Kế hoạch bài dạy buổi 2 Lớp 3 Tuần 8 - Nguyễn Thị Phương

 I. Mục tiêu

 - Học sinh luyện viết đúng chữ cái g, G. Các từ, câu ứng dụng.

- Học sinh nắm được cỡ chữ, cách viết và trình bày rõ ràng, sạch đẹp .

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở .

 II. Các hoạt động dạy - học

 1, Kiểm tra bài cũ

 Giáo viên kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS

 2, Bài mới

a, Giới thiệu bài

b, HD học sinh viết

 - GV cho HS quan sát chữ viết chữ g thường trên bảng phụ và yêu cầu HS

 nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ

 - GV viết mẫu chữ g, chữ G trên bảng

HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết chữ g, chữ G vào vở.

 - HD học sinh viết chữ g (2dòng) ừ gà gô ( 1 dòng ) , từ gặp gỡ ( 1 dòng),

chữ G (5 dòng)

 - HS nêu độ cao của các chữ cái hoa, cách viết hoa danh từ riêng có trong bài: Gò công, Gắng công học hành.

 - Học sinh hiểu: Gò công là một địa danh

 - HD học sinh viết từ ứng dụng ( mỗi từ 1 dòng )

 - HS luyện viết cả bài

 - GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách

 - GV chấm một số bài và nhận xét

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy buổi 2 Lớp 3 Tuần 8 - Nguyễn Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh viết - GV cho HS quan sát chữ viết chữ g thường trên bảng phụ và yêu cầu HS nêu độ cao và các nét trong mẫu chữ - GV viết mẫu chữ g, chữ G trên bảng HS quan sát và nhận xét cách viết sau đó viết chữ g, chữ G vào vở. - HD học sinh viết chữ g (2dòng) ừ gà gô ( 1 dòng ) , từ gặp gỡ ( 1 dòng), chữ G (5 dòng) - HS nêu độ cao của các chữ cái hoa, cách viết hoa danh từ riêng có trong bài: Gò công, Gắng công học hành. - Học sinh hiểu: Gò công là một địa danh - HD học sinh viết từ ứng dụng ( mỗi từ 1 dòng ) - HS luyện viết cả bài - GV quan sát , uốn nắn HS viết đúng độ cao,khoảng cách - GV chấm một số bài và nhận xét c, HD học sinh viết chữ nét nghiêng - HD cách cầm bút ,để vở nghiêng chếch về bên trái 1 góc nhỏ - HS quan sát và nhận xét độ cao, khoảng cách các chữ ,cách viết chữ nét nghiêng - HS luyện viết chữ nét nghiêng - GV quan sát ,uốn nắn 3, Củng cố, dặn dò - Về nhà hoàn thành nốt phần còn lại của bài. ôn Toán ôn tập bảng chia 7 I. Mục tiêu: Củng cố cho học sinh các kiến thức cơ bản về phép chia 7 Học sinh vận dụng làm bài tập cho tốt II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài: a. Giáo viên mời 5 học sinh lần lượt đọc bảng chia 7, học sinh khác nhận xét bổ sung. b. Hướng dẫn học sinh làm bài 1, 2 trang 27; bài 3,4 trang 28 Mời học sinh lên bảng chữa bài, GV chốt kiến thức đúng Bài 1: Các số cần điền lần lượt là: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Bài 2: Tính nhẩm: 7x4 =28 7x6=42 7x5=35 7x8=56 28:7=4 42:7=6 35:7=5 56:7=8 28:4=7 42:6=7 35:5=7 63:7=9 Bài 3: Tính 56: 7+ 18= 8+18 49: 7+ 35= 7+ 35 = 26 = 42 b. 35: 7x 8= 8x 8 63: 7: 3= 9: 3 = 16 = 3 Bài 4: Số bạn được chia kẹo là: 35:7=5(bạn) Đ/S: 5 bạn III. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học chuẩn bị giờ sau ôn Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh các kiến thức cơ bản về phép chia 7 - Học sinh vận dụng làm bài tập cho tốt II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. Nội dung bài: a. Giáo viên mời 5 học sinh lần lượt đọc bảng chia 7, học sinh khác nhận xét bổ sung. b. Hướng dẫn học sinh làm bài 1, 2,3 trang 28 vở Luyện tập toán Mời học sinh lên bảng chữa bài, GV chốt kiến thức đúng Bài 1: Tính nhẩm: 56:7=8 35:7=5 42:7=6 63:7= 9 7x8=56 7x5=35 7x6=42 7x9 = 63 Bài 2: Tính HS thực hiện các phép tính theo cột dọc, sau đó trình bày cách làm và nhận xét sự giống và khác nhau giữa các phép tính phần a và các phép tính phần b ( Giống nhau: đều là phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số và đều thực hiện 1 lượt chia. Khác nhau: các phép tính phần a là phép chia hết còn các phép tính phần b là các phép chia có dư.) Bài 3 : Mỗi can có số lít dầu là: 56 : 7= 8 (lít) Đ/S: 8lít dầu III. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học chuẩn bị giờ sau Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 ôn tiếng việt ôn tập các bài tập đọc trong tuần i. Mục tiêu : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng các từ ngữ khó, biết ngắt nhịp đúng các dòng thơ, khổ thơ, giữa các câu văn dài. - Rèn kĩ năng đọc hiểu và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Hiểu được ND của từng bài văn, bài thơ . II. Đồ dùng: Chuông con. III. Các hoạt động dạy- học: Giới thiệu bài Luyện đọc và tìm hiểu từng bài tập đọc trong tuần: * Bài “ Tiếng ru”: 2 hs đọc bài “Tiếng ru” và trả lời các câu hỏi sau: * Nối vế A với vế B để diễn tả đúng các câu thơ: A B Con ong yêu nước Con cá yêu hoa Con chim yêu người anh em Con người yêu trời * Hai dòng cuối khổ thơ khuyên chúng ta điều gì? -Nội dung bài thơ nói với chúng ta điều gì? viết lại 2 câu thơ nói lên ý chính của bài thơ. -Em hãy kể việc làm nói lên tình cảm yêu thương với mọi người xung quanh? - Cả lớp đọc đồng thanh -đọc cá nhân- thi đọc thuộc lòng bài thơ. * Bài “Các em nhỏ và cụ già” HS đọc bài Các em nhỏ và cụ già: - HS nối tiếp nhau đọc bài – GV nhận xét. - Luyện đọc nhóm 2- HS thi đọc giữa các nhóm- bình chọn HS đọc tốt - HS đọc toàn bài- HS đọc toàn bộ câu chuyện. + Các em nhỏ gặp cụ già ở đâu? + Dáng vẻ cụ trông như thế nào? + Cụ già gặp chuyện buồn gì? + Sự hỏi han trò chuyện của em nhỏ có tác dụng gì? + Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? + Nếu gặp người có hoàn cảnh khó khăn, em sẽ làm gì? IV. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Dặn về nhà học bài. Thứ năm ngày 18 tháng10 năm 2012 Ôn Tiếng việt ôn tập từ ngữ về cộng đồng - Ôn tập câu Ai Làm gì? I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản về chủ đề cộng đồng. HS nhớ và làm tốt mẫu câu: Ai làm gì? - HS áp dụng làm bài cho tốt. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài Hướng dẫn học sinh làm các bài tập, sau đó GV chốt kiến thức đúng. Bài 1: Tìm và ghi vào chỗ trống những từ có tiếng đồng hoặc tiếng cộng có nghĩa như sau: - Toàn thể những người cùng sống gắn bó thành một khối trong xã hội: cộng đồng -Người cùng góp sức làm chung một công việc: đồng lòng. -Người cùng làm một nghề : đồng nghiệp. -Người cùng một tuổi : đồng niên. - Quần áo cùng một kiểu quy định: đồng phục. - Từ có nghĩa giống nhau : đồng nghĩa. Bài 2: Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi “ Ai( cái gì, con gì) ? Gạch 1 gạch dưới bộ phận câucòn lại. -Bác đưa thư trao cho Minh một bức thư. - Chú cá heo này đã cứu sống một phi công. - Sáng nay , em vẽ một bức tranh con ngựa rất đẹp. 3. Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học chuẩn bị giờ sau ôn toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS các kiến thức cơ bản về dạng toán: Giảm 1 số đi nhiều lần. - HS áp dụng làm bài cho tốt. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài 2. Nội dung bài: *Ôn lý thuyết - Muốn giảm 1 số đi 1 số lần ta làm như thế nào? - HS nối tiếp nhau nhắc lại * HD HS làm bài tập - HS lần lượt làm các bài tập 1,2 / 29 bài 3/30 trong vở Luyện tập toán - Một số HS lên bảng làm bài và chữa bài- GV nhận xét, bổ sung. - Giảm 1 sốđi 7 lần thì ta làm như thế nào?( lấy số đó chia cho :7 ) - Gấp 1 số lên 1 số lần ta làm như thế nào? - Bớt đi 1 số đơn vị ta làm như thế nào ? * Đáp án đúng của các bài tập như sau: Bài 1:Thứ tự các số cần điền trong các ô trống là: 9; 2 40 ; 10 9; 3 24 ; 4 Bài 2 : a. Sau khi hái trên cây còn số quả cam là: 75: 5= 15 ( quả ) Đáp số 15 quả cam b.Sau khi hái trên cây bưởi còn lại số quả bưởi là: 64 : 4 = 16 ( quả bưởi) Đáp số 16 quả bưởi Bài 3 : Đoạn thẳng CD là 6 cm Đoạn thẳng MN là 10 cm 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học- chuẩn bị bài giờ sau. Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012 Ôn tiếng việt ôn tập văn : kể về người hàng xóm I. Mục tiêu: - Củng cố cho HS về cách kể về 1 người hàng xóm bằng cách dựa vào những câu hỏi gợi mở. Từ đó HS nói hoặc viết thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh. II. Các hoạt động dạy và học: Giới thiệu bài: Nội dung bài học: *Gv viết sẵn các câu hỏi gợi mở trên bảng và yêu cầu HS dựa vào những câu hỏi để trả lời Người hàng xóm của em tên là gì? Bác bao nhiêu tuổi? Bác làm nghề gì? Bác có đặc điểm gì nổi bật? Tình cảm của bác đối với gia đình em và tình cảm của gia đình em đối với bác như thế nào? * Mời 5 đến 7 HS đọc đoạn văn của mình trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV sửa những lỗi sai cho HS. * GV cho HS viết bài vào vở. 3. GV thu bài chấm và nhận xét giờ học. Hoạt động tập thể: An toàn giao thông Bài 2: giao thông đường sắt Cùng học –cùng chơi tuần 8 I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm được các đặc điểm của GTĐS- những quy định khi đi trên đường bộ có đường sắt cắt ngang. - Từ đó giúp HS biết cách đi khi gặp đường sắt cho an toàn. - HS cùng học cùng chơi và hoàn thiện 1 số bài tập có liên quan đến 1 số kiến thức được học trong tuần 8. -GD HS say mê học tập. II. Các hoạt động dạy và học: * An toàn giao thông: ? Khi đi bộ em cần chú ý điều gì? GV cho hs quan sát tranh ảnh+ đọc các thông tin trong SGK. HS thảo luận câu hỏi: ? Nêu đặc điểm của giao thông đường sắt? ? Khi đi đường có đường sắt cắt ngang ta phải làm gì? ? Nơi gần đường sắt không có đường sắt ta phải đứng như thế nào? ? Nơi có rào chắn ta phải đứng như thế nào? ? Khi rào chắn đóng hoặc tàu chạy qua đó ta có vượt qua đường không? ? Nêu những việc không nên khi gần đường sắt? HS đại diện các nhóm trình bày kết quả. HS ở dưới lớp nhận xét- rút ra ghi nhớ SGK. HS đọc ghi nhớ. * Cùng học – cùng chơi : HS đọc các bài trong vở cùng học- cùng chơi Tuần 8, cùng nhau thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi sau đó làm vào vở – trình bày trước lớp. HS Khác nhận xét, bổ sung. GV chốt KT đúng: Hình 7: Hôm nay, mẹ Đa bẻ được số bắp ngô là: 96 : 3 = 32 ( bắp ngô ) Đáp số 36 bắp ngô Hình 16: các từ cần điền là: rỡ, Rung rinh, reo róc rách, du dương. Hình 19: Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Củng cố, dặn dò: - Gv nhận xét giờ học. Dặn dò: về nhà thực hiện luật giao thông đường sắt cho tốt. Sinh hoạt lớp bình tuần tuần 8 I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 8 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều làm tốt - GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung: Có ý thức VSST, VS lớp học sạch sẽ, đúng giờ. - Ngoan lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè - Trong lớp chú ý nghe giảng : Gấm , Minh, Ngọc Anh , Linh , Chính, Thuỷ, Hải, Văn Tiến, Tuyến , Son...... - Chịu khó giơ tay phát biểu : Gấm , Minh, Ngọc Anh , Linh , Chính, Thuỷ, Hải, Văn Tiến, Tuyến , Son.... - Có nhiều tiến bộ về chữ viết : Duy, Minh , Trịnh, Linh, Trang .... 2. Nhược điểm : - Một số em đi học muộn : Gấm, Duyên - Chưa chú ý nghe giảng : Toàn, Đạt, Nga, Ngát, Hằng,Chiến, ánh - Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Toàn, Duy, Tuyến, ánh, Đạt, Nga, Ngát, Hằng... - Cần rèn thêm về đọc : Duy, Toàn , Hằng , ánh, Tuyến, Ngát, đạt... 3. HS bổ xung 4. Vui văn nghệ 5. Đề ra phương hướng , nhiệm vụ tuần sau: - Tích cực ôn tập đón kỳ thi giữa học kỳ 1. -Tích cực học tập và ổn định mọi kỷ cương , nề nếp chào mừng ngày Phụ nữ Việt nam 20/10.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3 GV Nguyen Thi Phuong(5).doc
Giáo án liên quan