Kế họach tuần 1Chủ đề: nước

- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân

- Chơi và hoạt động theo ý thích

- Hướng trẻ về sự thay đổi trong lớp (xem tranh về mùa xuân)

Cho trẻ toàn trường tập trung theo lớp thành đội hình hàng dọc sau đó dàn hàng ngang cách đều, khởi động chân tay và chơi một số trò chơi nhỏ.

Tập các động tác:

Động tác phát triển hô hấp: máy bay bay

Động tác cơ tay vai: Hai tay đưa lên cao gập khuỷu tay

Động tác chân: Một chân đưa ra trước đá lên cao

Động tác cơ bụng lườn: hai tay chống hông, quay về hai bên.

Động tác bật nhảy: Bật nhảy tại chỗ.

 

docx26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế họach tuần 1Chủ đề: nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0: - Trên bảng của cô có gì vậy các bạn? - Có bao nhiêu ngôi sao? - Các con nhìn xem cô còn có gì nữa đây? - Có bao nhiêu giọt sương? - 9 giọt sương, cô sẽ thêm một giọt sương nữa đố các con cô có bao nhiêu giọt sương? - Cô sẽ đếm cho các con nghe nhé! Một, hai, ba, … và mười. Vậy số 9 rồi đến số mấy vậy các con? - Thế hai nhóm này chúng như thế nào so với nhau? - Để hai nhóm bằng nhau cùng bằng 10 ta phải làm sao? * Cô cho trẻ đếm số lượng ở hai nhóm - Bây giờ hai nhóm như thế nào so với nhau? - Bằng nhau và cùng bằng mấy? - Cô có chữ số mấy? - “Chữ số 10” - Số 10 cao 1 đơn vị gồm có 1 nét một nét cong kín phía trên và một nét cong hở phía dưới. - Cô viết mẫu chữ số 10 cho trẻ xem * Trẻ thực hành * Trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi” * Cô cho trẻ xếp tất cả các ngôi sao trong rổ xuống gạch và cho trẻ đếm xem có bao nhiêu ngôi sao và bao nhiêu giọt sương. - Có bao nhiêu ngôi sao? - Có bao nhiêu giọt sương? - Thế hai nhóm này chúng như thế nào so với nhau? - Để hai nhóm bằng nhau cùng bằng 10 ta phải làm sao? - Hai nhóm bằng nhau và cùng bằng mấy? - Thế các bạn đặt ở bên trái của hai đối tượng tương úng với chữ số mấy? * Cô cho trẻ thực hiện lại 2 -3 lần. * Cho trẻ cất đồ dùng vào rổ bằng cách cho trẻ lấy bớt vào rổ. * Trò chơi “rồng rắn lên mây” * Cách chơi: Cho 8 đến 10 trẻ chơi. 1 trẻ làm thầy thuốc đứng 1 chỗ, các trẻ khác túm đuôi áo nhau thành “rồng rắn”. “Rồng rắn” đi lượn vòng vèo, vừa đi vừa hát “rồng rắn lên mây…. Tha hồ thầy bắt” + Thầy thuốc đuổi bắt “rồng rắn”. Trẻ đứng đầu dang tay cản thầy thuốc. Không cho thầy thuốc bắt được trẻ cuối cùng. Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi thì “rồng rắn” thua. “Rồng rắn” bị đứt khúc hay bị ngã cũng thua. * Kết thúc: Cô cho trẻ đọc thơ và đi ra ngoài. ……………………………………………………………………………………………. Thứ 5 ngày 17 tháng 04 năm 2014 Chủ đề nhánh 2: Một số hiện tượng thiên nhiên ĐỀ TÀI:Vẽ cầu vồng. I/Yêu cầu: - Trẻ biết được hình dáng của cầu vồng và màu sắc của cầu vồng. - trẻ biết dùng những nét cong để vẽ lại cầu vồng qua hiểu biết cảm nhận của trẻ. - Thông qua hoạt động trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cầu vồng. II/ Chuẩn bị: - Giấy ,bút chì, bút màu. - Tranh mẫu, bìa , bút dạ. III/ Tiến trình tiết dạy: * Ổn định: Đọc thơ “ Cầu vồng”. (Mưa rào vừa tạnh. Có cái cầu vồng. Ai vẽ cong cong. Tô màu rực rỡ: tím, xanh, vàng, đỏ. Ồ 2 cái cơ. Cái rõ, cái mờ. Ai tài thế nhỉ.) -Bài thơ miêu tả về cái gì? -Cầu vồng xuất hiện lúc nào? -Cầu vồng có màu sắc ra sao? -Con thấy cầu vồng có đẹp không? -Hôm nay cô dạy cho cháu vẽ cầu vồng nhé! * Trò chuyện cùng cháu về cầu vồng và màu sắc của cầu vồng. - Cháu thấy màu sắc cầu vồng có đẹp không? Có những màu nào? - Cô cho cháu quan sát tranh mẫu và nêu lên nhận xét về hình dáng, màu sắc. - Cô vẽ mẫu cho cháu xem ,vừa vẽ vừa hướng dẫn cho cháu cách vẽ, và cách tô màu. Cháu vẽ cầu vồng bằng các nét cong tròn từ nhỏ tới lớn, cách đều nhau sau đó tô màu theo mẫu của cô. * Cho cháu vẽ cô theo dõi gợi ý hướng dẫn cho cháu vẽ hoàn thành sản phẩm. Cô hướng dẫn cho cháu chọn màu tô phù hợp. * Tuyên dương sản phẩm; Cô cho cháu treo sản phẩm lê và nhận xét sản phẩm cháu thích ,hay giới thiệu về sản phẩm của mình. Cô nhận xét và nói cho cháu cùng cảm nhận về sản phẩm đẹp, sáng tạo. Cho cháu lựa chọn sản phẩm đẹp để trưng bày. Củng cố - Nhận xét tuyên dương. ............................................................................................................................................. TẬP TÔ CHỮ v,r. I. Mục đích- Yêu cầu: - Trẻ nhận biết, phân biệt chữ cái v.r. Biết cách tô chữ cái : v.r - Ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách, tô trùng khít nét chấm mờ. - Trẻ ham học, thích tô viết chữ để được lên lớp 1. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh hướng dẫn trẻ tập tô, bút lông màu. * Đồ dùng của trẻ: Vở tập tô, bút chì đen, bút màu. III. Cách tiến hành Ổn định tổ chức gây hứng thú: - Cô đóng vai người dẫn chương trình: ‘Loa ! loa ! loa! Hội mùa hè năm nay có cuộc thi “ Bé tập tô chữ đẹp”. Xin chào tất cả các bạn đến với cuộc thi “ Bé tập tô chữ đẹp”. Đến với hội thi hôm nay gồm có 3 đội : Đội mây xanh, đội mặt trăng và đội mặt trời. Xin mời các bạn cùng cất cao lời ca tiếng hát về mùa hè. - Trẻ hát bài “ mùa hè đến” Nội dung: Ôn chữ cái v.r và hướng dẫn trẻ tập tô: - Lời đầu tiên mà người dẫn chương trình muốn gửi tới các bạn chúc các bạn sang năm mới thêm một tuổi mới, chăm ngoan hơn... * Chữ cái v - Bây giờ các bạn cùng hướng sự chú ý lên phía trên và quan sát bức tranh mà chương trình đưa ra nhé: + Bức tranh vẽ gì? - Giáo dục trẻ bảo vệ cây cối, biết ăn nhiều rau củ quả vì rau củ quả tốt cho sức khỏe.... - Cho cả lớp đọc từ trong tranh tập tô - Cô hỏi : Trong bức tranh có chữ cái nào các con đã học đây? - Cô giới thiệu chữ v in thường. Cho trẻ phát âm chữ v in thường theo lớp, tổ, cá nhân. - Tô màu chữ v in thường. Vừa tô vừa hướng dẫn: Cô cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay, di màu thật đều không chườm ra ngoài. - Cô giới thiệu chữ v viết thường hôm nay cô dạy các con tô chữ v viết thường. Cho trẻ phát âm theo lớp, tổ, cá nhân. - Hướng dẫn trẻ tô chữ v viết thường theo nét chấm mờ: Cô đặt bút chì vào nét chấm mờ đầu tiên của nét xiên sang phải cô kéo xuống đến hết dấu chấm mờ của nét xiên sang phải cô đưa bút lên tô tiếp nét xiên sang trái cô tô làm sao không để lem ra ngoài đến dấu chám mờ cuối cùng của nét xiên sang trái cô dừng bút. * Chữ cái r : Hướng dẫn tương tự chữ r. Cô hướng dẫn trẻ cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút: - Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, đầu hơi cúi, khoảng cách từ mắt đến vở từ 25- 30 cm, không tỳ ngực vào bàn. - Cách cầm bút để tô: Cầm bút bằng tay phải, điều khiển bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, cùng với sự cử động của cổ tay, cách tay và khuỷu tay. Trẻ thực hiện tô: - Cho trẻ viết bằng tay lên không chữ v,r - Trẻ lần lượt tô từng chữ: * Cô đến bên trẻ quan sát, động viên trẻ tô chữ v in rỗng, tô chữ v in mờ. - Trẻ tô xong chữ v cho trẻ chơi “Chống mệt mỏi”: Viết mãi mỏi tay Cúi mãi mỏi lưng Thể dục thế này Là hết mệt mỏi. * Trẻ tiếp tục tô chữ r Nhận xét: - Cô nhận xét bài tô của trẻ: Bài tô tốt, bài trung bình và bài yếu (Nếu có). Cô tuyên dương, động viên trẻ. - Giáo dục: Trẻ chăm đọc chữ, tô chữ để được lên lớp 1.. ………………………………………………………………............................................. Thứ sáu ngày 18 tháng 04 năm 2014 Chủ đề nhánh 2: Một số hiện tượng thiên nhiên Đề tài: PTTC: Nhảy khép và tách chân – tung và bắt bóng I. MỤC DÍCH YÊU CẦU : - Trẻ biết bật khép và tách chân – tung và bắt bóng thành thạo. - Luyện đếm cho trẻ. -Trẻ biết dùng sức của đôi bàn chân nhảy khép và tách chân nhẹ nhàng -Biết tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay. -Tập đều và đúng các động tác thể dục của bài tập phát triển chung. - Phát triển cơ tay, cơ chân, tố chất khéo léo, bền bỉ cho trẻ. - Giáo dục tính kỷ luật, mạnh dạn, tự tin - biết giữ gìn và bảo vệ nguồn nước. II. Chuẩn bị: - Không gian tổ chức: Trong lớp học. - Đồ dùng -phương tiện: Không gian tổ chức trong lớp. Phấn vẽ, sắc xô Sân tập sạch sẽ + Tích hợp: MTXQ, AN, LQCV. - Phương pháp: Trực quan, dùng lời, đàm thoại - Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm nhỏ, cá nhân. III. Tiến trình hoạt động: * Cô và cả lớp cùng đọc bài thơ “Mưa rơi” Cô cùng trẻ trò chuyện về nước và các dụng cụ chứa nước Cho trẻ xem tranh ảnh về các nguồn nước - Trong thiên nhiên có những nguồn nước nào ? - Nước có dụng gì trong đời sống con người và động vật ? - Gia đình con thường chứa nước bằng gì ? Theo các con chúng ta phải làm gì để có nguồn nước sạch? Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu cho cuộc sống của con người, cây cối và cả động vật… Cho nên khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần sử dụng tiết kiệm nước sạch, không xả rác xuống ao hồ, sông suối để giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm nhé! - hôm nay cô sẽ tổ chức cho lớp mình đi lấy nước các con có thích không nào?đường đi lấy nước rất vất vả. vì vậy cô trò mình hãy cùng khởi động chân tay đi cho đỡ mệt nhé. - bật nhạc bài: cho tôi đi làm mưa * khởi động: cho trẻ đi các kiểu chân theo nhạc( mũi, gót, má chân, chạy chậm, chạy vừa, chạy nhanh)sau đó cho trẻ đi thường về hai hàng dọc, cô cho trẻ điểm số (1-2) và yêu cầu những trẻ số 1 hoặc số 2 bước sang trái( hoặc phải) 1 bước. Trẻ chia thành 4 hàng dọc. ó. ².Bài tập phát triển chung: -Cô gọi tên các động tác và hô cho trẻ tập theo các động tác đúng đều -Động tác tay2: Đưa hai tay ra trước lên cao -Chân: -Bụng3: Nghiêng người sang hai bên -Bật3 :Bật bước đệm trên một chân ². VĐCB: "Nhảy khép và tách chân- tung bóng lên cao và bắt bóng" -Cô giới thiệu tên bài tập. õ.Bài tập 1: Bật khép chân và tách chân - Cô làm mẫu 2 lần -lần 1: Cô tập không phân tích động tác. - lần 2:vừa làm vừa phân tích động tác: Cô đi từ đầu hàng đến vạch xuất phát khi có hiệu lệnh chuẩn bị cô đứng khép chân 2 tay chống hông khi có hiệu lệnh nhảy cô chụm chân dùng sức bật vào ô đầu tiên 2 chân khép tiếp đất bằng mũi bàn chân sau đó bật tách chân vào 2 ô tiếp theo và bật tách chân, khép chân cho đến ô cuối cùng, không dẫm vào vạch Sơ đồ bài tâp: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Cho 2 trẻ khá lên làm -Cho cả lớp thực hiện -Lần 1:Cô cho lần lượt từng trẻ lên tập -Lần 2: Cô cho 2 tổ thi đua -Lần 3: Nhóm 3-4 trẻ lên tập nối tiếp. -Củng cố: Cho 1 trẻ lên tập -Cô hỏi trẻ tên bài tập và kỹ năng bài tập -Cô chú ý sửa sai cho trẻ và khuyến khích trẻ tập. õ.Bài tập 2: Tung bóng và bắt bóng: Đội hình: Cô cho trẻ đứng theo vòng tròn. -Cô giới thiệu tên bài tập: Tung bóng và bắt bóng. -Hỏi lại trẻ cách tập. -Cô nhắc lại kỹ năng bài tập -Các con nhớ cầm bóng bằng 2 tay tung bóng lên cao và bắt bóng cũng bằng 2 tay không ôm bóng vào người. -Cho trẻ tập. -Chia trẻ thành từng nhóm nhỏ để tập. -Cho trẻ tập cả lớp. ó. Hồi tĩnh: - cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng ........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxCHU DIEM NUOC HIEN TUONG TU NHIEN LOP LA.docx