Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 19, 20

Tập đọc

Tiết 37:Người công dân số một

A. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc đúng một văn bán kịch: Phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả, đọc diễn cảm đoạn kịch theo phân vai.

- Hiểu nội dung phần một nói lên tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân

B. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc - Bảng phụ

 

doc52 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài học - Môn Tiếng Việt 5 - Tuần 19, 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm bài - Đại diện cho 3 nhóm lên bảng làm và trình bày * Công là của nhà nước, của chung : công dân, công cộng, công chúng * Công là không thiên vị : công bằng, công lý, công tâm, công minh * Công là thợ, khéo tay : công nhân, công nghiệp, - Học sinh đọc bài, trao đổi cặp và phát biểu * Đồng nghĩa với công dân : nhân dân, dân chúng, dân * Không đồng nghĩa với công dân : đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng - Học sinh đọc yêu cầu - Học sinh trao đổi và phát biểu - Không thể thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa ở bài tập 3 - Học sinh lắng nghe và thực hiện Kể chuyện Tiết 20:Kể chuyện đã nghe, đã đọc A. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nói - HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh - Hiểu và trao đổi được với bạn về nội dung và ý nghiã câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: - HS nghe bạn kể, nhận xét về lời kể của bạn B. Đồ dùng dạy học: - Một số sách, báo, truyện về các tấm sống và làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Kể lại chuyện chiếc đồng hồ và nêu ý nghĩa III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: SGV-27 2. Hướng dẫn kể chuyện a) Giúp HS hiểu đề bài - Gọi HS đọc đề bài trên bảng - Gạch chân dưới những từ ngữ cần chú ý: Tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh - Gọi HS tiếp nối đọc các gợi ý 1, 2, 3 - - Cho HS đọc thầm gợi ý 1 và hỏi - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS - Gọi HS nói tên câu chuyện các em sẽ kể b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa - Gọi HS đọc gợi ý 2 - Cho HS lập dàn ý câu chuyện mình kể - Cho HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa - Tổ chức thi kể trước lớp - Nhận xét và bình chọn người có câu chuyện hay, cách kể hay, hấp dẫn, tự nhiên IV. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét và đánh giá giờ học - Tiếp tục kể lại cho mọi người cùng nghe - Hát - Vài em kể lại - HS lắng nghe - 1 em đọc đề bài trên bảng - HS theo dõi - HS tiếp nối đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK - HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện các em sẽ kể - HS đọc lại gợi ý 2 và lập nhanh dàn ý câu chuyện mình kể - HS luyện kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa - HS thi kể trước lớp mỗi em kể xong tự nói ý nghĩa câu chuyện của mình - Nhận xét và bình chọn bạn có câu chuyện hay, lời kể tự nhiên, hấp dẫn - HS lắng nghe và thực hiện Thứ tư ngày 30 tháng 01 năm 2008 Tập đọc Tiết 40:Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng A. Mục đích yêu cầu: - Đọc trôi trảy toàn bài, đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng ca ngợi kính trọng nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng - Hiểu được các từ ngữ trong bài - Hiểu được bài văn biểu dương một công dân yêu nước, một nhà tư sản đã trợ giúp cách mạng rất nhiều tiền bạc, tài sản B. Đồ dùng dạy học: - ảnh chân dung SGK C. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” và trả lời câu hỏi III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: SGV-30 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi HS đọc toàn bài - Cho HS tiếp nối đọc đoạn - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài b) Tìm hiểu bài: - Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện: + Trước cách mạng? + Khi cách mạng thành công? + Trong kháng chiến? + Sau khi hoà bình lập lại? - Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất nào? - Từ câu chuyện này, em co suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? c) Đọc diễn cảm - Gọi HS tiếp nối đọc lại bài văn - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Tổ chức cho HS thi đọc - Nhận xét và bổ sung IV. Hoạt động nối tiếp: - Nêu ý nghĩa của bài học - Nhận xét và đánh giá giờ học - Hát - Vài em đọc bài và trả lời - HS lắng nghe - 1 học sinh khá đọc toàn bài - HS tiếp nối đọc đoạn (3 lượt) - HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe - Năm 1943, ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương - Năm 1945, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương - Trong kháng chiến, ủng hộ cán bộ, bộ đội quân khu 2 hàng trăm tấn thóc - Hoà bình lập lại, ông hiến toàn bộ đồn đIền Chi Nê cho nhà nước - Ông là một công dân yêu nước có tấm lòng vĩ đại, sẵn sàng hiến tặng tài sản cho cách mạng, góp sức vào sự nghiệp chung - Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước - HS đọc bài - HS luyện đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - HS lắng nghe và thực hiện Tập làm văn Tiết 39:Tả người (Kiểm tra viết) A. Mục đích yêu cầu - Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc. B. Đồ dùng dạy học - Vở văn - Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung đề văn C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra : sự chuẩn bị của học sinh III. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của giờ học 2. Hướng dẫn làm bài - Gọi học sinh đọc 3 đề trong sách giáo khoa - Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề bài : - Các em cần suy nghĩ để chọn trong 3 đề bài đã cho có một đề hợp nhất với mình + Nếu tả ca sỹ thì chú ý tả ca sỹ đó đang biểu diễn. + Nếu tả nghệ sỹ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sỹ đó. + Nếu chọn một nhân vật trong chuyện đã đọc thì phải hình dung tưởng tượng về nhân vật ( hình dáng, khuôn mặt, ) khi miêu tả - Sau khi chọn đề tài cần suy nghĩ để tìm ý và sắp sếp ý thành dàn ý. Dựa vào dàn ý viết một bài văn hoàn chỉnh - Gọi học sinh nói đề bài mình lựa chọn và giải thích cho học sinh nếu cần - Học sinh làm bài - Giáo viên quan sát theo dõi nhắc nhở và động viên để học sinh hoàn thành bài đúng thời gian - Thu bài chấm IV. Hoạt động nối tiếp : - Nhận xét tiết học - Tiếp tục viết lại cho hay hơn và chuẩn bị bài sau - Hát - Học sinh tự kiểm tra chéo - Học sinh lắng nghe - Hai học sinh đọc đề bài - Học sinh lắng nghe - Vài học sinh tiếp nối nhau nói đề bài mình lựa chọn và nêu những đIều chưa rõ cần cô giải thích - Học sinh thực hành viết bài - Học sinh thu vở chấm bài - Học sinh lắng nghe và thực hiện Thứ năm ngày 31 tháng 01 năm 2008 Luyện từ và câu Tiết 40:Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ A. Mục đích yêu cầu - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ - Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép, biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép B. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ; Bảng nhóm C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức II. Kiểm tra : làm bài tập 1, 2, 4 tiết trước III. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : nêu MĐYC của tiết học 2. Phần nhận xét Bài tập 1 : - Gọi học sinh đọc yêu cầu - Cho học sinh tìm câu ghép trong đoạn văn - Gọi học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng và treo bảng phụ viết 3 câu ghép tìm được Bài tập 2 : - Cho học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu làm việc cá nhân - Gọi 3 em lên bảng xác định các vế câu - Nhận xét và bổ xung Bài tập 3 :- Gọi học sinh đọc yêu cầu - Giáo viên gợi ý - Cho học sinh suy nghĩ và phát biểu - Nhận xét và chốt kiến thức 3. Phần ghi nhớ - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa 4. Phần luyện tập Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc nội dung suy nghĩ và xác định các vế câu ghép - Nhận xét và bổ xung Bài tập 2 : - Gọi học sinh đọc bài tập - Mời học sinh lên bảng khôi phục lại Bài tập 3 :- Gọi học sinh đọc yêu cầu - GV gợi ý thêm và cho học sinh làm bài - Gọi học sinh trình bày - Nhận xét và bổ xung IV. Hoạt động nối tiếp : - Gọi học sinh nhắc lại ghi nhớ - Nhận xét và đánh giágiờ học - Hát - Vài em lên bảng làm - Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc yêu cầu và tìm câu ghép trong đoạn văn - Có 3 câu ghép - Học sinh đọc lại - Học sinh đọc yêu cầu và trả lời Câu 1 có 3 vế câu; Câu 2 có 2 vế câu; Câu 3 có 2 vế câu - Học sinh đọc yêu cầu suy nghĩ và phát biểu * Câu 1 : vế 1 và 2 nối bằng QHT thì, vế 2 và 3 nối trực tiếp * Câu 2 : vế 1 và 2 nối bằng cặp QHT thì nhưng * Câu 3 : vế 1 và 2 nối trực tiếp - Vài học sinh đọc ghi nhớ - Học sinh đọc yêu cầu và trả lời - Câu 1 : có 2 vế , cặp QHT là nếu thì - Học sinh đọc yêu cầu và khôi phục lại từ bị lược trong các câu ghép ( nếu, thì ) - Học sinh đọc thầm và làm bài - Vài em đọc nhắc lại ghi nhớ - Học sinh lắng nghe và thực hiện Thứ sáu ngày 1 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Tiết 40:Lập chương trình hoạt động A. Mục đích yêu cầu - Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập CTHĐ nói chung - Qua việc lập chương trình hoạt động rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học ý thức tập thể B. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ C. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Tổ chức: II. Kiểm tra: Kết hợp với bài học III. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: SGV-36 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu - Giải nghĩa một số từ và hướng dẫn trả lời - Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì? - Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công ntn? - Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan? - Sau mỗi câu trả lời, GV gắn lên bảng một tấm bìa ghi mẫu cấu tạo 3 phần của CTHĐ Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Giúp HS hiểu rõ yêu cầu của bài và chia nhóm hoạt động - Mỗi nhóm lập CTHĐ với đủ 3 phần - Gọi các nhóm lên dán bài và đại diện trình bày - Nhận xét về nội dung và cách trình bày của từng nhóm IV. Hoạt động nối tiếp: - Cho HS nhắc lại ích lợi - Nhận xét và đánh giá giờ học - Hát - Học sinh lắng nghe - Hai học sinh nối tiếp đọc yêu cầu - Chúc mừng các thầy cô giáo và bày tỏ lòng biết ơn (mục đích) - Chuẩn bị, phân công(phân công chuẩn bị) - Buổi liên hoan diễn ra vui vẻ, mở đầu làCuối cùng là( chương trình cụ thể) - Học sinh đọc yêu cầu và theo dõi sách - Học sinh lắng nghe - Các nhóm lập toàn bộ CTHĐ của buổi LHVN chào mừng ngày nhà giáo VN - Đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét về nội dung và các trình bày của từng nhóm - Vài học sinh nhắc lại - Học sinh lắng nghe và thực hiện

File đính kèm:

  • doct-v 19-20.doc