Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Đồng Tâm - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

A. MỞ ĐẦU

B. NỘI DUNG

1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NỘI DUNG "LỊCH SỬ HÀ NỘI"

3.1. Thực hiện tốt chương trình dạy học Lịch sử

3.2. Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các bài học Lịch sử

3.3 Thực hiện tốt các tiết Lịch sử địa phương theo quy định của Bộ GD - ĐT

3.4. Thực nghiệm sư phạm

C. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc40 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Đồng Tâm - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một hồi dài. Đoàn quõn nhạc cử Quốc thiều theo sự điều khiển của đồng chớ Đinh Ngọc Liờn, người nhạc trưởng già rất quen thuộc với nhõn dõn Hà Nội. Lần đầu tiờn lỏ cờ đỏ sao vàng - cờ Tổ quốc tung bay trờn đỉnh cột cờ Hà Nội. Ngày 28 tháng 4 năm 2008 kế hoạch dạy học Môn/Phân môn: Lịch sử - Lớp 5 - Tuần 32 Lịch sử địa phương: Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Hà Nội trong thời kì chống Mĩ. - Kể tên một số công trình lớn của Hà Nội được xây dựng sau khi đất nước thống nhất. II. Đồ dùng dạy học - tài liệu tham khảo - Thăng Long - Hà Nội (Lưu Minh Trị - Hoàng Tùng đồng chủ biên) - NXB Chính trị quốc gia - 1999. - Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Đồng Tâm. - Bản đồ Hà Nội - ảnh tư liệu: các nơi bị ném bom của Hà Nội, máy bay Mĩ bị bắn rơi, hầm trú ẩn, III. Hoạt động dạy học chủ yếu: TG Nội dung bài giảng - các hoạt động của giáo viên các hoạt động của học sinh ghi chú 1. Hà Nội thời kì chống Mĩ a. Giới thiệu bối cảnh lịch sử: GV yêu cầu HS nhắc lại tình hình đất nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. GV: Trong thời kì này, miền Bắc nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, nhưng đồng thời cũng phải chống lại chiến tranh phá hoại do đế quốc Mĩ gây ra. b. Cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ. - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc đoạn 1 + 2 của tư liệu, thảo luận: + Quân dân Hà Nội đã chuẩn bị cho cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ như thế nào? + Vì sao ngày 1/11/1968, Chính phủ Mĩ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc? GV tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày trên bảng, kết hợp chỉ các bức ảnh tư liệu, chỉ vị trí Vĩnh Quỳnh, Đức Giang, cầu Long Biên, cầu Đuống trên bản đồ. c. Cuộc chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. GV yêu cầu HS đọc phần còn lại của tư liệu, thảo luận nhóm (4 nhóm) để thuật lại cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. Gọi 2 đại diện nhóm trình bày, kết hợp chỉ ảnh tư liệu và bản đồ. - Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội. 2. Hà Nội trong thời kì xây dựng đất nước: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: Kể về những công trình của Hà Nội được xây dựng từ năm 1975 đến nay. (Lăng Bác, Cầu Thăng Long, Chương Dương, các khu đô thị mới, công viên, khu vui chơi, các trung tâm thương mại, ) GV tổ chức cho HS trình bày trên bảng, kết hợp chỉ bản đồ hoặc đưa ra những bức ảnh nhóm mình sưu tầm được. 3. Lịch sử phường Đồng Tâm C. Củng cố - Dặn dò Chuẩn bị bài sau: Ôn tập HS nêu. - HS thảo luận nhóm. Các đại diện nhóm trình bày. HS thảo luận. 2 HS trình bày HS tự nêu. HS thảo luận. 1 số HS trình bày. IV. Rút kinh nghiệm - Bổ sung: Tài liệu học tập của học sinh: Lịch sử địa phương Hà Nội trong kháng chiến chống mĩ và trong thời kì xây dựng đất nước 1. Hà Nội thời kì chống Mĩ Năm 1965, Mĩ ồ ạt đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện công tác phòng không. Tất cả những người già và trẻ em được sơ tán ra khỏi thành phố, các trường phổ thông, đại học đều được chuyển đi các tỉnh hoặc ra ngoại thành. Nhân dân các địa phương đã hết lòng giúp đỡ về mọi mặt đối với đồng bào Thủ đô đến sơ tán. Hầm trú ẩn được đào ở khắp nơi, hệ thống đài quan sát, còi báo động được thiết lập. Em có suy nghĩ gì về việc nhân dân các địa phương hết lòng giúp đỡ đồng bào Thủ đô đến sơ tán? Mĩ đã mở nhiều đợt tấn công vào những nơi trọng yếu như trận địa tên lửa Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì), kho xăng Đức Giang, Các lực lượng phòng không Hà Nội đánh trả quyết liệt, bắn rơi 258 chiếc máy bay Mĩ. Quân dân Hà Nội còn quyết tâm bảo đảm cầu đường thông suốt, nhanh chóng sửa chữa cầu Long Biên, cầu Đuống sau mỗi lần bị địch đánh phá, giữ vững mạch máu giao thông. Ngày 1/11/1968, Chính phủ Mĩ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn không điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Đào hầm trú ẩn Phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972 Tháng 4 năm 1972, Mĩ quay trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Với tinh thần cảnh giác cao, Hà Nội đã nhanh chóng chuyển sang thời chiến. Các cơ quan xí nghiệp và nhân dân tiếp tục sơ tán. Từ cuối tháng 4 đến tháng 8 năm 1972, máy bay Mĩ liên tục đánh phá nhiều nơi trên miền Bắc và nội ngoại thành Hà Nội nhưng không lay chuyển được ý chí quyết thắng của quân và dân ta. Tháng 9/1972, đế quốc Mĩ đã huy động hàng trăm lượt máy bay ném bom dữ dội các cơ sở kinh tế, trường học, bệnh viện, hệ thống giao thông và khu dân cư ở Hà Nội. Nhưng quân dân Hà Nội không hề nao núng, qua 5 tháng chiến đấu, Hà Nội đã bắn rơi 63 máy bay Mĩ. 12 ngày đêm cuối năm 1972, Hà Nội đã cùng với nhân dân miền Bắc lập nên trận "Điện Biên Phủ trên không" vĩ đại, xứng đáng là Thủ đô anh hùng của cả nước. Hoa và người chiến thắng Xác máy bay B52 trên đường Hoàng Hoa Thám 2. Hà Nội trong thời kì xây dựng đất nước Chỉ trên bản đồ Hà Nội những công trình được xây dựng từ năm 1975 đến nay. Trình bày những hiểu biết của em về những công trình đó. 3. Lịch sử phường Đồng Tâm Chú thích - Sơ tán: Tạm di chuyển ra khỏi khu vực không an toàn để tránh tai nạn. Câu hỏi 1. Nêu những hiểu biết của em về Hà Nội trong kháng chiến chống Mĩ. 2. Hãy giới thiệu với những người bạn nước ngoài về sự thay đổi của Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây. 4. Kết quả thực nghiệm: - Giờ dạy đạt kết quả tốt, thực hiện được đầy đủ các mục tiêu dạy học đã đề ra. - Học sinh hoạt động tích cực, chủ động, nắm chắc nội dung bài, biết trình bày lại nội dung kiến thức qua cách diễn đạt riêng của mình. C. Kết luận Trải qua hàng nghìn năm đổ biết bao mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước, với ý chí quật cường, ông cha ta đã viết nên những trang sử chói lọi làm vẻ vang cho dân tộc ta. Là con dân của một dân tộc anh hùng, ai ai cũng cần phải hiểu nguồn gốc và lịch sử dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. ý thức được điều đó, tôi luôn mong muốn có được những biện pháp tốt nhất để giảng dạy tốt phần Lịch sử nói chung, nội dung Lịch sử địa phương nói riêng, góp phần nâng cao hiểu biết, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc trong các thế hệ học sinh. Từ việc nghiên cứu một số vấn đề có tính lí luận về việc dạy học Lịch sử nói chung, Lịch sử địa phương Hà Nội nói riêng, dựa vào thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Đồng Tâm, là giáo viên chủ nhiệm các lớp 5 trong nhiều năm, tôi đã áp dụng thành công một số biện pháp chủ yếu sau đây để nâng cao hiệu quả dạy học nội dung "Lịch sử địa phương" cho học sinh lớp 5: - Thực hiện tốt chương trình Lịch sử lớp 5. - Lồng ghép nội dung "Lịch sử Hà Nội" trong các tiết học Lịch sử - Thực hiện tốt các tiết dạy về "Lịch sử địa phương". Tôi nhận thấy những biện pháp mà tôi áp dụng đã đi đúng hướng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Tất cả học sinh của tôi đều yêu thích Lịch sử. Các em hào hứng đón nhận giờ học, tích cực phát biểu ý kiến và tham gia các trò chơi, các cuộc thi đua, ..., chủ động nêu ra những câu hỏi, những điều băn khoăn, thắc mắc. Các em cũng nắm vững kiến thức về Lịch sử đất nước nói chung, lịch sử Hà Nội nói riêng, từ đó, lòng tự hào về một Thủ đô anh hùng trong các em cũng được bồi đắp, nuôi dưỡng. Kết quả cụ thể mà học sinh lớp tôi đạt được trong phần Lịch sử - Môn Lịch sử và Địa lí cũng rất khả quan: Học kì I Học kì II Lớp Số HS Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 5C (2006 - 2007) 47 1 12 34 0 10 37 5C (2007 - 2008) 45 0 7 38 Để góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác giảng dạy Lịch sử trong nhà trường tiểu học nói chung, giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương nói riêng, đồng thời góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục những hiểu biết về lịch sử, truyền thống dân tộc trong toàn xã hội, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất sau đối với ngành Giáo dục: - Sách hướng dẫn của giáo viên cần được biên soạn đầy đủ, chi tiết hơn, có thêm nhiều tài liệu tham khảo để giáo viên sử dụng trong các tiết dạy. - Cần cung cấp, trang bị thêm đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo cho nhà trường, nhất là ảnh tư liệu, phim tư liệu về hai cuộc kháng chiến của dân tộc - Mỗi giáo viên tiểu học có nhiệm vụ giảng dạy nhiều môn học, do đó khả năng chuyên sâu nghiên cứu về Lịch sử còn hạn chế. Vì vậy, các cấp lãnh đạo cần quan tâm chỉ đạo để có sự thống nhất trong việc giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương ở mỗi tỉnh, thành phố, quận, huyện. Trước thềm đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, mong rằng việc giảng dạy nội dung Lịch sử địa phương Hà Nội sẽ sớm được hoàn thiện để những kiến thức về lịch sử đất nước, lịch sử Thủ đô, lòng tự hào về một dân tộc bất khuất, một Thủ đô anh hùng sẽ trở thành hành trang không thể thiếu của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2008 Người viết Trương Thị Nhàn Tài liệu tham khảo Nguyễn Anh Dũng (Chủ biên): Lịch sử và Địa lí 5 - NXB Giáo dục - 2007 Nguyễn Anh Dũng (Chủ biên): Lịch sử và Địa lí 5, Sách giáo viên - NXB Giáo dục - 2007 Vụ Giáo dục Tiểu học - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 5, tập 1 - NXB Giáo dục - 2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, tập 2- NXB Giáo dục - 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học chu kì III (2003 - 2007), tập 2- NXB Giáo dục - 2005 Lưu Minh Trị, Hoàng Tùng (Chủ biên): Thăng Long - Hà Nội - NXB Chính trị quốc gia - 1999 Nguyễn Vinh Phúc: Hà Nội qua những năm tháng - NXB Thế giới - 2004 Nguyễn Vinh Phúc: Phố và đường Hà Nội - NXB Giao thông vận tải - 2004 Phạm Văn Hà (Chủ biên): Tư liệu lịch sử Thăng Long - Hà Nội , Tài liệu tham khảo của giáo viên Tiểu học - NXB Hà Nội - 2005 Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên): Lịch sử 6, 7, 8, 9 - NXB Giáo dục - 2006

File đính kèm:

  • docSKKN Lsu 5 Day Lsu dia phuong HN giai B cap TP.doc
Giáo án liên quan