Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 2 bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới.

 Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư.

 Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế.

3. Thái độ:

 Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới.

III. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới.

- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7.

IV. TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)Kiểm diện.

2. Kiểm tra miệng: (5 phút)

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4080 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 2 bài 2: Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 2 Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI Ngày dạy: MỤC TIÊU: Kiến thức: Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới. Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư. Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế. Thái độ: Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới. Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)Kiểm diện. Kiểm tra miệng: (5 phút) 2.1. Bùng nổ dân số xảy ra khi nào ? Hậu quả và cách giải quyết ? 2.2. Dân số nước ta tăng nhanh chủ yếu là do: a. Tăng tự nhiên. b. Tăng cơ giới. c. Cả 2 đều sai. 2.1. - Tg2,1% (2 điểm). - Kinh tế, xã hội, môi trường (3 điểm). - Kế hoạch hoá gia đình, giáo dục... (3 điểm). 2.2. - a (2 điểm). Giảng bài mới: (30 phút) HOẠT ĐỘNG 1 (13 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: sự phân bố dân cư trên thế giới. b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: H2.1. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư. Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa. Từ đó, khái quát công thức tính mật độ dân số. Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết: Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người ? Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên điều gì ? Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ? Trên lược đồ 2.1, kể tên khu vực đông dân của thế giới ? Phân bố tập trung ở đâu ? Nguyên nhân của sự phân bố nói trên ? 1. Sự phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều. Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước. Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị. HOẠT ĐỘNG 2 (17 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: các chủng tộc trên thế giới. b. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: H2.1. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Dựa vào đâu để phân chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc ? Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận: Đặc điểm về hình thái ? Địa bàn sinh sống chủ yếu ? Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn xác. 2. Các chủng tộc: Chủng tộc Đặc điểm hình thái cơ thể Địa bàn sinh sống Môn-gô-lô-it (Da vàng) - Da vàng: nhạt (Mông Cổ, Mãn Châu), thẫm (Hoa, Việt, Lào), nâu (Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a). - Tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi to. - Chủ yếu ở châu Á (trừ Trung Đông). - Châu Mĩ, Đại Dương ; Trung Âu. Nê-grô-it (Da đen) - Da nâu đậm, đen. Tóc đen, ngắn và xoăn. - Mắt đen, to. Mũi thấp, rộng. Môi dày. - Châu Phi, Nam Ấn Độ. Ơ-rô-pê-ô-it (Da trắng) - Da trắng hồng, tóc màu nâu hoặc vàng gợn sóng. - Mắt xanh hoặc nâu. - Mũi dài, nhọn và hẹp. - Môi mỏng. - Châu Âu, Trung và Nam Á. - Trung Đông. V. TỒNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: (4 phút) 1.1. Mật độ dân số là: Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. Số diện tích trung bình của một người dân. Dân số trung bình của các địa phương trong nước. Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. 1.2. Kết quả bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa cho thấy Việt Nam có mật độ dân số cao hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a vì: Diện tích nhỏ, dân số ít. Diện tích lớn, dân số đông. Diện tích nhỏ, dân số đông. 1.3. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vựctrên thế giới do: Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa cá khu vực. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng. Điều kiện thuận lợi cho sự sống và đi lại của con người chi phối. khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau. & Đáp án: 1.1 ( d ), 1.2 ( c ), 1.3 ( c ). 2. Hướng dẫn học tập: (5 phút) Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa. Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 9. Chuẩn bị bài 3: “Quần cư. Đô thị hoá”: Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới ? Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau ? Đô thị hoá là gì ? Thế nào là quần cư ?

File đính kèm:

  • docTIET 2.doc
Giáo án liên quan