Lịch sử: Môn lịch sử và địa lý

 

I. MỤC TIÊU : HS biết :

 - Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.

- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.

 - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc của ở số vùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử: Môn lịch sử và địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ: M«n lÞch sö vµ ®Þa lý I. MỤC TIÊU : HS biết : - Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta. - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc. - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc của ở số vùng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC A. ỔN ĐỊNH : Hát B. BÀI CŨ. C. BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài. 2. Vào bài : * Hoạt động 1 : + Bước 1 : GV treo bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam lên bảng. - HS quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV giới thiệu vị trí đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. Nước Việt Nam bao gồm phần đất liền các hải đảo, vùng biển và vùng trời. GV vừa nói vừa chỉ vào bảng đồ. Phần đất liền có hình chữ S, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và Nam là vùng biển rộng lớn. Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của biển Đông. Trong vùng biển có nhiều đảo và quần đảo - HS nghe và theo dõi GV chỉ trên bản đồ. - Vài em lên bảng trình bày lại ý GV vừa cung cấp. + Bước 2 : - GV treo tiếp bản đồ hành chính Việt Nam. - HS xác định vị trí thành phố Đà Nẵng. - Vài em tiếp tục nhắc lại. - Chuyển ý. * Hoạt động 2 : HS thảo luận nhóm 4. - Phát cho mỗi nhóm một số tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của một số dân tộc của một vùng nào đó. - Hỏi : Trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc anh em đang chung sống ? … có 54 dân tộc anh em đang chung sống. Có dân tộc sống ở miền núi hoặc trung du; có dân tộc sống ở đồng bằng hoặc các đảo, quần đảo trên biển. * GV nhận xét, bổ sung : Thiên nhiên ở mỗi nơi trên đất nước ta đều có những nét riêng. Con người sống ở đó cũng có những đặc điểm riêng trong đời sống, sản xuất, trong cách ăn mặc, phong tục tập quán. Tuy nhiên họ đều có chung một Tổ quốc Việt Nam, chung một lịch sử, một truyền thống Việt Nam. - HS lắng nghe. - Chuyển ý. * Hoạt động 3 : + Bước 1 : - Hỏi : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó ? - HS trả lời. Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Nếu HS không biết GV có thể cung cấp. * GV chốt ý : Để có Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp như hôm nay, ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm lao động, đấu tranh để dựng nước và giữ nước. - Chuyển ý. * Hoạt động 4 : HS thảo luận nhóm đôi. - Hỏi 1 : Môn Lịch sử và Địa lí giúp các em biết những điều gì ? Nhất là môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 ? ... giúp các em hiểu biết thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn từ đó các em thêm yêu thiên nhiên, đất nước và con người. - Hỏi 2 : Vậy muốn học tốt môn Lịch sử và Địa lí các em cần làm gì ? … tập trung quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu Lịch sử, Địa lí. - GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung. * GV chốt ý : Môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp các em hiểu thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương – An Dương Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - HS đọc lại phần đóng khung. - Nhận xét. - Dặn dò.

File đính kèm:

  • doclichsu1.doc
Giáo án liên quan