Lịch báo giảng Tuần 14

 - Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần ,kinh đô vẫn là Thăng Long ,tên nước vẫn là Đại Việt: Đến cuối thế kỹ XII nhà Lý ngày càng suy yếu,đầu năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh,nhà Trần được thành lập.Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long,tên nước vẫn là Đại Việt.

 -HS khá giỏi biết những việt làm của nhà Trần nhằm củng cố xây dựng đất nước:chú ý xây dựng lực lượng quân đội,chăm lo bảo vệ đê điều,khuyến khích nông dân sản xuất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng Tuần 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thong ở nước ta:Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.Tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất nước ta. -Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt,quốc lộ 1A -Sử dụng bản đồ,lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của GT vận tải -HS khá:Nêu vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta,giải thích được tạo sao các tuyến đường chính của nước ta chạy theo hướng Bắc Nam. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ Giao thông Việt Nam. - Tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông(SGK) III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : Kiểm tra 2 HS bài: “Công nghiệp Việt Nam”. 2. Bài mới : Giới thiệu bài học. HĐ1: Các loại hình và các phương tiện giao thông vận tải: - Cho HS thi kể các loại hình ,các phương tiện giao thông vận tải. HĐ 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông *GVcho HS quan sát BĐ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và trả lời câu hỏi +Loại hình nào giữ vai trò q/trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở V/Nam? +Vì sao đ/ô tô v/chuyển được nhiều hàng? HĐ3: Phân bố 1 số loại hình GT - GV cho HS quan sát lược đồ GTVT. -GV nhận xét,tuyên dương. * GV nhận xét kết luận (SGK). 3. Củng cố-Dặn dò: -Tổng kết giờ học -Bài sau:T.mại và du lịch - 2 HS lên bảng trả lời -Cả lớp nhận xét. -HS thi kể các loại hình ,các phương tiện giao thông vận tải. -HS nêu: 5 loại hình giao thông. -Kể tên các phương tiện GTVT * HS quan sát biểu đồ. -HS thảo luận cặp trả lời: +HS lần lượt nêu theo số liệu có trong biểu đồ. +Đường ô tô giữ vai trò q/trọng nhất, chở được khối lượng h/ hoá nhiều nhất. +HS trả lời -HS quan sát lượt đồ GTVT:(Nhóm 4): +Chỉ được quốc lộ 1A,đường sắt Bắc-Nam,đường Hồ Chí Minh,một số đường biển và sân bay. +Biết được QL1A và đ.sắt B-N là tuyến đường bộ và đường sắt dài nhất nước ta. -Nhận xét và g/thích vìa sao...Bắc-Nam ? * HS đọc ghi nhớ bài học. Người dạy: Tuần 14: KHOA HỌC5 : GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI (Tiết 27) I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: - Nhận biết một số tính chất của gạch,ngói. - Kể tên một số loại gạch ngói và công dụng của chúng. - Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng :gạch ngói. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Hình và thông tin trang 56,57 SGK. - Tranh ảnh và một số mẫu gạch,ngói,sành,sứ, đồ gốm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Đá vôi B. Bài mới : Giới thiệu bài học. HĐ1: Một số đồ gốm -Yêu cầu HS thảo luận và nêu tên các đồ vật (trình bày ảnh nếu sưu tầm được) -Tất cả các loại đồ gốm được làm bằng gì - GV nhận xét. Hoạt động 2: Một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng: - Gọi HS quan sát tranh minh họa trang 56, 57 và trả lời: -GV nhận xét, bổ sung. -GV cho liên hệ thực tế. Hoạt động 3: Tính chất của gạch ngói -GV cầm một mảnh ngói trên tay và hỏi: Nếu cô buông tay ra khỏi mảnh ngói thì điều gì xảy ra? - Yêu cầu các nhóm 4 làm thí nghiệm: + Thả một mảnh gạch, ngói vào nước rồi quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng đó? *Kết luận :Gạch ngói thường xốp, dễ vỡ nên khi vận chuyển cần cẩn thận. -GV gọi HS đọc mục bạn cần biết. C. Củng cố-Dặn dò : -GVcho HS làm bài tập1,4 VBT. -GV chấm , nhận xét. - Chuẩn bị bài: Xi măng. -2 HS trả lời, cả lớp nhận xét. - HS thảo luận nhóm 4: kể tên các đồ góm mà em biết (Lọ hoa,bát đĩa, ấm chén,tượng, đồ lưu niệm,...) -HSTL:theo hiểu biết của các em(đất sét) Nung ở nhiệt độ cao. -Nhóm đôi:Quan sát tranh và trả lời. -HS quan sát tranh minh họa trang 56, 57 và thảo luận nhóm và trả lời được 3 câu hỏi + Loại gạch nào dùng để xây tường? + Loại gạch nào dùng để lót sàn nhà, lát sân, ốp tường? + Loại ngói nào để lợp mái nhà? -HS liên hệ thực tế trả lời câu hỏi GV. -Miếng ngói sẽ vỡ vì ngói làm từ đất sét, nung chín khô rất giòn. -HS làm thí nghiệm theo nhóm 4. - Đại diện nhóm nêu hiện tượng. Có nhiều bong bóng nhỏ từ mảnh gạch, ngói nổi lên trên mặt nước. Do nước tràn vào lỗ nhỏ đẩy không khí ra tạo thành bọt khí. +Gạch, ngói xốp, giòn, dễ vỡ. -HS đọc mục bạn cần biết(SGK). -HS làm bài tập 1/46, 4/48. -HS ghi bài học. Người dạy: Tuần 14: KHOA HỌC 5 : XI MĂNG (Tiết 28) I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS biết: - Nhận biết một số tính chất của xi măng tính chất của xi măng. - Nêu được một số cách bảo quản xi măng - Quan sát nhận biết xi măng II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình trang 58,59 SGK - Phiếu bài tập. III.CÁC HOẠT ĐÔNG DAY-HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Bài cũ : Gốm xây dựng:gạch ngói B. Bài mới: Giới thiệu bài học. HĐ1: Công dụng xi măng - Yêu cầu HS từng cặp trao đổi ,trả lời. + Xi măng được dùng để làm gì? + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta? -GV kết luận(SGK). - Cho HS xem tranh ảnh H 1,2/58 HĐ2: Tính chất xi măng-Công dụng bê tông - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm 4 + Xi măng có tính chất gì?Tính chất của vữa xi măng. + Kể tên các vật liệu tạo thành bê tong và bê tông cót thép và công dụng của chúng. …………….. + Nêu cách bảo quản xi măng? *GV kết luận chung (SGK). C. Củng cố-Dặn dò :- Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: Thuỷ tinh. -2 HS trả lời, cả lớp nhận xét. -2HS ngồi cùng bàn trao đổi,thảo luận. (Xây nhà, dùng trong các công trình xây). (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hái phòng,Nghi Sơn, Hà Tiên,Hòa Khương,....). -Xem tranh ảnh. Thảo luận nhóm 4 -HS tìm hiểu về tính chất của xi măng, công dụng của bê tông điền vào phiếu b/tập theo mẫu (VBT) - HS trả lời +(Hỗn hợp:Xi măng, cát, sỏi, nước trộn thành.). +(Hỗn hợp ấy đỗ vào khuôn có cốt thép). ( Cần để nơi khô ráo, thoáng khí, bao XM dùng chưa hết phải buộc thật chặt.) -Đọc nội dung bài Khoa học 5 : T14 GỐM XÂY DỰNG : GẠCH, NGÓI I. Yêu cầu - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói - Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng, gạch, ngói II. Chuẩn bị: - Tranh trong SGK, vài viên gạch, ngói khô và chậu nước. III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: Đá vôi. +Kể một số vùng núi đá vôi ở nước ta? +Kể một số loại đá vôi và công dụng của nó. 2. Bài mới: v Hoạt động 1: Thảo luận GV chia nhóm yêu cầu các nhóm sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm, trả lời câu hỏi: + Tất cả các loại đồ gốm đều làm bằng gì? + Gạch, ngói khác đồ sành đồ sứ ở điểm nào? - GV nhận xét, chốt ý: v Hoạt động 2: Quan sát. + Loại ngói nào dùng để lợp các mái nhà trên? + Trong khu nhà em ở, có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? + Ngôi nhà đó sử dụng loại ngói gì? + Gạch, ngói được làm như thế nào? GV nhận xét, chốt ý: v Hoạt động 3: Thực hành. + Thả viên gạch hoặc ngói vào nước em thấy có hiện tượng gì xảy ra? + Giải thích tại sao có hiện tượng đó? + Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc ngói? + Gạch, ngói có tính chất gì? GV nhận xét, chốt ý: 3. CC- Dặn dò: Chuẩn bị: “ Xi măng.” Nhận xét tiết học. - 2 HS trình bày Lớp nhận xét. - Các nhóm thực hiện Đại diện nhóm trình bày, giải thích. HS trả lời - lớp nhận xét, bổ sung - Đều được làm bằng đất sét +Gạch, ngói hoặc nồi đất…được làm từ đất sét, nung ở nhiệt độ cao và không tráng men. Đồ sành, sứ đều là những đồ gốm được tráng men. Đồ sứ được làm từ đất sét trắng, cách làm tinh xảo - HS quan sát tranh hình 1, hình 2 nêu tên một số loại gạch, công dụng của nó. + Hình 1: dùng để xây tường + Hình 2a): dùng để lát sân hoặc vỉa hè + Hình 2b): dùng để lát sàn nhà + Hình 2c): dùng để ốp tường + Hình 4: dùng để lợp mái nhà -Gạch, ngói được làm bằng đất sét có trộn lẫn với một ít cát, nhào kĩ với nước, ép khuôn để khô và cho vào lò nung ở nhiệt độ cao. Trong nhà máy gạch ngói, nhiều việc được làm bằng máy. - HS q/s – Trả lời. + Sủi bọt Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ HS nhận xét -HS đọc nội dung bài học. Khoa học 5 : T14 XI MĂNG I. Yêu cầu - Nhận biết một số tính chất của xi măng - Nêu được một số cách bảo quản xi măng - Quan sát nhận biết xi măng II. Chuẩn bị - Hình vẽ trong SGK trang 58, 59 . III. Các hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Bài cũ: Gốm xây dựng: Gạch, ngói. + Gạch, ngói khác đồ sành đồ sứ ở điểm nào? 2. Bài mới: v Hoạt động 1: Thảo luận (Nhóm 2) + Xi măng thường được dùng để làm gì ? + Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà bạn biết ? -GV chốt ý: v Hoạt động 2: Làm việc với SGK. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận +Xi măng có tính chất gì? Cách bảo quản xi măng? Giải thích. +Tính chất của vữa xi măng? Tại sao vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu? +Nêu các vật liệu tạo thành bê tông. Tính chất và công dụng của bê tông? +Nêu các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép. Tính chất và công dụng của bê tông cốt thép? * GV kết luận: Theo SGK -Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài học 3. CC- Dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: “Thủy tinh”. - 1 HS trình bày Lớp nhận xét. - HS trình bày - Xi măng dùng để trát tường, xây nhà, các công trình xây dựng khác. -Nhà máy xi măng: Hà Tiên (TP Hồ Chí Minh), Cẩm Phả (Quảng Ninh) Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Bút Sơn (Hà Nam) -Các nhóm thảo luận câu hỏi trang 59 + Tính chất: màu xám xanh (hoặc nâu đất, trắng). Xi măng không tan khi bị trộn với một ít nước mà trở nên dẻo, rất mau khô, khi khô, kết thành tảng, cứng như đá .+ Cách bảo quản: để nơi khô, thoáng không để thấm nước. Vì khi bị ẩm hoặc bị thấm nước, xi măng sẽ kết lại thành tảng, cứng như đá và không dùng được nữa + Vữa xi măng khi mới trộn thì dẻo, khi khô thì trở nên cứng, không tan, không thấm nước. Vì vậy vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu + Các vật liệu tạo thành bê tông: xi măng, cát, sỏi hoặc đá trộn đều với nước. Bê tông chịu nén, dùng để lát đường. +Bê tông cốt thép: Trộn xi măng, cát, sỏi với nước rồi đổ vào khuôn có cốt thép. Bê tông cốt thép chịu được các lực kéo, nén và uốn, dùng để xây nhà cao tầng, cầu đập nước… -HS nêu lại nội dung bài học

File đính kèm:

  • docT14 13-14.doc
Giáo án liên quan