Kế hoạch bài dạy lớp 5 (Tuần 2) - Trường Tiểu học Quảng Lưu

ĐẠO ĐỨC

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 2)

I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết:

 - Đặt mục tiêu, lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học.

 - Vui và tự hào khi là hcọ sinh lớp 5. Có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

II. CHUẨN BỊ.

 HS: - Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học

 - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về hs gương mẫu và về chủ đề trường em.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 A. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại phần ghi nhớ ở tiết 1

 - Lớp nhận xét – GV đánh giá.

 

doc25 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch bài dạy lớp 5 (Tuần 2) - Trường Tiểu học Quảng Lưu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn hs luyện tập. Bài tập 1: Rèn kĩ năng đọc bảng thống kê. - 1 hs đọc yêu cầu bài tập 1. - Hs làm việc cá nhân - nhìn lại bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi SGK. - Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: Rèn kĩ năng lập bảng thống kê. Gv kẻ bảng khung SGK lên bảng lớp và giúp hs hiểu yêu cầu bài tập 2. Vd: Tổ Số hs Nữ Nam Hs giỏi, tiên tiến Tổ 1 8 3 5 4 - Gv phát phiếu cho từng nhóm làm việc (nhóm 4). - Sau thời gian làm việc, các nhóm cử người lên bảng gắn bài lên. - Cả lớp và gv nhận xét, chỉnh sửa (dựa vào thực tế lớp). - Mời một hs nói tác dụng của bảng thống kê: Giúp thấy rõ kết quả đặc biệt là kết quả có tính so sánh. C. Củng cố - dặn dò. - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết làm văn sau Toán (Tiết 10) Hỗn số (Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách chuyển hỗn số thành phấn số II. Đồ dùng dạy học Bộ đồ dùng dạy Toán lớp 5 Các tấm bìa cắt như hình vẽ SGK. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ(5’): - 2HS lên bảng viết, đọc các phân số. - Lớp nhận xét, gv đánh giá. B. Dạy bài mới. HĐ1(2’): Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, yêu cầu của tiết học HĐ2(10’): Hướng dẫn HS cách chuyển một hỗn số thành phân số. - Gv gắn ảnh trực quan. Hs dựa vào hình ảnh trực quan để nêu được 2 . - Gv hướng dẫn chuyển hỗn số thành phân số. 2 = 2 + = = * Hs nêu nhận xét về cách chuyển hỗn số thành phân số. * Gv kết luận, hs nhắc lại nhiều lần. HĐ3(20’): Luyện tập, thực hành. Bài 1 tr13: Rèn kĩ năng chuyển hỗn số thành phân số. - HS đọc đề, xác định yêu cầu. HS làm bài vào vở, GV quan sát, hướng dẫn HS yếu. - GV gọi HS lần lượt lên bảng làm bài. - Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt. Bài 1 tr14: Thực hiện cộng, trừ với hỗn số. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu, HS theo dõi. - HS làm bài vào vở, GV quan sát, hướng dẫn HS yếu. Chấm một số bài. - GV gọi HS lần lượt lên làm bài. Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt. Bài 3 tr14: Thực hiện nhân, chia với hỗn số. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu, HS theo dõi. - HS làm bài vào vở, GV quan sát, hướng dẫn HS yếu. Chấm một số bài. - GV gọi HS lần lượt lên làm bài. Lớp nhận xét - GV nhận xét, chốt. C. Củng cố - dặn dò: - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học ở nhà. Khoa học Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào I. Mục tiêu: Giúp hs - Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi. II. Chuẩn bị: Gv: Hình trang 10, 11 SGK. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ ?. Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? B. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài: GV giới thiệu - HS theo dõi Hoạt động 2: Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. * Mục tiêu: Hs nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai. * Cách tiến hành: ?. Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? ?. Cơ quan sinh dục của nam và nữ có khả năng gì? * Gv kết luận: Cơ thể người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng gọi là sự thụ tinh. - Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. - Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra. * Yêu cầu hs đọc phần bạn cần biết trang 10. Hoạt động 3: Hình thành quá trình thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. *Mục tiêu: Hình thành cho hs biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi. * Cách tiến hành: Hs làm việc cá nhân. - Yêu cầu hs quan sát hình 1a, b, c và đọc phần chú thích tìm xem mỗi chú thích phù hợp vơí hình nào? - Yêu cầu hs quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 và trả lời: ?. Hình nào cho biết thai được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng? - Gv gọi một số hs lên bảng trình bày, lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng Hình 5: Thai được 5 tuần. Hình 3: Thai đuợc 8 tuần. Hình 4: Thai được 3 tháng. Hình 2: Thai được khoảng 9 tháng. C. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại quá trình thụ tinh. - GV chốt nội dung bài, nhận xét tiết học. - Hướng dẫn HS học ở nhà. Mỹ thuật Vẽ trang trí: Màu sắc trong trang trí. I. Mục tiêu: Giúp hs - Hiểu được sơ lược vai trò ý nghĩa của màu sắc trong trang trí - Hs biết sử dụng màu trong các bài trang trí. - Cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trong trang trí. II. Chuẩn bị: Gv: - Một số đồ vật được trang trí, một số bài trang trí hình cơ bản - Một số hoạ tiết vẽ nét ( phóng to). - Hộp màu, bảng pha màu, giấy vẽ cỡ lớn. Hs: SGK, vở thực hành, màu vẽ, bút chì, tẩy. III. Các hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS B. Dạy bài mới. Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét. - Gv giới thiệu một số bài vẽ trang trí: ?.Có những màu nào ở trong bài? ? Mỗi màu được vẽ ở những hình nào? (hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu). ? Nhận xét màu nền và màu hoạ tiết, độ đậm nhạt. ?. Trong bài thường vẽ nhiều màu hay ít màu (4 - 5 màu). ? Vẽ màu trong bài trang trí như thế nào là đẹp? (có đậm, nhạt, nổi trọng tâm). Hoạt động 3: Cách vẽ màu. - Gv hướng dẫn hs cách vẽ màu: - Dùng màu bột hoặc màu nước pha trộn để tạo thành 1 số màu có độ đậm nhạt và sắc thái khác nhau, hướng dẫn lớp quan sát. - Gv gắn bảng một vài hoạ tiết đã chuẩn bị, lấy các màu đã pha vẽ vào các hoạ tiết ấy cho hs quan sát. - Yêu cầu hs đọc mục 2 Tr.7 SGK - Gv nhấn mạnh: +. Không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí. +. Chọn màu, phối hợp màu sao cho hài hoà. + Những hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt. +. Màu nền và màu hoạ tiết cần có độ đậm nhạt khác nhau. Hoạt động 4: Thực hành. - Hs thực hành vẽ hoạ tiết và trang trí - Gv theo dõi, giúp đỡ và động viên hs hoàn thành bài tập tại lớp. Hoạt động 5: Nhận xét , đánh giá. - Hs gắn bài vẽ lên bảng lớp. - Gv hướng dẫn, hs cả lớp nhận xét, xếp loại. - Gv nhận xét chung. C. Dặn dò: Quan sát về trường lớp của em. Thể dục Bài 3: Đội hình đội ngũ trò chơi “ chạy tiếp sức” I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học. Cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Học sinh báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, đúng thành thạo đẹp các động tác quay. - Chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức ” đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, an toàn. - 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Học sinh tập hợp lớp, điểm số báo cáo. - Giáo viên phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục. - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay và hát bài hát “.....................................”. Hoạt động 2:. Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. - Ôn cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp. Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Giáo viên điều khiển lớp tập có sửa chữa những sai sót của học sinh(1-2 lần). - Tổ trưởng điều khiển tổ tập 3-4 lần. Giáo viên quan sát nhận xét sửa chữa. - Các tổ thi đua trình diễn: Giáo viên cùng học sinh quan sát nhận xét, biểu dương thi đua, giữa các tổ 2 lần. - Cả lớp cùng tập do cán sự lớp điều khiển: 2 lần. Hoạt động 3 : Trò chơi vận động: 8-10 phút “ Chạy tiếp sức ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình hàng dọc. - Giải thích cách chơi và qui định chơi. - Cả lớp chơi thử 2 lần. - Cả lớp thi đua chơi 2,3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc. Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút. - Các tổ học sinh đi nối nhau thành 1 vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau khép lại thành vòng tròn nhỏ đứng quay mặt vào tâm vòng tròn. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà. Thể dục Bài 4: Đội hình đội ngũ trò chơi “ kết bạn ” I. Mục tiêu : - Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, quay trái, đằng sau. - Học sinh thực hiện nhanh, đúng, đều, đẹp. - Chơi trò chơi “ Kết bạn” đúng luật, hào hứng, nhiệt tình. Tập trung chú ý, phản xạ nhanh. II. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường. - 1 chiếc còi. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút). - Học sinh tập hợp 3 hàng dọc, điểm số báo cáo (1-2 phút). - Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục luyện tập. - Chơi trò chơi “ Thi đua xếp hàng ” (1-2 phút). - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp: 1-2, 1-2 (1-2 phút). Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, đằng sau. - Cán sự lớp điều khiển cả lớp tập 1,2 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét và sửa chữa động tác sai cho học sinh. - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển (2-3 phút). Giáo viên quan sát và nhận xét. - Tập hợp lớp: các tổ thi đua trình diễn 2-3 lần. Giáo viên quan sát, nhận xét, đánh giá biểu dương thi đua các tổ tập tốt. - Cả lớp tập dưới sự điều khiển của giáo viên để củng cố 1-2 lần. Hoạt động 3 :Trò chơi vận động: 8-10 phút. Trò chơi “ Kết bạn ”. - Giáo viên nêu tên trò chơi. Tập hợp học sinh theo đội hình vòng tròn, giải thích cách chơi và qui định luật chơi. Cả lớp cùng chơi, giáo viên quan sát, nhận xét, xử lý các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi. Hoạt động 4 : Kết thúc: 4-6 phút. - Học sinh hát bài “ Tìm bạn ” vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học. - Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.

File đính kèm:

  • docGA 5 Da Sua Tuan 02.doc