Kế hoạch tháng 1: chủ điểm thực vật – Tết cổ truyền

1. Phát triển thể chất:

- Phát triển các kxy năng vận động tinh và vận động thô cho trẻ

+ Cách cầm bút để tô , vẽ, cắt, nặn .

- Thực hiện được một số vận động như: bật xa, ném bóng bằng hai tay

- Biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận cơ thể trong các vận động.

- Biết một số thức ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật và ích lợi đối với sức khỏe.

- Có một số thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống(ăn quả được rửa sạch gọt vỏ , thức ăn chín đã được chế biến

2. Phát triển nhận thức:

- Biết đặc điểm ích lợi, điều kiện sống của một số cây, rau, quả, quen thuộc.

- So sánh, phân nhóm và nhận ra sự giống nhau của 2- 3 loại cây ( hoa, quả) theo các dấu hiệu đặc trưng

- Phân loại được các cây hoa, quả và các hình theo 1- 2 dấu hiệu cho trước

- Nhận biết mục đích phép đo. Thao tác đo độ dài của một đối tượng .

- Biết ích lợi của cây xanh với môi trường sống và đối với con người

- Biết được quá trình phát triển của cây và biết chức năng bộ phận của từng loại cây.

- Nhận biết số lượng và chữ sô trong phạm vi 9 . Tách gộp trong phạm vi 9

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tháng 1: chủ điểm thực vật – Tết cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết chạy nâng cao đùi, theo tổ làm giống ngựa phi nhanh Giáo dục cháu tính mạnh dạn trong hoạt động. 2. Chuẩn bị: - Ghế thể dục. 1.Khởi động: - Cho trẻ đi kết hợp các kiểu đi,vừa đi vừa hát bài “Chú mèocon”.Sau đó chuyển đội hình hàng ngang theo tổ. 2.Trọng động: *BTPTC. + ĐT 1: cơ tay vai: tay đưa trước gập khuỷu tay ( 3 lần). - TTCB: đứng thẳng tay thả xuôi khép chân. - N1 : bước chân trái sang bên 1 bước, đồng thời 2 tay đưa thẳng về trước lòng bàn tay sấp. - N2 : hai tay sấp trước ngực khuỵu tay ngang vai. - N3: về nhịp 1. - N 4: về TTCB. - N5,6,7,8: như trên. + ĐT 2: cơ chân: ngồi khuỵu gối . -TTCB: như trên. -N1: kiễng chân đồng thời 2 tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau. -N 2: ngồi khuỵu gối, chân không kiễng đưa 2 tay thẳng về trước lòng bàn tay sấp. -N 3: như nhịp 1. -N 4: về TTCB. -N 5,6,7,8: như trên. + ĐT 3: cơ bụng: đứng nghiêng người sang 2 bên -TTCB: như trên. -N 1: bước chân trái sang bên 1 bước, 2 tay đưa cao lòng bàn tay hướng vào nhau. -N 2: nghiêng người sang bên trái (tay phải lên cao) -N 3: như nhịp 1 . -N 4: về TTCB. -N 5,6,7,8: thực hiện như trên. + ĐT 2: bật : bật tiến về phía trước. -TTCB: như trên. -TH: bật 2 chân về phía trước 3,4 lần. quay sau bật về chổ cũ 2,3 lần. * Vận động cơ bản Cô làm mẫu lần 1. Cô làm mẫu lần 2 (giải thích). - Khi bắt đầu thực hiện tay vịn thành ghế, tay trái vịn mép ghế. Sau đó bước chân phải lên ghế, cô cho chân trái lên ghế và bước xuống nhẹ nhàng từng chân một tiếp tục đến ghế thứ 2, thứ 3. Cô thực hiện như trên sau đó cô đi về chỗ. Cô gọi 2 trẻ lên làm mẫu. Thực hiện: cô cho lần 3 trẻ lên thực hiện cho đến hết lớp. Cô động viên trẻ mạnh dạn trèo, cô sửa sai, tuyên dương. *TRÒ CHƠI “ ĐUA NGỰA”. Luật chơi: ai không nâng cao đùi khi chạy, người đó thua cuộc. - Cách chơi: cho trẻ đứng theo tổ cô nói: các bé giả làm con ngựa, bây giờ chúng ta chơi đua ngựa. khi chạy nhớ làm động tác như phi ngựa bằng cách nâng cao đùi thi xem ai làm giống ngựa phi nhanh sẽ được thắng cuộc. Cô cho cả lớp chơi vài lần. 3.Hồi tỉnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng về chổ kết hợp đọc bài thơ “Mèo đi câu cá”. Nhận xét tiết học KPMT Cây mít Trẻ biết tên gọi, và nhận biết được cây mít qua hình dáng, lá, quả. Trể biết trồng cây mít để lấy gỗ, lấy quả và quả mít ăn rất ngon, có mùi rất thơm. Trẻ biết quá trình sinh trưởng và lớn lên của cây và môi trường sống của cây Biết ích lợi của cây đối với con người để từ đó trẻ biết chăm sóc cây, trồng cây, bảo vệ cây xanh. 1) Chuẩn bị: Cây xanh quen thuộc ở địa phương như cây tràm, cây mít... - Hột hạt, Tranh ảnh quá trình phát tiển của cây. 2) Tiến hành: * HĐ1: Ổn định và giới thiệu bài - Cho trẻ nghe bài hát “ Vườn cây của ba” Trong bài hát có những cây gì? - Cho trẻ kể tên 1 số cây mà trẻ biết. * HĐ2: Tìm hiểu về cây “Mít” - Cô đưa cây mít ra cho trẻ quan sát và hỏi trẻ đây là cây gì? - Cây mít như thế nào? ( lá, thân, rể....) + Cô nói cho trẻ biết cây mít có 3 phần là rể, thân, lá. - Lá mít như thế nào? lá có tác dụng gì cho cây ? - Thân cây mít như thế nào ? là loại thân đứng hay thân leo? - Rể cây mít là rẻ chùm hay rể cộc? có tác dụng gì cho cây? + Cô nhắc lại cho trẻ hiểu thêm về hình dạng của cây và tác dụng từng bộ phận của cây. - Trồng cây mít để làm gì ? Trong vườn nhà cháu có trồng cây mít không ? Cháu đã được ăn quả mít chưa ? Ăn quả mít cháu thấy như thế nào ? - Cháu biết có những loại mít gì ? - Cô cho trẻ xem cây mít tố nữ và so sánh 2 loại cây xem giống, khác nhau ở điểm gì? * HĐ3 Cho trẻ chơi trồng cây - Cô trẻ cùng trồng cây gieo hạt ở góc thiên nhiên. * HĐ4: Kết thúc: Đọc bài thơ “ Vòng quay luân chuyển Nội dung yêu cầu Chuẩn bị và cách tiến hành Thứ 3 NS: 6/1 ND: 8/1 PTTM Toán: Nhận ra quy tắc sắp xếp Trẻ phát hiện ra được quy tắc sắp xếp 1:1 các đối tượng và hoàn chỉnh các sắp xếp đó. Rèn luyện kỷ năng sắp xếp theo quy tắc cho trẻ . GD trẻ biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi bền đẹp. 1) Chuẩn bị: Một số loại quả có số lượng 6-7 quả Mỗi trẻ có một bìa cát tông có gắn xen kẻ quả và các quả rời. thẻ số 1 và 2. - Vở toán , bút màu cho trẻ. 2) Tiến hành: HĐ1: Ổn định và giới thiệu bài: - Tổ chức cho trẻ chơi “ trời tối trời sáng” Hỏi trẻ trên bảng cô có gì ? HĐ2: Nhận ra quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc - Cho trẻ quan sát và nhận xét các loại quả đó được sắp xếp như thế nào? 1 quả cam, 1 quả chuối. - Muốn có 1 quả cam 1 quả chuối cô phải như thế nào ? + Cho trẻ nói lên cách sắp xếp ( cô xếp dùm trẻ lên bảng) - Cho trẻ biết đây là cách sắp xếp theo quy tắc 1 : 1 - Ngoài cách sắp xếp 1 : 1 bạn nào có cách sắp xếp khác nữa 1 : 2, 2 : 2...cho trẻ lên tự sắp xếp theo hiểu biết của mình và tìm số gắn lên cách sắp xếp của mình. - Cô nói cho trẻ biết đây là cách sắp xếp theo quy tắc 1:2, 2:2 HĐ2: Cũng cố và ôn luyện. - Cho trẻ lấy tấm bìa cô đã chuẩn bị ra và hỏi trẻ trên tấm bìa có gì ? và được sắp xếp theo quy tắc gì ? Cho trẻ sắp xếp tiếp vào phần còn trống để hoàn thành cách sắp xếp đó. - Cho trẻ chơi với vở toán là tô màu theo mẫu. - Cô cho trẻ quan sát mẫu và hỏi trẻ đây là cách sắp xếp như thế nào? Và hướng dẫn trẻ tô màu sen kẻ đúng theo mẫu - Trể thực hiện cô quan sát và giúp đở trẻ. * HĐ3: Kết thúc cô nhận xét và tuyên dương Nội dung yêu cầu Chuẩn bị và cách tiến hành Thứ 4 NS: 7/1 ND: 9/1 PTTM Tạo hình: Vẽ vườn cây ( ĐT) - Trẻ biết vẽ một hoặc nhiều cây. - Trẻ biết cách cầm chì màu và ngồi đúng tư thế - Phát triển kĩ năng sáng tạo của trẻ, rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận để hoàn thành sản phẩm. - Củng cố kĩ năng vẽ, biét phối hợp màu vẽ và đặt tên cho sản phẩm. - Giáo dục trẻ tính thẩm mĩ, biết yêu thích cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình. 1. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Một số hình ảnh của một số loại cây Tranh dùng để làm mẫu, nhạc không lời về chủ điểm - Đồ dùng của trẻ: giấy A4, bút sáp màu 3. Tiến hành * Hoạt động 1: - Cô tạo tình huống lớp được đi tham quan vườn cây - Cho trẻ quan sát vườn cây trên máy vi tính và làm đàm thoại cùng với trẻ đặc điểm, màu sắc của một số loại cây - Làm mẫu, hướng dẫn cho trẻ cách vẽ cây - Hỏi về ý tưởng của trẻ khi vẽ vườn cây - Nhắc nhở trẻ khi trang trí,vẽ, tô màu phải tô cho kín hình và không tô lem ra ngoài - Cho trẻ trở về bàn và thực hiện. 2. Hoạt động 2: Bé khéo tay - Cho trẻ vào bàn vẽ, nhắc nhở trẻ biết giữ vệ sinh khi thực hiện - Cô quan sát giúp trẻ khi cần thiết - Gợi ý nhắc nhở trẻ sáng tạo thêm cho sản phẩm của mình. - Động viên trẻ yếu hoàn thành sản phẩm. 3. Hoạt động 3: Sản phẩm đẹp - Cho trẻ mang sản phẩm lên - Trẻ tự nhận xét sản phẩm của nhau - Cô nhận xét sản phẩm đẹp, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành. - Cho trẻ mang sản phẩm đẹp lên tặng cô * Nhận xét tiết học. Nội dung yêu cầu Chuẩn bị và cách tiến hành Thứ 5 NS: 8/1 ND: 10/1 PTNN Thơ: Cây dừa Trẻ hiểu nội dung bài thơ và cảm nhận vẽ đẹp của cây dừa Trẻ đọc thuộc bài thơ, nhớ tên bàivà tên tác giả Rèn luyện kỷ năng đọc diển cảm và kỷ năng ghi nhớ có chủ định GD trẻ nề nếp và yêu thích vẽ đẹp của thiên nhiên. 1) Chuẩn bị: Tranh minh họa nội dung bài thơ. - Giấy A4. 2) Tiến hành: * HĐ1: Ổn định và giới thiệu bài. - Cho trẻ hát bài” Lý cây xanh”. - Bài hát nói lên điều gì? - Trồng cây để làm gì? - Trồng cây không chỉ để ăn quả, lấy gỗ.....mà trồng cây còn đen lại cho thiên nhiên vẻ đẹp và nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhìn thấy vẽ đẹp đó qua bài thơ “cây dừa” bây giờ cô cháu mình cùng tìm hiểu vẽ đẹp đó nhé. * HĐ2: Tìm hiểu tác phẩm. - Cô đọc lần 1 bài thơ diển cảm. - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh minh họa. - Cho trẻcùng đọc thơ cùng cô 2-3 lần. * Trích dẫn và đàm thoại. + Các cháu vừa đọc xong bài thơ gì? Sáng tác của ai? + Cây dừa được miêu tả như thế nào? + Quả dừa được nhà thơ ví như con gì? + Lá dừa thì được ví như cái gì? + Nước dừa thì được miêu tả như thế nào? + Câu miêu tả ví von được thể hiện ở câu thơ nào? + Cây dừa đứng như thế nào? - Cây dừa đứng hiên ngang giữa đất trờinhư làm dịu đi cái nắng của trưa hè oi ả làm cho thân hình bạc phách theo tháng năm nhưng vẫn dịu dàng với vẽ đẹp kiêu sa của mình * Dạy trẻ đọc thơ: - Câu thơ thật ngọt ngào ,lời thơ thật dịu êmcác cháu cùng thể hiện tình cảm của mình với bài thơ “cây dừa” nào. - Cho cả lớp đọc theo cô. - Cho tổ, nhòm, cá nhân,thi đua nhau đọc, trẻ đọc co chú ý động viên sửa sai. - hát cho trẻ nghe bài “ Dáng đứng bến trẻ”. HĐ3: Kết thúc : Cô nhận xét tuyên dương Cho trẻ vẽ tranh cây dừa. Nội dung yêu cầu Chuẩn bị và cách tiến hành Thứ 6 NS: 10/1 ND:11/1 PTTM DH: Em yêu cây xanh NH: Vườn cây của ba - Trẻ biết được tên bài hát và tên tác giả bài hát. - Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát và kết hợp vỗ tay theo nhịp. - Phát triển khả năng chú ý và khả năng ghi nhớ của t 1. Chuẩn bị - Trống lắc, phách tre - Mũ chóp kín, búp bê. 2. Tiến hành Hoạt động 1: Bé làm ca sĩ - Trò chuyện cùng với trẻ: + Bé hãy kể những loại cây mà bé biết? + Cây có lợi ích gì cho con người? + Chúng ta phải làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây xanh? - Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả - Cô hát chậm, to rỏ lời. Sau đó cô cho trẻ hát cùng cô từ 2- 3 lần từ đầu cho đến cuối bài hát - Trong lúc trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ. - Cho trẻ hát theo tổ, theo nhóm. Hoạt động 2: Lằng nghe giai điệu - Cô hát cho trẻ nghe bài: “vườn cây của ba” - Cô nói nội dung bài hát sau đó hát cho trẻ nghe 1-2 lần . Khuyến khích trẻ vận động theo bài hát. Hoạt động 3: Hoạt động 3: Trò chơi " Hát theo nốt nhạc" Cô hướng dẫn trẻ cách chơi như sau: Cô có hai nốt nhạc một nốt nhạc xanh và một nốt nhạc đỏ, chúng mình cùng nhau chú ý xem khi nào cô giơ nốt nhạc xanh thì chúng mình hát nhỏ còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì chúng mình hát to nhé. - Cô cho trẻ chơi thử một lần, sau đó cùng nhau chơi. - Lần sau cô đổi cách chơi: Khi nào cô giơ nốt nhạc xanh thì chúng mình vừa hát vừa vẫy tay sang hai bên còn khi nào cô giơ nốt nhạc đỏ thì các con vừa hát vừa vỗ tay. Cô cho trẻ chơi

File đính kèm:

  • docmam non.doc
Giáo án liên quan