Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học

I. Mục tiêu của chương trình giáo dục Trung học cơ sở (THCS).

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục Tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

 

II. Yêu cầu đối với nội dung giáo dục THCS

Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố, phát triển những nội dung đã học ở Tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp

 

III.Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục THCS

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần pahỉ và có thể đạt được.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và các lĩnh vực học tập. Yêu cầu về thái độ được xác định cho cả cấp học.

 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ để biên soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, hoạt động giao dục nhằm bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của chương trình giáo dục THCS, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái - Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái. Nêu ví dụ - Nêu được ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lý và tập tính của sinh vật. - Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường. - Liên hệ vận dụng giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật. - Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái: nhiệt độ môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật một cách sơ lược. + Phân tích, tổng hợp rút ra sự thích nghi của sinh vật. - Học sinh mô tả được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về hình thái, sinh lí và tập tính của sinh vật. + Phân tích rút ra sự thích nghi của sinh vật - Nêu được các nhóm sinh vật và đặc điểm của các nhóm : ưa sáng, ưa bóng, ưa ẩm, chịu hạn, hằng nhiệt và biến nhiệt + Học sinh trình bày được thế nào là nhân tố sinh vật. + Học sinh trình bày được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. + Học sinh nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài, khác loài giữa các sinh vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác. Quan hệ cùng loài: Đặc điểm Phân loại Ví dụ Ý nghĩa Quan hệ khác loài: Đặc điểm Phân loại Ví dụ Ý nghĩa + Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật. + Học sinh biết cách thu thập mẫu. + Xây dựng tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên. 2. Hệ sinh thái Kiến thức: Nêu được định nghĩa quần thể Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. Nêu được đặc điểm quần thể người. Từ đó thấy được ý nghĩa của việc thực hiện pháp lệnh về dân số Nêu được định nghĩa quần xã Trình bày được các tính chất cơ bản của quần xã, các mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã, giữa các loài trong quần xã và sự cân bằng sinh học Nêu được các khái niệm: hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn Kĩ năng : Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước Khái niệm quần thể (chủ yếu đề cập đến quần thể giao phối). Cần phải phân biệt quần thể với một tập hợp cá thể ngẫu nhiên + Học sinh trình bày được khái niệm quần thể và lấy được ví dụ minh hoạ về một quần thể sinh vật. + Học sinh lấy được ví dụ để minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể + Học sinh trình bày được một số đặc điểm cơ bản của quần thể người, liên quan tới vấn đề dân số. + Học sinh thay đổi nhận thức về dân số và phát triển xã hội. + Đặc điểm quần thể người giống quần thể sinh vật: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong, ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật. + Đặc điểm chỉ có ở quần thể người: Pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá, do con người có tư duy phát triển và có khả năng làm chủ thiên nhiên. + Học sinh trình bày được khái niệm quần xã; phân biệt được quần xã và quần thể. + Quần xã là tập hợp những quần thể sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. +Nêu được các tính chất cơ bản của quần xã và cho ví dụ: Số lượng các loài trong quần xã Thành phần loài trong quần xã + Học sinh lấy được ví dụ minh hoạ các mối quan hệ sinh thái trong quần xã. + Học sinh mô tả được một số dạng biến đổi phổ biến trong quần xã, thấy được sự biến đổi ® ổn định và chỉ ra một số biến đổi có hại do tác động của con người gây nên. Nhân tố môi trường (vô sinh + hữu sinh) luôn thay đổi ® tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi về số lượng được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã. + Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. + Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. + Thành phần hệ sinh thái, gồm: - Thành phần không sống: Đất, đá, nước, thảm mục... - Thành phần sống: Động vật, thực vật, vi sinh vật... + Sinh vật sản xuất trên cạn phổ biến là thực vật. + Sinh vật phân giải: vi khuẩn, nấm, ... (phân giải xác sinh vật). + Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, tạo khí hậu ôn hoà cho động vật sống. + Động vật ăn thực vật nhưng cũng góp phần thụ phấn, phát tán và cung cấp phân bón cho thực vật. + Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng hiện nay. Mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã khá phức tạp và đa dạng, nhưng trọng tâm về mối quan hệ về dinh dưỡng thông qua lưới và chuỗi thức ăn. + Học sinh nhận biết được các thành phần của hệ sinh thái ngoài thiên nhiên và xây dựng được những chuỗi thức ăn đơn giản. 3. Con người và môi trường sống a) Con người là một nhân tố môi trường Kiến thức: Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường Nêu được một số chất gây ô nhiễm môi trường: các khí công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các tác nhân gây đột biến Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật. Kĩ năng : Liên hệ ở địa phương xem có những hoạt động nào của con người có thể làm suy giảm hay mất cân bằng sinh thái Lưu ý con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Không cần nhớ các tác động của con người tới môi trường qua các giai đoạn phát triển của xã hội. + Học sinh nêu được những ảnh hưởng của con người đến môi trường ở mỗi giai đoạn. + Học sinh chỉ ra được những hậu quả phá rừng của con người. + Học sinh nêu được các biện pháp của con người nhằm khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, từ đó có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường. + Nêu được khái niệm “ô nhiễm môi trường “ + Hiểu được các nguyên nhân chính gây ô nhiễm và tác hại của việc ô nhiễm MT: + Thảo luận về vai trò của con người trong việc làm mất cân bằng môi trường tự nhiên. + Giải thích được sử dụng quá mức năng lượng và các nguồn tài nguyên khác dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. + Thảo luận về sự tăng dân số, công nghiệp hoá và đô thị hoá, cơ khí hoá nông nghiệp làm suy thoái môi trường + Giải thích được nguyên nhân của sự mất rừng, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn và hậu quả của chúng. + Nêu các biện pháp hạn chế tác hại của ô nhiễm môi trường trên thế giới và ở địa phương. + Quan sát phim, tranh ảnh để rút ra được khái niệm về sự ô nhiễm môi trường và tác hại. Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương. b) Bảo vệ môi trường Kiến thức: Nêu được các dạng tài nguyên chủ yếu (tài nguyên tái sinh, không tái sinh, năng lượng vĩnh cửu). Trình bày được các phương thức sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, rừng. Nêu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường và bảo vệ sự đa dạng sinh học Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: xây dựng khu bảo tồn, săn bắt hợp lí, trồng cây gây rừng, chống ô nhiễm môi trường Nêu được sự đa dạng của các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước Nêu được vai trò của các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp và đề xuất các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái này. Nêu được sự cần thiết ban hành luật và hiểu được một số nội dung của Luật Bảo vệ môi trường Kĩ năng : Liên hệ với địa phương về những hoạt động cụ thể nào của con người có tác dụng bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên Nêu được cụ thể một số dạng tài nguyên. - Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên - Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã. - Nêu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã góp phần giữ cân bằng sinh thái + Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng + Tránh được các thảm hoạ: xói mòn, lũ lụt, hạn hán ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn + Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật + Xây dựng khu bảo tồn, các vườn quốc gia + Không săn bắn động vật và khai thác quá mức các loài sinh vật + ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm - HS đưa ra được ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái chủ yếu. - Trình bày được hiệu quả của các biện pháp bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái từ đó đề xuất được những biện pháp bảo vệ phù hợp với hoàn cảnh của địa phương. Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp: + Duy trì các hệ sinh thái chủ yếu + Cần cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao - Phát biểu được những ý chính của chương II và chương III của luật bảo vệ môi trường. - Hiểu được tầm quan trọng của luật bảo vệ môi trường. - Có ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm: + Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra + Điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường hợp lí Luật bảo vệ môi trường quy định: + Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu; khai thác, sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam + Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp + Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường phải bồi thường - HS vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương. - Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương.

File đính kèm:

  • docCHUAN KTKN MON SINH HOC.doc