Kiểm tra học kỳ II môn vật lý THCS

I-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4điểm, mỗi câu 0,5 đ)

A-Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất

Câu 1:

Vật bị nhiễm điện dương vì :

A- Vật đó nhận thêm điện tích dương.

B-Vật đó mất bớt các elêctrôn.

C- Vật đó nhận thêm các elêctrôn.

D-Vật đó không có các điện tích âm.

Câu 2:

A-Dây cao su, dây nhựa và cây bút chì vỏ gỗ là các vật cách điện.

B- Dây cao su, ruột bút chì, dây nhôm là các vật cách điện.

C-Dây đồng, dây nhựavà ruột bút chì là các vật cách điện.

D- Dây nhựa, ruột bút chì,dây cao su là các vật cách điện.

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ II môn vật lý THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. C- ống dây trở thành nam châm có hai cực luôn thay đổi liên tục. D- Cả A, B, C đều sai. Câu 3: Máy biến thế, máy phát điện đều hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ nhưng chúng khác nhau ở chỗ nào? A- Máy biến thế biến đổi hiệu điện thế xoay chiều, còn máy phát điện phát sinh ra dòng điện. B-Máy biến thế đổi dòng điện một chiều thành xoay chiều, còn máy phát điện tạo ra dòng điện.. C- Máy biến thế đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều, còn máy phát điện tạo ra dòng điện . D- Cả A, B, C đều sai. Câu 4: Dùng kẹp gắp 1 viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác: A- Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát. B- Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng. C- Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi . D- Chậu có nước khó gắp hơn vì hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 5 : Trên máy chụp ảnh của thợ ảnh chuyên nghiệp, muốn ảnh rõ nét người ta thường điều chỉnh ống kính của máy ảnh. Mục đích của việc này là: A- Thay đổi tiêu cự của ống kính. B- Thay đổi khoảng cách từ vật đến ống kính. C- Để ánh sáng chiếu vào buồng tối nhiều hơn. D- Cả A, B, C đều đúng. Câu 6: Một người cận phải đeo kính phân kỳ có tiêu cự 50 cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu ? A-50cm; B- 75cm ; C- 25 cm ; D-15 cm. Câu 7: Có thể trộn các ánh sáng có màu nào dưới đây để được ánh sáng trắng? A-Lục, lam, đỏ ; B- đỏ, vàng, tím ; C –Từ đỏ đến tím; D- Cả A, C đều đúng. Câu 8: Năng lượng ánh sáng có thể chuyển hoá trực tiếp thành dòng năng lượng nào sau đây: A-Nhiệt năng; B-điện năng; C-Hoá năng ; D –Cả A, B, C đều đúng. II-Phần tự luận; (6 điểm, mỗi ý 2 điểm) Câu 9: Một trạm phát điện có công suất P = 50 KW, hiệu điện thế tại trạm phát điện là U = 800V. điện trở của đường dây tải điện là R= 4W a-Tính công suất hao phí trên đường tải điện. b-Nêu một biện pháp để có thể giảm công suất hao phí xuống 100 lần? Câu 10: Trên hình vẽ : D là trục chính của một thấu kính, S là một điểm sáng , S’ là ảnh của S. a-Bằng cách.vẽ hãy xác định quang tâm C, tiêu điểm F, F’ của tháu kính đã cho. b-hãy cho biết S’ là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? S . Thấu kính đã cho là hội tụ hay phân kỳ S’ . D Câu 11: Trên bàn có một tấm lọc A màu xanh và một tấm lọc B màu tím. a-Nếu nhìn tờ giấy trắng lần lượt qua mỗi tấm lọc nói trên thì ta sẽ thấy tờ gấy có màu gì? b-Nếu nhìn một tờ giấy trắng đồng thời qua cả hai tấm lọc trên ta sẽ thấy tờ giấy có màu gì? Giải thích tại sao? Cho rằng tờ giấy trắng phản xạ ánh sáng trắng của đèn trong phòng. trường THCS ................... kiểm tra học kỳ II năm học 2006-2007 -------- ................... -------- Môn : Vật lý – Lớp 8 Thời gian làm bài : 45 phút Họ và tên : ........................................... Lớp : .8.............. Điểm Lời phê của giáo viên I-Phần trắc nghiệm ( 4điểm, mỗi câu 1 đ) Câu 1: Đánh dấu + vào những ô đúng (cột 2) , sai (cột 3) khi đọc nội dung trong cột 1 của bảng sau đây: Nội dung Đúng Sai 1-Một vật đã được xem là chuyển động với một vật nào đó thì nó luôn chuyển động đối với mọi vật khác. 2-Hai lực cân bằng nhau thì nhất thiết chúng phải có độ lớn bằng nhau nhưng hai lực cùng độ lớn chưa chắc đẫ cân bằng nhau. 3- Căn cứ vào độ lớn của vận tốc có thể biết vật chuyển động nhanh hay chậm. 4-Lực là đại lượng véc tơ còn vận tốc thì không phải là đại lượng véc tơ. 5- Các lực ma sát đều có hại. 6- áp suất của chất lỏng, chất khí và áp suất khí quyển đều có thể dùng chung đơn vị đo là N/m2. 7- Khi một vật nhúng trong chất lỏng, lực đẩy ácsimét tác dụng lên chất lỏng theo mọi phương. 8- Các máy cơ đơn giản chỉ có thể cho lợi về lực hoặc đường đi mà không cho ta lợi về công. 9- Ban đầu, một vật có năng lượng ở dạng nào thì mãi mãi về sau nó chỉ có năng lượng ở dạng đó mà thôi. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất Câu 2: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh? A-Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn. B- Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử nước và đường chuyển động nhanh hơn.. C- Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên nước bay hơi nhanh hơn. D- Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thể bị các phân tử nước hút mạnh. Câu 3: Bỏ một thỏi kim loại đã được nung nóng đến 750C vào một cốc nước ở nhiệt độ trong phòng (khoảng 25 0C), nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi thế nào? A- Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng. B- Nhiệt năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm. C- Nhiệt năng của thỏi kim loại giảm và của nước tăng. D- Nhiệt năng của thỏi kim loại tăng và của nước giảm. Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống của những câu sau cho đúng ý nghĩa vật lý: a-...............................Có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. b-Sự .......................bằng nhiệt các dòng chất lỏng hay chất khí gọi là sự đối lưu. c-Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng ........................................................ d)..............................có thể xảy ra cả ở trong chân không. II-Phần tự luận; (6 điểm, mỗi ý 2 điểm) Câu 5: Hãy quan sát chiếc phích (bình thuỷ)và cho biết vì sao nó lại được chế tạo hai lớp vỏ thuỷ tinh. Câu 6 : a-Thả một thỏi sắt có khối lượng m1 = 0,8 kg ở nhiệt độ t1 = 136 0C vào một xô chứa nước m2 = 5 kg nước ở nhiệt độ t2 = 250C. Tính nhiệt độ trong xô nước khi đã có cân bằng nhiệt. Cho nhiệt dung riêng: của sắt c1 = 460 J/kg .K; Nhiệt dung riêng của nước là c2 = 4200 J/kg.K. Coi thỏi sắt và nước chỉ trao đổi nhiệt với nhau. b- Thực ra 10% nhiệt lượng do thỏi sắt toả ra đã mất mát cho xô và môi trường . Tính nhiệt độ thực tế của hệ thống khi có cân bằng nhiệt. c-Nếu nhiệt lượng để cho nước đạt tới nhiệt độ như ý (a) là do 1 bếp dầu có hiệu suất 50% cung cấp .Hỏi: phải dùng tối thiểu 1 lượng dầu hoả là bao nhiêu. Cho NSTN của dầu hoả là 44. 10 6 J/kg. đáp án vật lý lớp 7 (Kiểm tra học kỳ 2) I-Trắc nghiệm Câu 1: B Câu 2: A. Câu 3: D Câu 4 : B, D. Câu 5: 1- ...Cường độ dòng điện; ....Hiệu điện thế 2- ....Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.......... Hiệu điện thế định mức của dụng cụ dùng điện đó. 3-....dòng điện lớn hơn Iđm của mạch điện. 4-.... dòng điện chạy qua bóng đèn. II Tự luận + - 1- + - Đ1 Đ2 + - + - + - 2- a) Số chỉ của vôn kế V2 : 2 V b) Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn là 1A 3- a) Không sáng vì mạch hở b) Có : Ampekế chỉ 0 V1 chỉ 0 V2 chỉ 0. Không : V: chỉ hiệu điện thế 6V (đo hiệu điện thế 2 cực nguồn điện) đáp án vật lý lớp 8 (Kiểm tra học kỳ 2) I-Trắc nghiệm Câu 1: Nội dung Đúng Sai 1-Một vật đã được xem là chuyển động với một vật nào đó thì nó luôn chuyển động đối với mọi vật khác. + 2-Hai lực cân bằng nhau thì nhất thiết chúng phải có độ lớn bằng nhau nhưng hai lực cùng độ lớn chưa chắc đẫ cân bằng nhau. + 3- Căn cứ vào độ lớn của vận tốc có thể biết vật chuyển động nhanh hay chậm. + 4-Lực là đại lượng véc tơ còn vận tốc thì không phải là đại lượng véc tơ. + 5- Các lực ma sát đều có hại. + 6- áp suất của chất lỏng, chất khí và áp suất khí quyển đều có thể dùng chung đơn vị đo là N/m2. + 7- Khi một vật nhúng trong chất lỏng, lực đẩy ácsimét tác dụng lên chất lỏng theo mọi phương. + 8- Các máy cơ đơn giản chỉ có thể cho lợi về lực hoặc đường đi mà không cho ta lợi về công. + 9- Ban đầu, một vật có năng lượng ở dạng nào thì mãi mãi về sau nó chỉ có năng lượng ở dạng đó mà thôi. + Câu 2: B. Câu 3: C Câu 4 : a- Nhiệt năng... b- ... truyền nhiệt... c- ... các tia nhiệt đi thẳng. d- Bức xạ nhiệt... II Tự luận Câu 5: Sở dĩ phích là bình thuỷ tinh hai lớp là do tác dụng chính của bình thuỷ là cách nhiệt bên trong với môi trường ngoài. Giữa hai lớp thuỷ tinh là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt. Hai mặt đối diện của hai lớp thuỷ tinh được tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích . Nút phích có tác dụng ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra môi trường ngoài. Câu 6: a) Nhiệt lượng do sắt toả ra : Q1 = m1 C1 (t1 –t) Nhiệt lượng do nước hấp thụ : Q2 = m2 C2 (t –t2) Khi có cân bằng nhiệt : Q1 = Q2 m1 C1 (t1 –t) = m2 C2 (t –t2) =>t =(0c) b) Thực tế, khi có cân bằng nhiệt: Q1 = Q2 +10% Q1=> 90% Q1= Q2 . m1 C1 (t1 –t) = m2 C2 (t –t2) => t = (0c) c) Nhiệt lượng do bếp dầu toả ra là: Q = Q2(a) :50% = m2c2(t-t2): 50% = 0,8. 460.(26,9-25) : 50% =1398,4 (J) Khối lượng dầu hoả tối thiểu phải dùng là: m = = 31,8. 10-6 (kg) đáp án vật lý lớp 9 (Kiểm tra học kỳ 2) I-Trắc nghiệm Câu 1: C Câu 3: A Câu 5: B Câu 7 : D Câu 2: C. Câu 4 : C Câu 6: A Câu 8 : D II Tự luận Câu 9: a-Công suất hao phí : P hp = (W) b-để giảm công suất hao phí xuống 100 lần ta có thể tăng U2 lên 100 lần, tức là dùng một máy biến thế tại trạm phát điện để tăng hiệu điện thế lên 10 lần. Câu 10: a- Xác định quang tâm O, tiêu điểm F và F’ của thấu kính (hình vẽ) -Nối S S’ cắt trục D tại O thì O là quang tâm. Dựng thấu kính tại O và vuông góc với trục D. -Vẽ SI // với trục D , nối I S’ cắt trục D tại F thì F là một tiêu điểm, tiêu điểm còn lại F; đối xứng với F qua quang tâm O. b- ảnh S’ là ảnh ảo vì S’ và S nằm về cùng một phía đối với trục chính D. Thấu kính đẫ cho là thấu kính phân kỳ vì đối với thấu kính phân kỳ thì ảnh S’ nằm gần trục chính hơn so với vật S. S I S’ D F O F’ Câu 11 : a-Nếu nhìn tờ giấy trắng qua tấm lọc A ta thấy tờ giấy có màu xanh, nếu nhìn tờ giấy trắng qua tấm lọc B ta thấy tờ giấy có màu tím. b- Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả hai tấm lọc màu A và B thì ta sẽ thấy tờ giấy có màu đen. Giải thích : Giả sử đặt tấm lọc A trước tấm lọc B, khi đó ánh sáng trắng phản xạ trên tờ giấy đi qua tấm lọc A trước, sau tấm lọc A là ánh sáng màu xanh. ánh sáng màu xanh này tiếp tục đến tấm lọc B (màu tím) và bị tấm lọc này hấp thụ do đó sau tấm lọc B không có ánh sáng truyền qua, kết quả là ta thấy màu đen,

File đính kèm:

  • docKIEM TRA VAT LY KI II.doc