Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn địa lí lớp 12

PHẦN THỨ NHẤT

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

I  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN

1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hoá, chi tiết, tường minh Chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những "chốt kiểm soát" để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện.

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4177 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng cho môn địa lí lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Điều kiện kinh tế - xã hội: lực lượng lao động dồi dào, có chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt,... - Hạn chế : mùa khô kéo dài. 1.2 Chứng minh và giải thích được sự phát triển theo chiều sâu trong công nghiệp, nông nghiệp của Đông Nam Bộ - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp: hướng khai thác theo chiều sâu; nguyên nhân. - Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông, lâm nghiệp: hướng khai thác theo chiều sâu; nguyên nhân. 1.3. Giải thích được sự cần thiết phải khai thác tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ môi trường. - Lí do phải khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ. - Lí do phải bảo vệ môi trường biển ở Đông Nam Bộ. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ kinh tế chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí địa lí, giới hạn và nhận xét, giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế tiêu biểu của Đông Nam Bộ (công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp). - Phân tích số liệu thống kê về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ để nhận biết một số vấn đề phát triển kinh tế của vùng. - Xác định và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Biên Hoà, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. NỘI DUNG 7. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Kiến thức 1.1. Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng - Thuận lợi: nhiều tiềm năng về đất, nước, sinh vật,… (dẫn chứng) - Khó khăn: mùa lũ nước ngập trên diện rộng, mùa khô kéo dài, phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. 1.2. Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên - Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô. - Phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. - Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Trong đời sống, cần chủ động sống chung với lũ. 1.3. Tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long - Sản xuất lương thực: + Khả năng (thuận lợi, khó khăn). + Tình hình sản xuất và phân bố, biện pháp. - Sản xuất thực phẩm: + Khả năng (những thuận lợi trong sản xuất thực phẩm). + Tình hình sản xuất và phân bố, biện pháp. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ kinh tế chung, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long; phân bố các loại đất chính của đồng bằng; nhận xét và giải thích sự phân bố sản xuất lương thực, thực phẩm trong vùng. - Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu được tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long. - Điền và ghi đúng trên lược đồ Việt Nam các trung tâm kinh tế: Cần Thơ, Cà Mau, Long Xuyên, Vĩnh Long. NỘI DUNG 8. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO 1. Kiến thức 1.1. Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cần phải bảo vệ - Nước ta có vùng biển rộng lớn, với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ. - Biển và đảo của nước ta có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển (dẫn chứng) - Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. 1.2. Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo. - Lí do phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo. - Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo: hiện trạng, biện pháp. - Khai thác tài nguyên khoáng sản: hiện trạng, biện pháp. - Phát triển du lịch biển: hiện trạng, biện pháp. - Giao thông vận tải biển: hiện trạng, biện pháp. - Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo chính của nước ta. - Điền lên bản đồ khung các đảo lớn và quần đảo của Việt Nam (các đảo: Phú Quốc, Con Đảo, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Cái Bầu, Phú Quý, Lí Sơn; các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa) NỘI DUNG 9. CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1. Kiến thức 1.1. Biết phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm chính, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, miền Trung, phía Nam - Phạm vi lãnh thổ : + Bao gồm nhiều tỉnh và thành phố, ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. + Tên các tỉnh, thành phố của mỗi vùng kinh tế trọng điểm. - Vai trò : Có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước; có tỉ trọng GDP lớn; tốc độ phát triển kinh tế cao; có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ. - Đặc điểm chính. - Thực trạng phát triển kinh tế của ba vùng trọng điểm về: tốc độ tăng trưởng, % GDP, kim ngạch xuất khẩu so với cả nước, cơ cấu GDP. 1.2. Trình bày được thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: quy mô, tiềm năng, thực trạng và hướng phát triển. - So sánh 3 vùng kinh tế trọng điểm. 2. Kĩ năng - Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, giới hạn của các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc, miền Trung và phía Nam; nhận biết và giải thích được sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm. - Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các vùng kinh tế trọng điểm. CHỦ ĐỀ 6 : ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG (tỉnh / thành phố) 1. Kiến thức Biết tìm hiểu địa lí địa phương theo các chủ đề : - Chủ đề 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính + Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: Ở vùng nào ? giáp những đâu ? diện tích của tỉnh/thành phố thuộc loại lớn hay nhỏ ? + Ý nghĩa của vị trí, lãnh thổ đối với phát triển kinh tế - xã hội. - Chủ đề 2 : Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh hoặc thành phố + Các đặc điểm nổi bật nhất về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. + Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất. + Vấn đề bảo vệ môi trường. - Chủ đề 3 : Đặc điểm dân cư và lao động của tỉnh hoặc thành phố + Đặc điểm chính về dân cư, lao động. + Những thuận lợi và khó khăn của dân cư và lao động đối với phát triển kinh tế - xã hội. + Hướng giải quyết các vấn đề về dân cư và lao động. - Chủ đề 4 : Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố + Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội. + Thế mạnh về kinh tế + Hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc thành phố. - Chủ đề 5 : Địa lí một số ngành kinh tế chính + Điều kiện phát triển. + Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành kinh tế chính. + Hướng phát triển một số ngành kinh tế. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn, các đơn vị hành chính của tỉnh/thành phố. - Sưu tầm tư liệu, xử lí thông tin. - Phân tích bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu của tỉnh/thành phố. - Viết và trình bày báo cáo theo vấn đề. MỤC LỤC Lời giới thiệu Phần thứ nhất GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Phần thứ hai HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN Chủ đề 1: Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập Chủ đề 2: Địa lí tự nhiên Nội dung 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Nội dung 2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Nội dung 3. Đặc điểm của tự nhiên Nội dung 4. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Chủ đề 3: Địa lí dân cư Nội dung 1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Nội dung 2. Lao động và việc làm. Nội dung 3. Đô thị hoá Nội dung 4. Chất lượng cuộc sống Chủ đề 4: Địa lí các ngành kinh tế Nội dung 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội dung 2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Nội dung 3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Nội dung 4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Chủ đề 5: Địa lí các vùng kinh tế Nội dung 1. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Nội dung 2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng Nội dung 3. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ Nội dung 4. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ Nội dung 5. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Nội dung 6. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Nội dung 7. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long Nội dung 8. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo. Nội dung 9. Các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ đề 5: Địa lí địa phương (tỉnh/thành phố) CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO Chủ đề 1: Việt Nam trên đường Đổi mới và hội nhập Chủ đề 2: Địa lí tự nhiên Nội dung 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Nội dung 2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Nội dung 3. Đặc điểm của tự nhiên Nội dung 4. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Chủ đề 3: Địa lí dân cư Nội dung 1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư Nội dung 2. Lao động và việc làm. Nội dung 3. Đô thị hoá Nội dung 4. Chất lượng cuộc sống Chủ đề 4: Địa lí các ngành kinh tế Nội dung 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nội dung 2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp Nội dung 3. Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Nội dung 4. Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ Chủ đề 5: Địa lí các vùng kinh tế Nội dung 1. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ Nội dung 2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng Nội dung 3. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ Nội dung 4. Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ Nội dung 5. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên Nội dung 6. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Nội dung 7. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long Nội dung 8. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở biển đông và các đảo, quần đảo. Nội dung 9. Các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ đề 5: Địa lí địa phương (tỉnh/thành phố)

File đính kèm:

  • docHuong dan thuc hien Chuan kien thuc ki nang mon Dia ly 12.doc
Giáo án liên quan