Kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 năm học : 2 013-2 014 môn lịch sử và địa lí

Câu 1: Về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, có những nhận xét dưới đây; theo em, nhận xét nào là đúng?

A Nhà nước Văn Lang được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

B Tổ chức nhà nước còn đơn giản vì chưa có pháp luật.

C Nhà nước được tổ chức theo các tỉnh, thành.

D Nhà nước được tổ chức dựa vào quân đội.

 

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kỳ cuối học kì 1 năm học : 2 013-2 014 môn lịch sử và địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH BÌNH HOÀ ĐÔNG KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I Điểm trường : ..................................................................... Năm học : 2 013-2 014 Lớp 4 : ........................ Môn Lịch sử & Địa lí Họ và tên : ......................................................................................... Ngày thi : 30/12/2013 Thời gian thi : 40 phút Chữ ký người coi Chữ ký người chấm bài Chữ ký người chấm lại bài Câu 1 ............. Câu 2 ............. Câu 3 ............. Câu 4 ............. Câu 5 ............ Câu 6 ............. Câu 7 ............. Câu 8 ............. Điểm bài làm Điểm bài làm ghi bằng chữ ........................................................................................................ ; ghi bằng số à Câu 1 ............. Câu 2 ............. Câu 3 ............. Câu 4 ............. Câu 5 ............ Câu 6 ............. Câu 7 ............. Câu 8 ............. Điểm chấm lại Điểm chấm lại ghi bằng chữ ........................................................................................................ ; ghi bằng số à Nhận xét của người chấm bài ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................................................................... Nhận xét của người chấm lại .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. .................................................................. I. Phần Lịch sử ( 5 điểm ) A. Phần trắc nghiệm (2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1: Về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, có những nhận xét dưới đây; theo em, nhận xét nào là đúng? A Nhà nước Văn Lang được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. B Tổ chức nhà nước còn đơn giản vì chưa có pháp luật. C Nhà nước được tổ chức theo các tỉnh, thành. D Nhà nước được tổ chức dựa vào quân đội. Câu 2 : Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn hoàn cảnh nào dưới đây? A Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc ngày nay) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam, Thục Phán đã lãnh đạo người Âu Việt, Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm, dựng nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương. B Trước khi quân Tần sang xâm lược, nước Âu Lạc đã được thành lập. C Sau nhiều năm quân Tần sang xâm lược, Thục Phán mới thiết lập nước Âu Lạc. Câu 3: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vào thời gian nào, tại đâu ? A Mùa xuân năm 41, tại Luy Lâu (Bắc Ninh). B Mùa xuân năm 42, tại Mê Linh (Vĩnh Phúc). C Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây). D Năm 39, tại Bạch Hạc (Phú Thọ). Câu 4 : Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở đâu? Đặt tên nước là gì ? A Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Gia Viễn (Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Việt, niên hiệu là Thái Bình. B Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), niên hiệu Thái Bình. C Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Tức Mặc (Nam Định), đặt tên nước là Đại Việt, niên hiệu là Thái Bình. D Đinh Tiên Hoàng đóng đô ở Phú Xuân (Huế), đặt tên nước là Đại Nam, niên hiệu là Thái Bình. Câu 5 : Vì sao từ năm 1068, nhà Tống lại chuẩn bị xâm lược nước ta ? A Nhà Tống đang mạnh,muốn bành trướng xuống phía Nam. B Nhà Tống muốn trả thù cho trận thất bại năm 981. C Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng. B. Phần tự luận (3 điểm ) Câu 6 : Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ? …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. Câu 7 : Trình bày ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)? …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. II. Phần Địa lý ( 5 điểm ) A. Phần trắc nghiệm (2 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng Câu 1 : Nghề chính của người dân ở Hoàng Liên Sơn là : A Nghề khai thác rừng B Nghề thủ công truyền thống C Nghề nông D Nghề khai thác khoáng sản Câu 2 : Trung du Bắc Bộ là một vùng: A Núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải B Núi với các đỉnh tròn, sườn thoải C Đồi với các đỉnh nhọn, sườn thoải D Đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải Câu 3 : Lễ hội của các dân tộc ở Tây Nguyên được tổ chức vào: A Sau mỗi vụ thu hoạch B Dịp tiếp khách của cả buôn C Mùa xuân D Cả 2 câu A và C đều đúng Câu 4 : Những biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ và khôi phục rừng? A Ngăn chặn nạn đốt phá rừng bừa bãi B Khai thác rừng hợp lí C Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc D Tất cả những biện pháp trên Câu 5 : Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào các mùa: A Mùa xuân và mùa thu B Mùa hạ và mùa thu C Mùa xuân và mùa hạ D Mùa đông và mùa hạ B. Phần tự luận (3 điểm ) Câu 6: Nêu một số nét về lễ hội của người dân ở Tây Nguyên? …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. Câu 7 : Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………….. Trường TH Bình Hòa Đông HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM CHK I Năm học 2013 2014 MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP 4 I . Phần lịch sử : A. Phần Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Khoanh tròn B A C B C Điểm 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 B. Phần tự luận : ( 3 điểm ) Câu 6 : ( 2 điểm ) Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng ? Trả lời : Năm 938, quân Nam Hán kéo sang đánh nước ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân Nam Hán. Câu 7 : ( 1 điểm ) Trình bày ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (năm 981)? Trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh của dân tộc. I . Phần Địa lý : A. Phần Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Khoanh tròn C D D D A Điểm 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 B. Phần tự luận : ( 3 điểm ) Câu 6: ( 2 điểm ) Nêu một số nét về lễ hội của người dân ở Tây Nguyên? Trả lời: Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch. Một số lễ hội đặc sắc như: hội đua voi, hội cồng chiêng, hội đâm trâu, hội xuân, lễ hội ăn cơm mới… Các hoạt động trong lễ hội thường là: nhảy múa, uống rượu cần, đánh cồng chiêng… Câu 7: ( 1 điểm ) Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng trung du Bắc Bộ? Trả lời: Để che phủ đồi trọc, ngăn cản tình trạng đất bị xấu đi. Vì vậy người dân ở đây đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.

File đính kèm:

  • docDTCHKI LSDL 4.doc
Giáo án liên quan