Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011 - 2012

A. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức: HS được

- Biết được các khái niệm về chất, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học (NTHH)

- Biết cấu tạo của nguyên tử, các hạt dưới nguyên tử.

- Hiểu qui tắc hóa trị, viết đúng công thức hóa học (CTHH).

- Biết vận dụng Mol, khối lượng Mol, thể tích Mol chất khí, chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và chất lượng.

- Biết vận dụng công thức tính tí khối, tính theo CTHH và tính theo phương trình hóa học (PTHH).

- Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học, cách điều chế, ứng dụng của Oxi và Hiđro.

- Biết các khái niệm phản ứng hóa hợp, phản ứng hủy, phản ứng Oxi hóa khử, phản ứng thế.

- Biết tính chất vật lý, hóa học của nước.

- Phân biệt các khái niệm và gọi tên các axit, oxit, bazơ, muối.

- Biết vận dụng công thức tính phần độ phần trăm của dung dich, nồng độ mol của dung dịch.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn nội dung ôn thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 cấp thành phố, áp dụng từ năm học 2011 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT TP BẠC LIÊU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN THI CHỌN HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC LỚP 8 CẤP THÀNH PHỐ, ÁP DỤNG TỪ NĂM HỌC 2011- 2012 (Kèm theo công văn số 55/HD-GD ngày 05/3/2012) A. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU CHUNG 1. Về kiến thức: HS được - Biết được các khái niệm về chất, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học (NTHH) - Biết cấu tạo của nguyên tử, các hạt dưới nguyên tử. - Hiểu qui tắc hóa trị, viết đúng công thức hóa học (CTHH). - Biết vận dụng Mol, khối lượng Mol, thể tích Mol chất khí, chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và chất lượng. - Biết vận dụng công thức tính tí khối, tính theo CTHH và tính theo phương trình hóa học (PTHH). - Biết tính chất vật lý, tính chất hóa học, cách điều chế, ứng dụng của Oxi và Hiđro. - Biết các khái niệm phản ứng hóa hợp, phản ứng hủy, phản ứng Oxi hóa khử, phản ứng thế. - Biết tính chất vật lý, hóa học của nước. - Phân biệt các khái niệm và gọi tên các axit, oxit, bazơ, muối. - Biết vận dụng công thức tính phần độ phần trăm của dung dich, nồng độ mol của dung dịch. 2. Kĩ năng: - Biết cách tiến hành những thí nghiệm hóa học đơn giản, quan sát hiện tượng, nhận xét, kết luận về tính chất hoá học của oxi, hiđro, nước. - Biết vận dụng những kiến thức hóa học đã biết để giải thich một số hiện tượng hóa học xảy ra trong đời sống. - Biết cách giải một số dạng bài tập tính toán: + Bài tập về tìm các hạt cấu tạo trong nguyên tử. + Bài tập về CTHH. + Bài tập về PTHH. Tìm khối lượng, thể tích các chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm. + Bài toán về lượng chất dư, bài toán có hiệu suất phản ứng, nồng độ phần trăm và nồng độ mol dung dịch. 3. Thái độ: Giáo dục HS: - Biết yêu khoa học, yêu bộ môn, tin tưởng vào khoa học từ đó có thái độ tích cực, hứng thú và chủ động tìm tòi, hoàn thiện, nâng cao kiến thức. Tạo nền tảng để học tiếp và học tốt ở các lớp tiếp sau. - Biết Hóa học là gì, vai trò của Hóa học trong đời sống thực tiễn, đặc biệt trong thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, khoa học ứng dụng được đánh giá cao trong đời sống, sản xuất và chế tạo nhằm tạo ra của cải vật chất, các sản phẩm phục vụ nghiên cứu, phục vụ cho đời sống con người cũng như sự phát triển của xã hội loài người từ đó xác định nhiệm vụ học tập, tự học và rèn luyện để đạt được kết quả cao trong học tập cũng như trong việc tạo của cải vật chất đồng thời có thể giúp đỡ được bạn bè, giúp đỡ người khác. - Biết yêu lao động, đặc biệt là lao động khoa học. II. NỘI DUNG Hoàn thành kiến thức kỹ năng của toàn chương trình Hóa học lớp 8 và được bổ sung các kiến thức nâng cao, cụ thể: 1. Chương 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ a. Kiến thức: Học sinh nắm và vận dụng được các kiến thức về: - Cấu tạo chất, vật chất và nguồn gốc (tự nhiên, nhân tạo) - Cấu tạo nguyên tử, phân tử chất. Xác định nguyên tử, NTHH thông qua số hạt cơ bản, nguyên tử khối (NTK). - Phân biệt được chất, hỗn hợp, vật thể cụ thể, thông dụng. - Tách chất khỏi hỗn hợp thông qua phương pháp vật lý (chủ yếu) và hóa học. b. Kỹ năng: - Xác định đơn chất (kim loại, phi kim), hợp chất (vô cơ, hữu cơ) dựa vào thành phần nguyên tố, cách thể hiện NTHH, số phân tử, nguyên tử. Xác định nguyên tử, NTHH thông qua các hạt cơ bản (p, n, e), NTK. Tính được khối lượng bằng gam của các nguyên tử. - Giải thích được một số hiện tượng khi thay đổi trạng thái của chất. - Giải thích cách lựa chọn để tách chất khỏi hỗn hợp. - Lập ( hoặc viết ) được CTHH, cấu tạo phân tử, công thức cấu tạo (CTCT) của chất khi biết : + Thành phần nguyên tố, số nguyên tử mỗi nguyên tố. + Hóa trị của nguyến tố hay nhóm nguyên tử. - Xác định, tính được phân tử khối (PTK) khi biết CTHH của chất. 2. Chương 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC a. Kiến thức : Học sinh nắm và vận dụng được các kiến thức về : - Sự biến đổi chất, phản ứng hóa học (PUHH) và bản chất của PUHH. - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng (BTKL) và vận dụng để tính toán. - Biết được điều kiện, dấu hiệu (cơ bản) của PUHH, ý nghĩa của xúc tác trong PUHH (làm PUHH xảy ra, thay đổi vận tốc phản ứng hay điều khiển sản phẩm). - Nắm và vận dụng được cách lập PTHH, một số PTHH dạng tổng quát. b. Kỹ năng : - Tiếp tục rèn kỹ năng viết CTHH và tính PTK. - Hình thành và phát triển kỹ năng lập (hoặc viết) PTHH, xác định các hệ số tỷ lệ giữa các chất trong PTHH và ý nghĩa của nó. - Xác định CTHH của chất thông qua PTHH Ví dụ: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ A ( gồm 2 NTHH ) chỉ thu được CO2 và H2O. Biết MA = 16. Tìm CTHH của A. - Phân biệt và giải thích được một số hiện tượng lý, hóa diễn ra trong đời sống cũng như trong các phản ứng nghiên cứu trong chương trình học dựa vào những hiện tượng cơ bản. - Phân biệt được một số chất thường gặp dựa vào những dấu hiệu đặc trưng của mỗi chất (dạng nhận biết). 3. Chương 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC a. Kiến thức: Học sinh nắm và vận dụng được các kiến thức về: - Khái niệm về Mol (n), khối lượng mol (M), thể tích mol chất khí (Vo, khi ở đktc Vo = 22,4 lít). Chứng minh được NTK (hoặc PTK) và Mnguyên tử (hoặc Mphân tử) bằng nhau về số trị nhưng khác nhau về đơn vị. - Công thức chuyển đổi (giữa m – n – V). Thiết lập mối quan hệ giữa ba đại lượng m, n, V. Biết và vận dụng công thức tỷ khối của chất khí, MKK - Tính theo CTHH, PTHH. - Tiếp tục xây dựng và phát triển cách lập CTHH : + Thông qua thành phần % khối lượng, thành phần khối lượng (Phân tích thực nghiệm). + Thông qua các hợp chất trung gian. + Thông qua PTHH. + Thông qua số oxi hóa và thành phần (khối lượng, % khối lượng) các nguyên tố. - Các dạng tính theo PTHH + Dựa theo định luật BTKL + Tính n, m, V thông thường. + Tính toán chất có dư, hao hụt. + Tính toán có hiệu suất. + Tính toán dạng tăng giảm khối lượng. - Các dạng toán hỗn hợp (có thể giải bằng cách lập hệ PT, hoặc một ẩn số). b. Kỹ năng : - Tiếp tục rèn và phát triển kỹ năng lập CTHH, PTHH và tính toán theo PTHH. Kỹ năng giải thích hiện tượng. - Rèn kỹ năng tính toán, thiết lập mối quan hệ giữa các đại lượng. - Hình thành và phát triển kỹ năng chứng minh công thức, kỹ năng. 4. Chương 4: OXI – KHÔNG KHÍ a. Kiến thức : Học sinh nắm và vận dụng được các kiến thức về : - Oxi : + Tính chất (lý, hóa) + Ứng dụng + Điều chế trong phòng thí nghiệm (PTN) và sản xuất trong công nghiệp (CN). - Thành phần của không khí (KK), thí nghiệm chứng minh VO= 1/5 VKK - Khái niệm về sự oxi hóa, sự cháy, về phản ứng hóa hợp, phân hủy. - Giải thích được sự cháy trong oxi diễn ra mãnh liệt hơn trong KK. - Bước đầu làm quen dạng chuỗi PU (đơn giản). b. Kỹ năng : Giúp các em - Tiếp tục phát huy kỹ năng lập và tính toán theo PTHH. - So sánh và giải thích được các hiện tượng khi cháy và sự oxi hóa chậm, sự cháy khi không có mặt của oxi ( dây tóc bóng đèn,... ). Mở rộng kiến thức về : sự oxi hóa một chất là sự tác dụng của chất đó “ với oxi ”. - Hình thành kỹ năng hoàn thành chuỗi (sơ đồ) phản ứng. - Kỹ năng nhận biết các khí (O2 , CO2 , SO2 , NH3 ) nguyên tắc thu chất khí bằng cách đẩy nước và đẩy KK. c. Thái độ : Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ KK trong lành. 5. Chương 5: HIĐRO - NƯỚC A. Kiến thức: Học sinh nắm và vận dụng được các kiến thức về: - Hiđro: + Tính chất + Ứng dụng + Điều chế, sản xuất. - Nước; + Thành phần hóa học ( định tính và định lượng ) + Tính chất - 04 loại hợp chất vô cơ ( Oxit, Axit, Bazơ và Muối ) + Thành phần nguyên tố. + Tính chất hóa học (thông qua các hợp chất đại diện) + Một số phương pháp điều chế, sản xuất các chất thông dụng như muối ăn, O2 , H2 , CaO, SO2 , H2SO4 , phân Ure, - Các loại PU : Oxi hóa-khử, PU thế. Xác định được chất khử, chất oxi hóa (Có thể cho học sinh nhận biết thông qua sự chuyển dịch electron). b. Kỹ năng: - Tiếp tục củng cố và phát triển kỹ năng tính theo CTHH, PTHH, dạng hỗn hợp (các dạng nêu trên), kỹ năng nhận biết các chất, loại PU, chất khử, chất oxi hóa, kỹ năng hoàn thành sơ đồ (chuỗi) PU. - Xác định được 04 loại hợp chất vô cơ dựa vào thành phần NTHH. 6. Chương 6: DUNG DỊCH a. Kiến thức - Biết khái niệm về dung dịch, dung dịch bão hòa, công thức tính nồng độ dung dịch ( C%, CM ), độ tan (S), xác định, phân tích và nêu được nhận xét về độ tan của chất khí, chất rắn khi thay đổi nhiệt độ, áp suất. - Chứng minh và vận dụng công thức liên hệ CM = . - Tính toán nồng độ dung dịch ( C%, CM ) thông qua pha chế (trộn) dung dịch, thông qua PTHH, độ tan (S). b. Kỹ năng - Tiếp tục phát triển kỹ năng tính toán theo CTHH, PTHH, kỹ năng xác định các loại hợp chất vô cơ. - Hình thành và phát triển kỹ năng pha chế và giải thích khi pha chế (thể tích) dung dịch. Tính nồng độ dung dịch thông qua PTHH. B. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KTKN (NXB Giáo dục Việt Nam). 2. SGK, SGV hóa 8, Hóa 9. 3. Chuyên đề bồi dưỡng Hóa 8 (NXB Đại học quốc gia TP HCM). 4. Câu hỏi và bài tập kiểm tra theo hướng đổi mới đánh giá – TG Cao Thị Thặng (NXB Giáo dục). 5. 400 bài tập Hóa học 8 - TG Ngô Ngọc An ( NXB Đại học Sư Phạm). 6. Hóa học nâng cao THCS - TG Ngô Ngọc An (NXB Giáo dục) 7. Bài tập chọn lọc Hóa học 8 - TG Đỗ Thị Lâm (NXB Giáo dục). 8. Chuyên đề Bồi dường Hóa học 8, 9 - TG Nguyễn Đình Độ (NXB Đồng Nai). 9. Các đề thi HSG các cấp ( Thị xã, tỉnh ) những năm trước. 10. Các đề kiểm tra HSG trên mạng Internet. C. CẤU TRÚC ĐỀ Tự luận 100%, gồm 5 câu: Câu 1. (4 điểm): Các khái niệm cơ bản. Câu 2. (4 điểm): Nhận biết các chất: oxit, axit, bazơ và muối (Có thể nhận biết khí). Hoàn thành chuỗi (sơ đồ) phản ứng. Câu 3. (4 điểm): Bài tập về CTHH: Tính theo CTHH. Tìm nguyên tố. Lập CTHH. Câu 4. (4 điểm) : Bài tập tính theo PTHH: - Định luật bảo toàn khối lượng. - Bài toán có chất dư. - Bài toán hỗn hợp. - Bài toán có hiệu suất phản ứng. Câu 5. (4 điểm): Bài toán về nồng độ dung dịch: Tính toán nồng độ dung dịch (C%, CM) thông qua pha chế (trộn) dung dịch, thông qua PTHH, độ tan (S).

File đính kèm:

  • docHOA học 8.doc
Giáo án liên quan