Lịch báo giảng Tuần 22 Cách ngôn: Ngày nay học tập ngày mai giúp đời

I. Mục tiêu :

- Thực hiện trò chơi dân gian, nhằm giúp HS thư giản, thoải mái.

- Trò chơi dân gian tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh với phương châm " Học mà chơi, chơi mà học" thông qua hoạt động này tạo sự nhanh nhẹn, linh hoạt thinh thần tập thể cao.

II. Các hoạt động dạy học :

2. Hướng dẫn cách chơi : Trò chơi Rồng rắn lên mây

 HS chơi theo tổ, một em làm "thầy thuốc" đứng đối diện với những người làm "rồng rắn". Các em khác túm đuôi áo nhau thành " rồng rắn", tư thế này giúp các em cảm nhận các hướng của người khác. Em đứng đầu chọn em lớn nhất, khoẻ nhất trong nhóm, " rồng rắn" đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa đọc đồng dao:

Rồng rắn lên mây. Có cây núc nắc. Có nhà hiển binh

Thầy thuốc có nhà hay không?

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Tuần 22 Cách ngôn: Ngày nay học tập ngày mai giúp đời, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
băng viết sẵn 1câu văn a, b, c, d.(BT3) III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: - GV cho HS đáp lời cảm ơn theo 3 tình huống nêu ở bài tập 2 ( tuần 21) 2.Bài mới: HĐ1.Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây:GV cho HS nêu nội dung tranh GV nhận xét: biết nói lời xin lỗi với thái độ chân thành, đáp lại lời xin lỗi lịch sự nhẹ nhàng. - Trong trường hợp nào cần nói xin lỗi -Nên đáp lại lời xin lỗi người khác với thái độ như thế nào ? Bài 2: Em đáp lại lời xin lỗi trong các trường hợp sau như thế nào ? -GV cho HS 1 có thể nói khác với SGK -Cho nhiều HS thực hành nói đáp lần lượt theo các tình huống a,b,c, d -Với tình huống b: -Với tình huống c: -Với tình huống d: GV nhận xét Bài 3: Các câu dưới đây tả con chim gáy .Hãy sắp xếp lại thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn: -Thứ tự các câu như sau: Câu b- Câu a - Câu d - Câu c C.Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lời xin lỗi trong giao tiếp hằng ngày. HS đáp lời cảm ơn theo 3 tình huống nêu ở bài tập 2 ( tuần 21) - HS quan sát tranh - đọc thầm lời nhân vật -Bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn bên trái, vội nhặt vở xin lỗi bạn. Bạn này trả lời: “ Không sao” -2-3 cặp HS thực hành: 1em xin lỗi - em kia đáp lại… -Khi làm điều sai trái, không phải với người khác, … Nói lời xin lỗi với thái độ chân thành; đáp lại xin lỗi lịch sự, nhẹ nhàng -HS đọc đề -1HS nêu tình huống.. VD: Xin lỗi. Cho tớ đi trước một chút. -Xin mời/ Mời bạn/ Bạn cứ đi HS thực hành nói đáp lần lượt theo các tình huống a,b,c, d - b: Không sao/ Có sao đâu/ Bạn chỉ vô ý thôi mà. … - c: Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé!/ Cái áo mình mới mặc hôm nay đấy. … - d: Không sao. Mai cũng được mà. / Mai cậu nhớ nhé. ! … HS đọc đề - 1 HS đọc các câu tả chim gáy HS làm vở bài tập - Đọc lại đoạn văn làm ở vở Luyện Tiếng Việt: ĐÁP LỜI XIN LỖI . TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM I.Mục tiêu: -Thực hành đáp lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản. - Luyện tập tìm câu văn miêu tả trong bài (miêu tả hình dáng, hoạt động). - Luyện viết 2, 3 câu văn về loài chim. Tập viết : CHỮ HOA S I/ Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa S (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: sáo (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Sáo tắm thì mưa (3lần). II/ Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ S hoa, câu ứng dụng. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Cho HS viết b/c R, Ríu 2. Bài mới: GV giới thiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa S -Chữ hoa S cao mấy li? - Chữ hoa S có mấy nét? -GV hướng dẫn viết như (SGV) -GV viết mẫu S GV nhận xét HĐ2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - GV giới thiệu câu ứng dụng : Sáo tắm thì mưa. -Ý: là một câu thành ngữ nói về kinh nghiệm trong dân gian, hễ thấy Sáo tắm thì sắp có mưa. - Những con chữ nào độ cao 5 li - Những con chữ nào cao 1,5 li - những con chữ nào cao 1 li Khoảng cách các con chữ viết thế nào? HĐ3: Hướng dẫn viết vào vở -Nêu lại quy trình viết GV viết mẫu trên bảng Thu vở chấm Nhận xét. C.Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn HS luyện viết thêm ở nhà. - 1HS viết bảng- lớp viết b/c - HS quan sát - Trả lời - Chữ hoa S cao 5 li - Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 2 nét cơ bản - cong dưới và móc ngược ( trái ) nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, cuối nét móc lượn vào trong . - HS viết bảng con S - HS đọc câu ứng dụng: “Sáo tắm thì mưa.” - S, h - t - Các chữ còn lại: a, o, m, ư, … - Khoảng cách các con chữ bằng khoảng cách viết con chữ o . - Nêu lại quy trình viết. - HS viết bài vào vở. (HS khá giỏi viết cả bài) Kể chuyện: MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN I/ Mục tiêu: - Biết đặt tên được cho từng đoạn chuyện (BT1) - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2). - HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện. - GD KNS : Tư duy sáng tạo - Ra quyết định - Ứng phó với căng thẳng. II/ Đồ dùng dạy học: Mặt nạ Chồn và Gà Rừng để HS kể chuyện theo cách phân vai. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: GV cho HS kể lại câu chuyện: Chim Sơn ca và bông hoa cúc trắng 2.Bài mới: HĐ1:Hướng dẫn kể chuyện 1. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện - GV giải thích tên mỗi đoạn của câu chuyện cần thể hiện được nội dung chính của đoạn. Tên có thể như : Chú Chồn kiêu ngạo; Trí khôn của Chồn Kết luận: Tên đoạn 1&đoạn 2 thể hiện đúng nội dung mỗi đoạn GV ghi bảng những tên đúng: - Đoạn 1:Chú Chồn kiêu ngạo/ Chú Chồn hợm hĩnh - - Đoạn 2: Trí khôn của Chồn / Trí khôn của Chồn ở đâu?..... 2. Kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm. 3 Thi kể toàn bộ câu chuyện (HS khá, giỏi) C. Củng cố, dặn dò Nhận xét tiết học.Nhắc HS học theo Gà Rừng: trước tình huống nguy hiểm vẫn bình tĩnh xử lí linh hoạt; rút kinh nghiệm của Chồn: không kiêu căng, tự phụ; biết nhận ra sai lầm và sửa chữa trở thành người khiêm tốn. HS lên bảng kể - Lớp nhận xét. HS đọc yêu cầu của bài - đọc cả mẫu. HS đọc thầm đoạn 1 & đoạn 2 HS trao đổi theo cặp nối tiếp nêu. - Đoạn 1: Chú Chồn kiêu ngạo/ Chú Chồn hợm hĩnh - Đoạn 2: Trí khôn của Chồn / Trí khôn của Chồn ở đâu? - Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng/ Gà rừng mới thật là khôn. - Đoạn 4: Gặp lại nhau /Chồn hiểu ra rồi. - HS hoạt động nhóm 4 kể từng đoạn trong nhóm - HS kể trước lớp: các nhóm trình bày - HS khá, giỏi thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Chính tả: CÒ VÀ CUỐC I/ Mục tiêu: - Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời của nhân vật. - Làm được BT(2) a / b, hoặc BT (3) a / b. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết các nội dung của bài tập. III/ Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: GV đọc các từ: reo hò, gần gũi, bánh dẻo, giã gạo 2.Bài mới: HĐ1: Hướng dẫn nghe – viết 1. Hướng dẫn chuẩn bị -Đoạn viết nói chuyện gì? - Bài chính tả có một câu hỏi của Cuốc, một câu trả lời của Cò. Các câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau những dấu câu nào? - Cuối câu trả lời trên có dấu gì? - Luyện viết tiếng khó: Cuốc, lội ruộng, bắt tép, bụi rậm, vất vả, bùn, trắng phau, 2.GV đọc bài 3. Chấm, chữa bài . HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2:Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: -riêng, giêng -dơi, rơi -dạ, rạ b)-rẻ, rẽ -mở. mỡ -củ, cũ Bài 3:Thi tìm nhanh: a)Các tiếng bắt đầu bằng r( hoặc d, gi) b) Các tiếng có thanh hỏi ( hoặc thanh ngã) GV nhận xét c.Củng cố-Dặn dò: Về nhà viết lại những chữ viết sai. HS viết B/C, 1HS lên bảng HS đọc đoạn viết - Cuốc thấy Cò lội sông, hỏi Cò có ngại bẩn không. - Đặt sau dấu hai chấm và gạch ngang đầu dòng - Cuối câu hỏi của Cuốc có dấu chấm hỏi, câu trả lời của Cò là một câu hỏi lại nên cuối câu cũng có dấu chấm hỏi . - HS viết bảng con - HS viết bài vào vở - Đổi vở chấm chữa bài bằng bút chì HS đọc yêu cầu bài tập 2 a)-Ăn riêng, ở riêng, tháng giêng - loài dơi, rơi vãi, rơi rụng - sáng dạ, chột dạ, vâng dạ, rơm rạ b)-rẻ tiền, rẻ sóng,đường rẽ, nói rành rẽ - mở cửa, mở mang, mở hội, cởi mở, rán mỡ,mỡ màng - củ khoai… HS nêu yêu cầu bài tập - HS thi tìm nhanh câu a, câu b. Lớp nhận xét Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2013 Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Thuộc bảng chia 2. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. II/ Đồ dùng dạy học: Viết sẵn các bài tập ở bảng phụ. III/Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Cho HS làm bài tập 2, 3 trang 110. 2.Bài mới: HĐ1.Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: Tính nhẩm: 8 : 2 = 10 : 2 = 14 : 2 = 18 : 2 = 16 : 2 = 6 : 2 = 20 : 2 = 12 ; 2 = Bài 2: Tính nhẩm: 2 x 6 = 2 x 8 = 2 x 2 = 2 x 1 = 12 : 2 = 16 : 2 = 4 : 2 = 2 : 2 = Bài 3: Có 18 lá cờ chia đều cho 3 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ? Tóm tắt: 2 tổ : 18 lá cờ 1 tổ : …..lá cờ? GV nhận xét Bài 4: (HS khá giỏi) Bài 5: (HS khá giỏi) Hình nào có 1/2 số con chim đang bay? c.Củng cố - Dặn dò: GV cho HS đọc lại bảng chia 2 Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài “ Số bị chia - Số chia - Thương”. HS làm bài tập 2, 3 trang 110. - HS đọc yêu cầu HS thực hiện trò chơi “đố bạn” HS nêu yêu cầu bài tập 2 HS tự nhẩm rồi nói tiếp nhau nêu kết quả. HS đọc đề + Tự tóm tắt và giải vở Giải: Số lá cờ mỗi tổ là: 18 : 2 9 ( lá cờ ) Đáp số: 9 lá cờ - HS trình bày bài giải như bài 3 - HS nêu yêu cầu - Quan sát tranh nhận xét trả lời. -Hình (a) có 4 con chim đang bay và có 4 con chim đang đậu -Vậy hình a có 1/2 số chim đang bay. -Hình c Có 3 con chim đang bay có 3 con chim đang đậu. Vậy hình c có 1/2 số chim đang bay. Luyện Toán: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Củng cố bảng chia 2.Giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 2). - Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành hai phần bằng nhau. II/Các hoạt động dạy và học: - Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 29 sách Thực hành Toán 2 tập 2 Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 22 - Kế hoạch tuần 23 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung * GV chủ nhiệm nhận xét chung: Học tập: Giờ học phát biểu sôi nổi. Các em ý thức được trong việc rèn chữ giữ vở. -Nề nếp: +Xếp hàng thẳng, nhanh, ngay ngắn. + Hát văn nghệ đầu giờ, sôi nổi, vui tươi. + Đi học đúng giờ -Vệ sinh: +Vệ sinh cá nhân tốt + Lớp sạch sẽ, gọn gàng. + Trực nhật VS khu vực đảm bảo III. Kế hoạch tuần 23 - Dạy và học chương trình Tuần 23 - Duy trì tốt các nề nếp và sĩ số HS sau tết - Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, … + Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch. + Phát động quyên góp giúp bạn vượt khó và quỹ bạn nghèo tại lớp. - Sinh hoạt văn nghệ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 22(1).doc
Giáo án liên quan