Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3A Tuần 25

I – Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị, viết và tính giá trị của biểu thức, tính thời gian đi và quãng đường đi.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng giải toán, kỹ năng viết và tính giá trị của biểu thức.

 3. Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy bén.

II – Chuẩn bị:

 Giáo viên: Bảng phụ, băng giấy, thẻ từ.

 Học sinh: Vở BT, bảng đ/s, bảng con

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 968 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 3A Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II – Chuẩn bị: GV: - Các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. - Tấm bìa phóng to bài 2. - Tranh bài 3. HS: Vở BT III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) hát 2) Bài cũ: (5’) Luyện tập - GV mời 2 HS lên bảng sửa bài 2, bài 4. Bài 2: Số viên gạch lát nền một căn phòng là: 2550 : 6 = 425 (viên) Số viên gạch lát nền 7 căn phòng là: 425 ´ 7 = 2975 (viên) Đáp số: 2975 viên gạch Bài 4: Tính giá trị biểu thức: 32 : 8 ´ 3 = 4 ´ 3 45 ´ 2 ´ 5 = 90 ´ 5 = 12 = 450 - GV thu một số vở chấm, nhận xét. - Nhận xét chung. 3) Bài mới: (23’) Tiền Việt Nam Hoạt động dạy Hoạt động học ĐDHT v Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các tờ giấy bạc 2000 đồng, 5000 đồng, 10.000 đồng. * Phương pháp: Quan sát, thực hành, hỏi đáp + Trước đây chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc nào? ® Giới thiệu tờ giấy bạc 2000đ, 5000đ, 10.000đ. - Cho HS quan sát kỹ 2 mặt của các tờ giấy bạc nói trên và nhận xét những đặc điểm: + Màu sắc. + Dòng chữ: “Hai nghìn đồng” và số 2000 . + Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000. + Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10.000. v Hoạt động 2: Thực hành * Mục tiêu: - Bước đầu biết đổi tiền. - Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng. * Phương pháp: Thực hành, giảng giải - GV hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1. - GV lưu ý, trước hết cần cộng nhẩm. VD: 5000 + 1000 + 200 = 6200 rồi trả lời câu hỏi của bài (chú lợn a) có 6200 đồng ... - GV nhận xét. Bài 2: Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải. Phải lấy 2 tờ giấy bạc loại 1000đ để được 2000đ Lấy 5 tờ giấy bạc loại 2000đ để được 10.000đ. 2 tờ 2000đ và 1 tờ 1000đ để được 5000đ 2 tờ 5000đ để được 10.000đ - Nhận xét. 4) Củng cố: (5’) - GV đưa các tranh ở bài tập 3 cho HS quan sát và trả lời nhanh các câu hỏi dưới tranh. a) Đồ vật có giá tiền ít nhất. b) Đồ vật có giá tiền nhiều nhất. c) Mua 1 chiếc thước kẻ và 1 đôi dép hết bao nhiêu đồng? d) Giá tiền 1 compa ít hơn giá tiền 1 gói bánh là ... đồng. - Nhận xét chung. 5) Dặn dò: (1’) - Làm hoàn chỉnh bài 3. Làm bài 4. - Chuẩn bị bài “Luyện tập”. - Nhận xét tiết. - Trả lời: 200đ, 500đ, 1000đ. - Quan sát. - Nêu nhận xét. - 3 HS đọc lại. - Thực hành trên vở BT. - Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu) - Tương tự HS làm bài, nêu kết quả. 5000 + 1000 + 1000 + 200 = 5000 + 1000 + 200 + 200 = 1000 + 1000 + 200 + 2000 + 200 + 200= - Quan sát kĩ các tờ giấy bạc và số tiền đã cho. - HS lựa chọn các tờ giấy bạc để có số tiền tương ứng. (thi đua). - Sửa bài. - Quan sát – phát hiện – trả lời nhanh. - Nhận xét câu trả lời của bạn bằng cách vỗ tay. Đưa 3 tờ giấy bạc loại 2000đ, 5000đ, 10.000đ Vở BT Tấm bìa phóng to bài2 Tranh bài 3 Kế hoạch bài dạy tuần 25 TOÁN THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (tiếp theo) I – Mục tiêu: Giúp HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian). - Củng cố cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút, kể cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã). - Giúp HS có hiểu biết về thời điểm làm các công việc hằng ngày của HS. II – Chuẩn bị: Giáo viên: Đồng hồ, mô hình đồng hồ, đồng hồ điện tử, tranh bài tập 1. Học sinh: vở BT, bảng đ/s, xem trước bài. III – Các hoạt động: 1) Ổn định: (1’) 2) Bài cũ: (4’) Thực hành xem đồng hồ - GV dùng đồng hồ quay kim ngắn, kim dài để hỏi HS đồng hồ chỉ mấy giờ. - HS trả lời. - Nhận xét. 3) Bài mới: (25’) * Giới thiệu bài – ghi tựa. Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu. - GV treo tranh cho HS quan sát, tìm hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó. - Sau đó GV cho HS sửa bài, GV có thể yêu cầu HS tổng hợp toàn bài, mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày của bạn Bình. - GV nhận xét. Bài 2: Cho HS nêu yêu cầu. - GV cho HS chơi: “Ai chọn đúng”: Lớp chia thành 2 đội. Từ những hình rời của đồng hồ có kim giờ, kim pjút và đồng hồ điện tử, HS chọn và gắn các cặp đồng hồ chỉ cùng giờ. - GV nhận xét thi đua giữa 2 đội. Bài 3: GV gắn tranh lên bảng. - GV hướng dẫn HS quan sát đồng hồ trong tranh thứ nhất (chỉ lúc chương trình “Vườn cổ tích” bắt đầu) và trong tranh thứ hai (chỉ lúc khi chương trình kết thúc). Từ đó xác định khoảng thời gian diễn ra chương trình và điền vào chỗ chấm. Bài 4: Cho HS nêu yêu cầu. - GV đưa bảng phụ cho HS quan sát, làm bài. - GV sửa bài. 4) Củng cố: (4’) - Cho HS nói về công việc làm hằng ngày của mình (đi học, ăn sáng, xem tivi , đi ngủ), thời điểm bắt đầu công việc và kết thúc công việc. - Cả lớp nghe và tính khoảng thời gian bạn làm công việc đó. 5) Dặn dò: (1’) - Chuẩn bị: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. - Nhận xét tiết học. - HS nêu yêu cầu. - HS quan sát tranh, điền vào chỗ trống. - HS sửa bài bằng cách lên điền nối tiếp vào các chỗ trống, sao đó 1 HS mô tả lại các hoạt động trong 1 ngày. - HS nêu yêu cầu, làm bài. - HS chia làm 2 đội lên thi đua gắn các cặp hình. - HS nhận xét. - HS quan sát các đồng hồ, dựa vào hình vẽ mặt đồng hồ để tính khoảng thời gian (Lúc bắt đầu, kim giờ chỉ số 11, kim phút chỉ số 12. Khi kết thúc, kim giờ chỉ quá vị trí số 11 một ít, kim phút chỉ số 6. Như vậy chương trình kéo dài trong 30 phút). - 1 HS nêu thời điểm chương trình bắt đầu và thời điểm kết thúc chương trình, 1 HS đọc câu trả lời. - Vẽ thêm kim phút còn thiếu vào đồng hồ B. - HS quan sát hình và vẽ thêm kim phút. - Sau đó 1 HS lên vẽ hình trên bảng. - HS nhận xét. - HS nói về thời gian công việc của mình. Tranh Các mẫu hình rời Tranh Bảng phụ Kế hoạch bài dạy tuần 25 TOÁN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ I – Mục tiêu: Giúp HS: - HS biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết nhận dạng và biết cách trình bày giải bài toán liên quan. - HS ham thích học toán, tạo óc sáng tạo. II – Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ có ghi bài toán 1, tranh vẽ 7 can mật ong như hình trong SGK, bảng phụ, tranh 2. Học sinh: Vở BT toán, xem trước bài, bảng đ/s. III – Các hoạt động: 1. Ổn định: (1’) 2. Bài cũ: (4’) Thực hành xem đồng hồ (tt) - GV cho HS xem tranh vẽ các hoạt động của bạn An và đồng hồ chỉ thời điểm diễn ra hoạt động ấy. - GV nhận xét. 3. Bài mới: (25’) a) Giới thiệu bài – ghi tựa. b) Hoạt động 1: Hướng dẫn giải bài toán 1 (bài toán đơn). - GV đưa ra đề bài và hình ảnh phần tóm tắt. - Cho HS tìm hiểu đề. - Gọi 1 HS lên giải. - Nhận xét. - Cho HS nhắc lại cách tính. c) Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài toán 2 (bài toán hợp só 2 phép tính chia và nhân). - GV đưa đề bài toán 2, cho HS đọc đề. - GV đặt câu hỏi cho HS giải bài toán: + Biết 7 can chứa 35 lít mật ong, muốn tìm mỗi can chứa mấy lít mật ong phải làm phép tính gì? + Biết mỗi can chứa 5 lít mật ong, muốn tìm 2 can chứa bao nhiêu lít mật ong phải làm phép tính gì? - Cho HS trình bày bài giải. F GV rút ra kết luận: Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” thường tiến hành theo 2 bước: Bước 1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép chia). Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (Thực hiện phép nhân). d) Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: Cho HS đọc đề. - Cho HS tìm hiểu đề. - Yêu cầu HS nêu các bước giải. - GV cho HS làm bài. - GV nhận xét bài trên bảng. Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề. - Cho 1 HS lên bảng tóm tắt - 1 HS lên giải trên bảng, cả lớp làm bài. - GV nhận xét. 4. Củng cố: (4’) - GV nêu câu hỏi về các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 5. Dặn dò: )1’) - Chuẩn bị bài: Luyện tập. - Nhận xét tiết học. - HS quan sát hình và chỉ ra thời điểm diễn ra các hoạt động. - Cả lớp giơ bảng đ/s. - HS quan sát, đọc đề toán. - HS tìm hiểu đề bài. - 1 HS lên giải bài – cả lớp làm nháp. Giải Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Đáp số: 5 lít mật ong - HS nhắc lại: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can phải lấy 35 chia cho 7. - HS đọc đề. * Phép chia: 35 : 7 = 5(l) * Phép nhân: 5 ´ 2 = 10 (l) - HS trình bày bài giải: Giải Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số lít mật ong trong 2 can là: 5 ´ 2 = 10 (l) Đáp số: 10 lít mật ong - HS nhắc lại. - HS đọc đề: Người ta đem 48 cái cốc xếp đều lên 8 bàn. Hỏi trên 3 bàn đó có bao nhiêu cái cốc? - HS tìm hiểu đề. HS tự đặt thêm câu hỏi: + 1 bàn có bao nhiêu cái cốc? - HS làm bài. Giải Số cái cốc trên 1 bàn là: 48 : 8 = 6 (cái) Số cái cốc trên 3 bàn là: 6 ´ 3 = 18 (cái) Đáp số: 18 cái cốc - 1 HS lên sửa bài trên bảng. - Cả lớp nhận xét. - HS đọc đề - tìm hiểu đề. - 1 HS lên tóm tắt – 1 HS giải. Tóùm tắt : 5 hộp có : 30 cái bánh 4 hộp có : ... cái bánh? Giải Số cái bánh trong 1 hộp là: 30 : 5 = 6 (cái) Số cái bánh trong 4 hộp là: 6 ´ 4 = 24 (cái) Đáp số: 24 cái bánh - HS sửa bài trên bảng. - HS trả lời. Tranh Bảng đ/s Bảng phụ

File đính kèm:

  • docToan.doc
Giáo án liên quan