Kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học

 Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Nét chữ - nết người”. Chính vì vậy, việc rèn chữ viết đẹp cho học sinh tiểu học là rất quan trọng. Mấy năm gần đây phong trào rèn chữ - giữ vở được các nhà trường hết sức quan tâm và đưa vào một trong những nhiệm vụ chính của quá trình giáo dục.

 Chữ viết đúng mẫu, rõ ràng, sạch sẽ không những giáo dục được nhân cách cho học sinh mà còn giữ gìn được nét truyền thống của chữ Việt. Việc rèn chữ cho học sinh phải được tiến hành ngay từ khi các em mới bắt đầu làm quen với chữ viết (lớp 1, ).

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm luyện viết chữ đẹp cho học sinh tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết về cơ bản đã đạt theo yêu cầu quy định của từng khối lớp. Song tồn tại một bộ phận không nhỏ học sinh viết chữ chưa đúng mẫu, đúng cỡ chữ( độ cao, rộng, khoảng cách giữa các con chữ thường quá hẹp hoặc quá rộng) ghi dấu thanh không đúng vị trí… Ví dụ: Học sinh thường viết sai mẫu chữ nhất là những chữ dễ lẫn như : n với l; ô với â; s với r; d với r; tr với th; k với h… Dấu thanh ghi không đúng vị trí: thương; ngoài; qua; thuyền… Một số học sinh chưa nắm được luật chính tả nên còn viết sai chính tả như: c/k; g/gh; ng/ngh… Phần lớn học sinh viết chữ chưa đẹp, các nét chữ, con chữ chưa đều, sự kết hợp các con chữ chưa hài hoà, mềm mại, chữ viết nghiêng ngả một cách tuỳ tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày một bài viết vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, chưa biết trình bày một bài văn xuôi khác với bài thơ, thơ lục bát khác với thơ tự do… Những tồn tại nói trên trong chữ viết học sinh hiện nay, theo tôi là do những nguyên nhân sau: 1. Viết xấu do tính cẩu thả: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc viết chữ xấu. Các em học sinh lớp1, 2 còn rất nhỏ, mải chơi, hiếu động và chưa tập chung. Các em chưa ý thức được là phải viết nắn nót, cẩn thận đưa từng nét thì chữ mới đẹp. Đằng này các em chỉ viết sao cho thật nhanh để còn nói chuyện, đùa nghịch…Với những em này, nếu không uốn nắn, nhắc nhở kịp thời dần dần thành quen tay viết xấu. 2. Viết xấu do tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở chưa đúng: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến đối với học sinh của chúng ta. 3. Viết xấu do chưa nắm vững quy trình viết: Nhiều em viết sai quy trình giữa các nét dẫn đến các nét chữ không đều, rời rạc. 4. Viết không đúng mẫu, đúng cỡ quy định như viết thiếu nét, độ cao không hợp lí, các nét không cân đối. 5. Viết xấu do ở lớp dưới các em không được phát hiện và uốn nắn kịp thời nên quen tay viết xấu. III. Biện pháp thực hiện: Xuất phát từ một số nguyên nhân trên, tôi đã có một số biện pháp để rèn luyện chữ viết cho các em: Khảo sát chữ viết: Ngay từ khi bắt đầu nhận lớp, tôi đã bắt tay ngay vào việc khảo sát và phân loại chữ viết. Tôi tìm hiểu xem các em viết xấu do nguyên nhân nào, viết xấu chữ nào, nét nào để có biện pháp uốn nắn cho từng em. Mỗi ngày tôi đều dành 15 phút đầu giờ để luyện chữ cho học sinh. Tôi yêu cầu mỗi học sinh đều phải có một quyển vở ô li rõ ràng để luyện chữ Tôi hướng dẫn tỉ mỉ tư thế ngồi, cách để vở, cách cầm bút, cách để tay lên vở và cách di chuyển tay của các em. Tôi nói cho học sinh nắm được tầm quan trọng của việc rèn chữ, giữ vở và đề ra các tiêu chuẩn xếp loại chữ A, B, C để các em phấn đấu. Tôi kể cho các em nghe một số câu chuyện về những tấm gương rèn chữ viết từ xấu thành đẹp như Cao Bá Quát, Nguyễn Ngọc Ký… Để các em có hứng thú, kiên trì trong việc rèn chữ viết của mình. Tôi chú ý rèn chữ cho học sinh ở tất cả các loại vở. Đặc biệt là vở chính tả và vở tập viết. Trong quá trình luyện chữ viết cho học sinh tôi đã phân loại chữ viết thành các nhóm để rèn: Chữ thường( có 3 nhóm): Nhóm 1: n, m, i, u, ư, v, r, t( 8 chữ cái) Trọng tâm rèn luyện là nét móc: móc ngược, móc xuôi, móc hai đầu. Từ các nét cơ bản trên, nếu viết đẹp 8 chữ cái ở nhóm 1 học sinh dễ dàng viét được các chữ cái khác như: h, b, p, y… Nhóm 2: l, k, h, b, v, y( 6 chữ cái) Năm chữ cái: l, b, h, k,y đều giống nhau ở một nét cơ bản là nét khuyết Viết được các chữ cái ở nhóm 1, nhóm 2 học sinh viết các chữ cái khác có phần thuận lợi hơn. Đối với học sinh lớp 1, và học sinh yếu lớp 2 tôi chú ý rèn viết bắt đầu từ nét xổ dọc( l), vì ngày xưa các thầy thường nói: “ Ngang bằng, sổ thẳng”. Học sinh viết được nét sổ ngay ngắn mới tiến hành viết nét khuyết. Nhóm 3: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê, s( 15 chữ cái). Loại chữ này nhìn thì rất đơn giản, nhưng thực tế hầu hết học sinh viết sai từ chữ o. Khi dạy chữ o, tôi kẻ một ô vuông trên bảng chia ô vuông thành 3 phần bằng nhau, đánh dấu 4 điểm giữa các cạnh của hình chữ nhật, dùng phấn màu chấm chấm thành hình chữ o, sau đó tô nên các dấu chấm chấm. Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn cho học sinh quan sát. Viết được chữ o rồi, học sinh dễ dàng viết đúng các chữ cái khác trong nhóm 3.( Lưu ý khi dạy học sinh khi viết chư cái o phải có dấu nhấn với 2 tác dụng: Ghi dấu nét xuất phát, là điểm “thêm râu” để thành chỡ ơ, điểm dừng để nối chữ khi viết nhanh) Chữ hoa Khi luyện viết chữ hoa, căn cứ vào sự cấu tạo, nét giống nhau của các chữ, tôi đã chia các chữ hoa thành 8 nhóm nhỏ và tự làm bộ chữ mẫu cắt ghép để minh hoạ cho bài giảng: Nhóm 1; u, ư, v . Nhóm 2: l, e. Nhóm 3: n, m. Nhóm 4: x,y: Nhóm 5: a, t, h, i. Nhóm 6: p, r, k, b, d, đ. Nhóm 7; C, G. Nhóm 8: o, q, s Phân thành các nhóm chữ để luyện có nhiều thuận lợi: đơn giản và dễ viết, cùng nằm trong một khung chữ giống nhau, chiều cao các chữ luôn tỷ lệ gấp đôi bề ngang. Khi đã luyện đúng, đẹp các nét rồi tôi mới cho học sinh của mình luyện chữ. Học sinh viết chữ đẹp rồi tôi chuyển sang luyện viết từ rồi luyện viết câu… Với những học sinh viết xấu, tôi thường viết mẫu rồi yêu cầu các em về luyện viết thêm ở nhà. Sau mỗi bài viết tôi đều quan sát hoặc kiểm tra, khen ngợi kịp thời những em có tiến bộ. Đồng thời có kế hoạch uốn nắn, kèm cặp cho những em còn viết xấu. Từng tháng, tôi đều xếp loại chữ- vở vào vở chính tả và vở luyện viết để các em nắm được chất lượng chữ viết của mình mà phấn đấu và gửi về cho phụ huynh học sinh có ý kiến nhận xét về chữ viết của con em mình… Trong mỗi chữ, mỗi câu, tôi đều chú ý hướng dẫn học sinh tỉ mỉ cách viết liền mạch, viết nét nối, độ cao của từng nét… Bút viết đúng quy định cũng là một phần quyết định quan trọng với chất lượng chữ viết của các em. Chính vì vậy tôi luôn rèn cho học sinh của mình có ý thức giữ gìn vệ sinh bút viết của mình. Nhất là với loại bút nét thanh đậm( tuyệt đối học sinh không dùng bút bi để viết). Tôi luôn trao đổi và tranh thủ sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường đối với phong trào chữ đẹp của trường và của huyện. IV. Kết quả đạt được: Trong suốt các năm học, do kiên trì thực hiện các biện pháp nêu trên nên lớp tôi được đánh giá là lớp có chất lượng vở sạch chữ đẹp cao nhất trong trường. Trong năm học 2007- 2008, chất lượng vở sạch chữ đẹp lớp tôi đạt 100% xếp loại A. C. Kết luận: I. Một số bài học kinh nghiệm: - Muốn học sinh viết chữ đúng và đẹp, trước hết và chủ yếu phải có sự dạy dỗ công phu của giáo viên theo một phương pháp khoa học và kinh nghiệm đã được đúc kết cùng với sự kèm cặp thường xuyên, sâu sát của các bậc phụ huynh, sự nỗ lực, kiên trì của mỗi học sinh . Người giáo viên phải thật kiên trì, đi sâu, đi sát từng học sinh để kèm cặp uốn nắn kịp thời. Đồng thời mỗi giáo viên cũng phải tự rèn chữ của mình sao cho thật mẫu mực để học sinh học tập và noi theo thi chấm và ghi lời nhận xét vào bài làm, bài kiểm tra của học sinh, khi ghi sổ liên lạc cũng như khi viết bài… - Viết đúng cần phải phát âm chuẩn, nhà trường đã phát động phong trào “chống nói ngọng”, “Thi đọc diễn cảm nói hay, ứng xử có văn hoá”, thi “ Vở sạch- chữ đẹp”, “ Nét chữ- nết người” …Những hoạt động này thực sự đã tạo được không khí sôi nổi, ý thức tự giác và khát khao viết đúng, viết đẹp cho mỗi giáo viên và học sinh. - Cần mở chuyên đề hội thảo về phương pháp dạy và học phân môn Tập viết, Chính tả để giáo viên được trao đổi tìm ra những biện pháp tối ưu nhất giúp đỡ học sinh viết đúng và đẹp ngay từ khi mới bắt đầu tập viết( lớp1), bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong việc rèn luyện chữ viết như: lòng say mê, ý chí quyết tâm, tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm cao…tạo được hứng thú cho học sinh hăng say tập viết và có ý thức viết đúng và đẹp. Nếu ở lớp 1 các em đã viết hỏng, viết xấu thì lên các lớp khó viết đúng, viết đẹp được. - Mục đích quan trọng của việc dạy viết là học sinh viết đúng mẫu chữ quy định, có kĩ năng viết nhanh( đạt và vượt tốc độ yêu cầu đề ra ở mỗi lớp) và biết trình bày một bài viết sạch đẹp( có tính thẩm mĩ). Do vậy khi dạy và luyện chữ viết cho học sinh, nhiều giáo viên đã chú trọng phương pháp thực hành luyện tập giúp học sinh hình thành và trau dồi kĩ năng viết chữ. Theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy, tiết Tập viết, Chính tả cần tạo điều kiện để học sinh chủ động tiếp cận kiến thức( tự quan sát , nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Trong quá trình rèn luyện chữ viết, giáo viên đã phân loại chữ viết thành các nhóm để rèn luyện dứt điểm theo những trọng tâm mà giáo viên lựa chọn. - Trong các giờ Tập viết, Chính tả, giáo viên đã hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng các nguyên tắc về tư thế ngồi viết, cách để tay, cách cầm bút…bàn viết đảm bảo đủ ánh sáng và thuận chiều, cầm bút xuôi theo chiều ngồi, bút nghiêng so với mặt giấy khoảng 45 độ. Khi viết, yêu cầu học sinh đưa bút từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, không ấn mạnh ngòi bút vào mặt giấy. II. Đề xuất kiến nghị: 1. Đối với Phòng GD: Hàng năm, PGD tổ chức một số buổi cho giáo viên trong huyện đến tỉnh Bắc Ninh (cái nôi của phong trào viết chữ đẹp) hoặc mời giảng viên luyện chữ của Bắc Ninh về để giảng dạy cho đội ngũ giáo viên huyện nhà có kiến thức và kĩ năng luyện viết chữ đẹp. Phòng giáo dục- đào tạo nên tổ chức một cuộc hội thảo chuyên đề luyện viết chữ đẹp cho học sinh để giáo viên chúng tôi được trao đổi học hỏi kinh nghiệm về cách luyện chữ đẹp cho học sinh 2. Đối với nhà trường: Thường xuyên đầu tư thêm bút viết nét thanh- nét đậm, giấy luyện chữ đẹp cũng như các kiểu mẫu chữ… Tổ chức cho giáo viên trong trường đi thăm quan học hỏi một số trường có phong trào vở sạch chữ đẹp tốt. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc luyện chữ viết cho học sinh tiểu học. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có được phương pháp dạy học tốt hơn mang lại kết quả giáo dục cao nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thọ nghiệp, ngày 15 tháng 4 năm 2009 tác giả sáng kiến Trần thị liên

File đính kèm:

  • docSang kien luyen chuCo Giao Tran Thi Lien.doc
Giáo án liên quan