Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 13: Ôn tập: thành phần nhân văn của môi trường. Môi trường đới nóng. hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển đô thị.

 Đặc điểm chính của các kiểu môi trường ở đới nóng.

 Hình thức thâm canh lúa nước.

 Tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường.

2. Kĩ năng:

 Đọc và phân tích các bản đồ, sơ đồ.

 Lập sơ đồ các mối quan hệ.

 Kĩ năng so sánh, khái quát và hệ thống hoá kiến thức đã học.

3. Thái độ:

 Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển đô thị.

- Đặc điểm chính của các kiểu môi trường ở đới nóng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Địa lí 7 tiết 13: Ôn tập: thành phần nhân văn của môi trường. Môi trường đới nóng. hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 13 ÔN TẬP: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG. MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG Ngày dạy:………….. MỤC TIÊU: Kiến thức: Tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển đô thị. Đặc điểm chính của các kiểu môi trường ở đới nóng. Hình thức thâm canh lúa nước. Tác động của dân số tới tài nguyên và môi trường. Kĩ năng: Đọc và phân tích các bản đồ, sơ đồ. Lập sơ đồ các mối quan hệ. Kĩ năng so sánh, khái quát và hệ thống hoá kiến thức đã học. Thái độ: Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Tình hình phân bố dân cư trên thế giới, quá trình phát triển đô thị. - Đặc điểm chính của các kiểu môi trường ở đới nóng. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị thế giới, bản đồ các môi trường địa lí. - Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 7. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)Kiểm diện. Kiểm tra miệng: Kiểm tra trong quá trình ôn tập. Giảng bài mới: (35 phút) HOẠT ĐỘNG 1 (13 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: thành phần nhân văn của môi trường. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bản đồ dân cư và các đô thị thế giới. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giáo viên dung bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới để hướng dẫn học sinh nhận xét sự phân bố dân cư trên thế giới. Dựa vào bản đồ tự nhiên thế giới, cho biết những nơi đông dân và thưa dân ? Vì sao ? (Tuỳ vào điều kiện đi lại và điều kiện sống). Đô thị xuất hiện từ khi nào, phát triểnnhanh từ khi nào, gắn liền với sự phát triển của những ngành kinh tế nào ? (Thời Cổ đại, thế kỉ XIX). Qua bản đồ dân cư và đô thị, xác định các siêu đô thị ở các nước phát triển và đang phát triển ? Nhận xét ? I. Thành phần nhân văn của môi trường: 1. Sự phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều trên thế giới. 2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị: Quá trình đô thị hoá gắn liền với quá trình phát triển thương mại, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp. Các siêu đô thị trên 8 triệu dân chủ yếu ở đới nóng. HOẠT ĐỘNG 2 (22 phút) (1) Mục tiêu: a. Kiến thức: môi trường đới nóng, hoạt động kinh tế con người ở đới nóng. b. Kĩ năng: bản đồ. (2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương tiện dạy học: Bản đồ các kiểu môi trường. (3) Các bước của hoạt động: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm khí hậu và cảnh quan của các kiểu môi trường ở đới nóng, sau đó điền tên các kiểu môi trường đó. II. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng: 1.Các kiểu môi trường: Tên kiểu môi trường Vị trí Khí hậu Cảnh quan Xích đạo ẩm 50B-50N - Chênh lệch nhiệt độ hè và đông thấp: 30C. - Nhiệt độ trung bình năm: 25 – 280C. - Lượng mưa trung bình hàng tháng: 170 – 250 mm. - Lượng mưa trung bình năm: 1.500 – 2.500 mm. ð Nóng ẩm và mưa nhiều quanh năm. Rừng rậm xanh quanh năm. Nhiệt đới 50-300 ở 2 bán cầu - Nhiệt độ trung bình năm >220C. - Mưa tập trung vào một mùa. - Càng gần chí tuyến biện độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trungbình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài. Rừng thưa, đồng cỏ (xavan), nửa hoang mạc. Nhiệt đới gió mùa Nam Á và Đông Nam Á - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Nhiệt độ trung bình năm: >200C. - Biên độ nhiệt trung bình: 80C. - Lượng mưa trung bình năm >1.500 mm, mùa khô ngắn và có lượng mưa nhỏ. - Thời tiết diễn biến thất thường, hay có thiên tai. Rừng mưa xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng ngập mặn, đồng cỏ coo nhiệt đới. Cho học sinh dựa vào sơ đồ bài tập 2 trang 28 sách giáo khoa để trả lời câu hỏi. - Điều kiện để thâm canh lúa nước ? - Thâm canh lúa nước có ưu điểm gì ? Dựa vào sơ đồ bài tập 1 trang 35 sách giáo khoa, cho biết những tác động của dân số tới kinh tế, đời sống và tài nguyên – môi trường ? Ví dụ ? Biện pháp ? 2. Làm ruộng, thâm canh lúa nước: Điều kiện thâm canh lúa nước: chủ động tưới tiêu, nguồn lao động dồi dào. Thâm canh lúa nước giúp tăng vụ, tăng năng suất và tăng sản lượng. 3. Sức ép dân số tới tài nguyên và môi trường: Dân số tăng quá nhanh gây ô nhiễm môi trường và tài nguyên bị suy giảm, cạn kiệt. V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 1. Tổng kết: (4 phút) 4.1. Giáo viên tóm tắt lại các ý chính, những nội dung cần lưu ý của môi trường đới nóng. 4.1. Nhận xét tiết học, sự chuẩn bị ôn tập của học sinh. 2. Hướng dẫn học tập: (5 phút) Học bài theo gợi ý của bài ôn tập. Làm tất cả các bài tập bản đồ từ đầu năm đến bài 12. Chuẩn bị bài : “Kiểm tra viết 1 tiết”: Ôn theo nội dung của bài ôn tập. Chuẩn bị các bài: 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10 sách giáo khoa. Chuẩn bị: Thước tỉ lệ, máy tính bỏ túi, viết.

File đính kèm:

  • docTIET 13_ON TAP.doc