Kế hoạch bài dạy môn học lớp 5 - Tuần 4 năm học 2010

LỊCH SỬ

XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu: HS biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:

 - Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.

 - Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Hình trong SGK phóng to - Bản đồ hành chính Việt Nam

- Tranh, ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn học lớp 5 - Tuần 4 năm học 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN4 Thứ ba Ngày soạn: 18/9/2010 Sáng Ngày giảng: 21/9/2010 Tiết 1+3 LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu: HS biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: - Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt. - Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trong SGK phóng to - Bản đồ hành chính Việt Nam - Tranh, ảnh tư liệu phản ánh về sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam thời bấy giờ III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: -Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc phản công kinh thành Huế -Cuộc phản công kinh thành Huế có tác động gì đến lịch sử nước ta lúc đó? GV nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Bài học này cho biết chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm biến đôỉ kinh tế- xã hội VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX HĐ1: Những thay đổi của nền kinh tế VN cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK T10, 11 thảo luận nhóm 2 -Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế VN có những ngành nào chủ yếu? -Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị nền kinh tế VN có gì biến đổi? -Ai là người bị bóc lột? Ai là người được hưởng những nguồn lợi kinh tế? GV kết luận: Thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta HĐ2: Những thay đổi trong xã hội VN cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK thảo luận nhóm 4 -Trước khi Pháp xâm lược xã hội VN có những tầng lớp nào? -Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị, xã hội VN có gì thay đổi? Thêm những tầng lớp nào? Kết luận: XH VN lúc bấy giờ xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân. * GV nhấn mạnh: Sự xuất hiện các ngành kinh tế mới đã tạo ra những thay đổi trong xã hội VN: Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời. Sự thay đổi của xã hội VN ảnh hưởng trực tiếp đời sống của nhân dân: - Nông dân: mất ruộng đất, nghèo đói. - Công nhân: bị bọn TDP bốc lột dã man. C. Củng cố - Dặn dò: Nhận xét tiết học Dặn HS chuẩn bị bài 5 -2 hs trả lời. Nhận xét, bổ sung -Đọc trang 10,11 SGK Thảo luận nhóm 2 để tìm ra tính chất bóc lột của thực dân Pháp qua 3 câu hỏi Trình bày trước lớp Nhận xét bổ sung -Đọc trang 10,11 SGK Thực hiện như HĐ 1 Lập bảng tiêu chí so sánh: Trước khi/sau khi thực dân Pháp xâm lược Trình bày trước lớp. Nhận xét bổ sung. Đọc nối tiếp - HS đọc lại ghi nhớ ở SGK Tiết 2+4 ĐỊA LÝ SÔNG NGÒI I. Mục tiêu: - HS nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa. + sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá,nguồn thuỷ điện, - Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. - chỉ được vị trí một số con sông: Hồng. Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai,Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ) II. Đồ dùng dạy học: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam -Tranh ảnh về sông mùa lũ và sông mùa cạn III. Hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm của khí hậu Việt Nam? -Khí hậu có ảnh hưởng gì đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta? B. Bài mới: Giới thiệu bài mới: HĐ1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặcvà sông có nhiều phù sa : * HS thảo luận nhóm đôi: Quan sát lược đồ SGK. Thảo luận theo cặp. Vừa trả lời vừa chỉ vào bản đồ -Nước ta có nhiều hay ít sông? Được phân bố như thế nào? -Nêu tên những con sông lớn của nước ta? -Sông ngòi ở miền Trung có đặc điểm gì? -Về mùa mưa lũ, mùa hạn hán, mực nước ở các sông như thế nào? * Treo bản đồ sông ngòi Kết luận : Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước. HĐ2: Sông ngòi ở nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa * Thảo luận nhóm 4 rồi điền vào bảng Thời gian Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa mưa:... Mùa khô: ... Kết luận: Sự thay đổi lượng mưa theo mùa củakhí hậu Việt Nam đã làm chế độ nước của các dòng sông cũng thay đổi theo mùa HĐ3: Vai trò của sông ngòi Trò chơi tiếp sức: Chia thành 2 đội mỗi đội 5 hs thảo luận và trả lời nối tiếp -Sông ngòi có vai trò như thế nào? Mỗi hs lên điền 1vai trò. Điền đúng nhanh là thắng Tuyên dương đội thắng cuộc - Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ do những con sông nào bồi đắp? - Nêu ghi nhớ bài học C. Củng cố - Dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau: Vùng biển nước ta -3 hs trả lời -Lắng nghe - HS quan sát lược đồ SGK. Thảo luận theo cặp. Vừa trả lời vừa chỉ vào bản đồ. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận - HS nhắc lại - HS thảo luận nhóm 4 rồi điền vào bảng. Trình bày trước lớp. Góp ý bổ sung - HS nhắc lại kết luận -Hs thi đua điền nhanh 1.Bồi đắp phù sa cho đồng bằng. 2.Cung cấp nước cho sinh hoạt. 3.Làm thuỷ điện. 4.Là đường giao thông. 5.Cung cấp thuỷ sản - Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp - Đồng bằng Nam Bộ do sông do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp. -Hs đọc nối tiếp

File đính kèm:

  • docTuan 4LS DL5 20102011.doc
Giáo án liên quan