thi đua chọn đúng thứ tự các đời vua đầu nhà Nguyễn (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) -HS hoạt động theo nhóm sau đó cử đại diện lên báo cáo + Bộ luật Gia Long + Không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng. + Gồm nhiều thứ quân, ở kinh đô cũng như ở các nơi đều xây dựng thành trì vững chắc. => Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình . HS đọc ghi nhớ. HS trả lời các câu hỏi trong SGK

File đính kèm:

  • docxnha Nguyen thanh lap.docx
Giáo án liên quan