Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 30

Tiết 146: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

I.MỤC TIÊU:

Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC:

Bảng phụ.

III.CÁC HĐ DẠY -HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút):

M: Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ bé – lớn?

Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 32 phút):

a.SGK+M: *Bài 1/154

- HS đọc thầm đề bài- Tự hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích vào SGK- GV chấm,chữa bài – HS nối tiếp nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích tiếp liền.

- Chốt: Các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Toán 5 Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 thán 4 năm 2008 Tiết 146: Ôn tập về đo diện tích I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích, chuyển đổi các số đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng, viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân. II. Đồ dùng dạy -học: Bảng phụ. III.Các HĐ dạy -học chủ yếu. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): M: Nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học theo thứ tự từ bé – lớn? Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 32 phút): a.SGK+M: *Bài 1/154 - HS đọc thầm đề bài- Tự hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích vào SGK- GV chấm,chữa bài – HS nối tiếp nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích tiếp liền. - Chốt: Các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng. b.SGK: *Bài 2/154 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự hoàn thành vào SGK- GV chấm, chữa. - Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. c.Vở: *Bài 3/154 - HS đọc đề bài- Tự làm vào vở- GV chấm, chữa. - Chốt: Mối quan hệ giữa các * Sai lầm HS thường mắc: - Nhầm lẫn mối quan hệ các đơn vị đo diện tích với các đơn vị đo độ dài. - Chuyển đổi giữa các đơn vị đo nhỏ hơn ra đơn vị đo lớn hơn còn lúng túng. Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút) M:- Hai đơn vị đo diện tích liền kề gấp (kém) nhau bao nhiêu lần? *Rút kinh nghiệm sau giờ học: ............................... Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2008 Tiết 147: Ôn tập về đo thể tích I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối; viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân; chuyển đổi số đo thể tích. 2. Đồ dùng dạy -học: Bảng phụ. 3.Các HĐ dạy -học chủ yếu. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): M: Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học theo thứ tự từ bé – lớn? Hoạt động2: Luyện tập - Thực hành:( 32 phút): a.SGK+ M: *Bài 1/155 - HS đọc thầm đề bài- Tự hoàn thành bảng đơn vị đo thể tích vào SGK- Phần còn lại HS nêu miệng theo dãy- GV chữa,chốt KT. - Chốt: Bảng đơn vị đo thể tích và mối quan hệ của chúng. *Bài 2cột1 /155 - HS nêu yêu cầu- Tự hoàn thành vào SGK- GV chấm,chữa. - Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. b.Vở: * Bài 2 cột 2./155 - HS nêu yêu cầu- Tự làm vào vở- GV chấm,chữa. - Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích. *Bài 3/155 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm bài vào vở- GV chấm,chữa. - Chốt: Viết đơn vị đo thể tích dưới dạng số thập phân. *Sai lầm HS thường mắc: Chuyển đổi từ hai đơn vị đo ra một đơn vị đo HS còn lúng túng. Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút) M:Hai đơn vị đo thể tích liền kề gấp (kém) nhau bao nhiêu lần? *Rút kinh nghiệm sau giờ học: Thứ tư ngày 16 tháng 4 năm 2008 Tiết 148: Ôn tập về đo diện tích và đo thể tích (tiếp I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: - So sánh các số đo diện tích và thể tích. - Giải bài toán có liên quan đến tính diện tích, tính thể tích các hình đã học. II.Đồ dùng dạy -học: Bảng phụ. III.Các HĐ dạy - học chủ yếu. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): BC: Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình hộp chữ nhật? Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành ( 32 phút): SGK: *Bài 1/155 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm bài vào vở- GV chấm, chữa bài, chốt KT. - Chốt:So sánh các số đo diện tích và thể tích. b.Vở: *Bài 2/156 - HS đọc thầm – Tóm tắt đề bài- HS tự giảivào vở- GV chữa, chốt KT. - Chốt: +Cách tính diện tích hình chữ nhật. +Trình bày bài giải. *Bài 3/156 - HS đọc thầm ,phân tích đề bài- Tự giải vào vở- GV chấm, chữa. - Chốt: +Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật. +Trình bày bài giải. *Sai lầm HS thường mắc: HS quên không đổi đơn vị đo thể tích về cùng một đơn vị đo trước khi tính lượng nước trong bể. Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút) M: Nêu qui tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật và qui tắc tính diện tích hình hộp chữ nhật. *Rút kinh nghiệm sau giờ học: .... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 17 tháng 4 năm 2008 Tiết 149: Ôn tập về đo thời gian I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian, cách viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân, chuyển đổi số đo thời gian, xem đồng hồ,... II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ. Mô hình đồng hồ. III.Các HĐ dạy- học chủ yếu. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): BC: Viết các đơn vị đo thời gian đã học từ bé – lớn? Hoạt động2: Luyện tập-Thực hành ( 32 phút): a.SGK: *Bài 1/156 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm vào SGK- GV chấm,chữa, chốt KT. - Chốt: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian. SGK+ V *Bài 2/156-SGK a,b; làm vở c,d. - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm bài – GV chữa, chốt KT. - Chốt: Chuyển đổi đơn vị đo thời gian, viết số đo thời gian dưới dạng số thập phân. c. M: * Bài 3/157 - HS đọc thầm yêu cầu- Làm việc nhóm đôi- GV chấm, chữa. - Chốt: Cách xem đồng hồ. *Bài 4/157 - HS nêu yêu cầu và phân tích đề bài- Tự làm bài vào SGK- GV chấm, chữa. - Chốt:+ Cách tính quãng đường. + Trình bày bài toán giải. * Sai lầm HS thường mắc: HS nhầm lẫn mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian với các dơn vị đo đã học. Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút) M: - Đọc bảng đơn vị đo thời gian và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thờigian. - Muốn tính quãng đường ta làm thế nào? *Rút kinh nghiệm sau gìơ học: ....................................................................................................................... Thứ sáu ngày 18 tháng 4 năm 2008 Tiết 150: phép cộng I.Mục tiêu:Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán. II.Đồ dùng dạy- học:Bảng phụ. III.Các HĐ dạy- học chủ yếu. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): BC: Viết dạng tổng quát của phép cộng? M: Nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng? Hoạt động2: Ôn tập ( 15phút): - Phép cộ ng- Phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng? - Muốn tính tổng 2 số hạng đầu với số hạng thứ ba ta có thể làm thế nào? Đó là tính chất gì của phép cộng? - Tổng của 1 số hạng với 0 bằng bao nhiêu? - Các tính chất trên của phép cộng đúng với những số nào? Hoạt động3. Luyện tập - Thực hành: ( 17’) a.Bảng: *Bài 1/158 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm BC - GV chữa, chốt KT. - Chốt: Kĩ năng cộng số tự nhiên, số thập phân. b.Nháp: *Bài 2/158 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm bài vào nháp – GV chữa, chốt KT. - Chốt: Vận dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh. c. Vở: * Bài 3/158 - HS đọc thầm yêu cầu- Tự làm vào vở - GV chấm, chữa. - Chốt: Tìm số hạng chưa biết. *Bài 4/158 - HS nêu yêu cầu và phân tích đề bài- Tự làm bài vào vở- GV chấm, chữa. - Chốt:+ Giải toán có liên quan đến tỉ số phần trăm. + Trình bày bài toán giải. * Sai lầm HS thường mắc: - Một số HS vận dụng tính chất của phép cộng còn lúng túng . - Bài 3 học sinh xác định dạng toán còn lúng túng. Đặc biệt là đơn vị đo chưa đúng. Hoạt động3: Củng cố ( 3 phút) M: Nêu tên các thành phần và kết quả của phép cộng? Phép cộng có những tính chất gì? Rút kinh nghiệm sau giờ học ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docToan - Tuan 30.doc
Giáo án liên quan