Hoạt động học thể dục: chạy liên tục trong đường dích dắc

1. Mục đích:

-Trẻ biết đi chạy tự nhiên thay đổi hướng theo đường dích dắc, không chạy ra ngoài, không lê chân, không cúi đầu, mắt nhìn thẳng về các đường dích dắc

-Rèn cho trẻ khéo léo, tự tin khi thực hiện

-Qua bài tập giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong các hoạt động

2. Chuẩn bị:

-Hộp cát tông làm đường dích dắc: 8 hộp

- Địa điểm: trong lớp

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 31010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động học thể dục: chạy liên tục trong đường dích dắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át cho trẻ nghe bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” và trò chuyện: + Bài hát nói về con gì? + Con biết gì về con voi? + Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động. * HĐ2: Tìm hiểu con vật sống trong rừng. * Tìm hiểu con voi: - Cô xuất hiện hình ảnh con voi và trò chuyện: + Đây là con gi? + Con voi có đặc điểm gì? + Chân con voi như thế nào? + Tai voi giống gì? + Cái vòi sẽ giúp ích gì cho voi? - Xem hình ảnh voi dùng vòi để ăn, uống nước. + Voi thích ăn gì? + Voi là con vật sống ở đâu? - Xem hình ảnh, đàn voi, voi mẹ voi con và giới thiệu: + Theo con, đặc điểm sinh sản của voi là gì? Đẻ con hay đẻ trứng? * Tìm hiểu con hươu cao cổ: - Xem hình ảnh hươu cao cổ và trò chuyện: + Hươu cao cổ có đặc điểm gì? + Cổ con hươu như thế nào? + Lông của nó như thế nào? + Trong hình ảnh có máy con hươu? Đó là con hươu gì? - Xem hình ảnh con hươu ăn lá cây. + Những con hươu cao cổ đang làm gì? + Thế thức ăn của chúng là gì? - Xem hình ảnh bày hươu trên đồng cỏ. + Hươu thường sống thành đàn, tậm trung ở những nơi có nhiều cỏ vì chúng rất thích ăn cỏ và lá cây. * Tìm hiểu cón sư tử. - Xem hình ảnh con sư tử. + Ai biết đây là con gì? + Con sư tử có những bộ phận nào? + Trên đầu con sư tử có đặc điểm gì nổi bật? - Xem hình ảnh sư tử nhe răng + Con sư tử đang làm gì? + Răng con sư tử như thế nào? + Chân nó có gì? - Xem hình ảnh sư tử vồ mồi + Ai biết sư tử đang làm gì? + Thế sư tử thích ăn gì? - Nó sống ở đâu? Sư tử là động vật sống trong rừng, là động vật có vú và nó sinh con. - Vừa rồi các con đã được xem những von vật gì? - Con còn biết những con vật nào sống trong rừng? Voi, sư tử, hươu cao cổ là những con vật sống trong rừng, tập trung theo bày đàn, tự kiếm ăn, là động vật có vú, sinh con. Chúng rất quý hiếm và chúng ta cần phải bảo tồn. * HĐ3: Chơi chọn con vật theo yêu cầu cô.. - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ai chọn đúng. - Cô giới thiệu cách chơi: Trong rổ cô có các con vật. Nhiệm vụ của các con sẽ lên chọn các con vật theo yêu cầu cô. Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội cùng tham gia chơi. Khi nhạc bắt đầu, 2 bạn đứng đầu hàng của 2 đội chạy lên chọn con vật bỏ vào rổ theo yêu cầu cô, rồi chạy về đứng cuối hàng cho bạn khác tiếp tục lên chơi. Trò chơi cứ tiếp tục như vật cho đến khi kết thúc, đội nào tìm được nhiều con vật theo yêu cầu cô sẽ chiến thắng. - Luật chơi: Mỗi lần lên chỉ được chọn 1 con vật. Chọn sai không được tính. - Trẻ chơi: Cô yêu cầu trẻ chọn các con vật nuôi thuộc nhóm gia súc. Trong quá trình trẻ chơi, cô mở nhạc cổ vủ trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ kiệp thời. Lớp chơi 2- 3 lần, sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương trẻ. - Kết thúc cô nhận xét và kết thúc hoạt động, nhắc trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi. *Đánh giá ngày: Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2013 TẠO HÌNH: NẶN CON THỎ 1. Mục đích: - Trẻ biết làm mềm dẻo đất, xoay tròn, lăn dọc, ấn bẹt, vuốt nhọn để tạo thành hình con thỏ. - Củng cố một số đặc điểm nổi bậc của con thỏ. - Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay, sự phối hợp giữa tay và mắt. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các con vật. 2. Chuẩn bị: - Tranh ảnh con thỏ. - Đất nặn, bảng con đủ cho mỗi trẻ. - Mẫu nặn con thỏ của cô. - Cho trẻ làm quen bài hát chú thỏ con - Cô hát tốt bài hát chú thỏ con - Nhạc không lời có giai điệu êm diệu. - Que chỉ. 3. Tiến hành: * HĐ1: Nghe hát chú thỏ con - Cô và trẻ cùng hát bài chú thỏ con. - Mình vừa hát bài hát nói về con gì? - Con biết gì về con thỏ? - Cô xuất hiện hình ảnh con thỏ và trò chuyện: + Con gì đây? + Con thỏ có những gì? + Tai và đuôi của con thỏ như thế nào? + Thỏ ăn gì? + Con thỏ có đẹp không các con? - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động * HĐ2: Nặn con thỏ * Quan sát mẫu nặn: - Con thỏ này được cô làm bằng gì? - Con có nhận xét gì về con thỏ cô đã nặn? - Nó có đặc điểm gì? - Mình và đầu thỏ có dạng gì? - Cô dùng kỹ năng gì để nặn mình và đầu thỏ? - Tai thỏ như thế nào? - Theo con mình sẽ nặn tai thỏ như thế nào? - Hôm nay cô và các con sẽ nặn con thỏ để trang trí lớp mình nhé. - Để nặn được con thỏ thật đẹp các con hãy quan sát cô nặn nào! * Cô nặn mẫu: - Cô vừa nặn vừa giải thích: + Cô dùng các ngón tay nhào đất cho dẻo, xong cô chia đất nặn thành 3 phần. Phần đất lới nhất cô dùng nặn mình thỏ, phần đất nhỏ hơn để nặn đầu thỏ và phần đất cuối cùng để làm tai và đuôi thỏ. + Cô chọn phần đất lớn nhất đặt lên bản, tay trái cô vịn bản, đặt úp lòng bàn tay còn lại lên đất nặn và xoay tròn cho viên đất tròn. Cô tiếp tục nặn phần đầu của chú thỏ giống như nặn phần mình. Cô chọn phần đất còn lại vê đất thành những cục nhỏ, lăng dọc, vuốt nhọn và ấn bẹt làm tai thỏ và đuôi. * Trẻ thực hiện: - Cô yêu cầu trẻ về vị trí lấy đất nặn, bản con và nặn. Trong quá trình trẻ nặn, cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe, khuyến khích, động viên trẻ kịêp thời. * Trưng bày sản phẩm: - Cô yêu cầu trẻ đặt sản phẩm của mình lên giá khi đã làm xong. - Mời trẻ nhận xét sản phẩm của mình và bạn. - Cô nhận xét lại, bổ sung sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Kết thúc: Cô nhắc nhỡ trẻ thu dọn đồ dùng, vệ sinh tay. *Đánh giá ngày: Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC LQVH: KỂ CHUYỆN BÁC GẤU ĐEN VÀ HAI CHÚ THỎ. 1. Mục đích: - Trẻ nhớ và nói được tên truyện, tên các nhân vật trong truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, tác giả Dương Đình Huy - Trẻ hiểu được nội dung chính của truyện thông qua việc trả lời một số câu hỏi đơn giản của cô. (truyện nói về bác Gấu đen đang đi trong rừng bị ướt mưa, bác xinh vào nhà thỏ nâu và thỏ trắng trú mưa). - Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình (chú ý lắng nghe, cử chỉ, hành động, nét mặt,…..) khi nghe cô kể chuyện. - Trẻ biết quan tâm giúp đở mọi người. 2. Chuẩn bị: - Câu đố con vật sống trong rừng: Thỏ, gấu, voi - Hình ảnh minh họa truyện “Bác gấu đen và 2 chú Thỏ” được thiết kế trên phần mềm powerpoint. - Cô kể tốt chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. 3. Tiến hành: * HĐ1: Xem hình ảnh và trò chuyện về một số con vật sống trong rừng. - Cô lần lượt xuất hiện hình ảnh một số con vật sống trong rừng cho trẻ gọi tên. - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động. * HĐ2: Kể chuyện bác Gấu đen và hai chú Thỏ. * Kể diễn cảm: - Cô giới thiệu tên chuyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”, tác giả Dương Đình Huy. - Cô kể cho trẻ nghe 1 lần, kết hợp đàm thoại: + Cô vừa kể chuyện gì? - Cô giới thiệu nội dung chính câu chuyện cho trẻ biết (truyện nói về bác Gấu Đen đang đi trong rừng bị ướt mưa, bác xinh vào nhà thỏ nâu nhưng Thỏ Nâu không cho còn thỏ Trắng tốt bụng đã cho bác Gấu vào trú mưa), và hỏi trẻ + Trong truyện có những nhân vật nào? - Cô kể lần 2 kết xem hình ảnh minh họa. * Đàm thoại và giảng từ khó: - Bác Gấu đã gõ cửa nhà ai để xin trú mưa? - Thế Thỏ Nâu có cho không các con? Vì sao? - Bác Gấu lại đến nhà ai xin trú mưa? - Thỏ trắng đã làm gì khi thấy Bác Gấu bị ướt? - Giảng từ “Ướt lướt thướt” - Nữa đêm bảo đến, chuyện gì đã xảy ra? - Khi Thỏ Nâu bị đổ nhà, Thỏ Trắng và Bác Gấu đã làm gì? Qua câu chuyện này, cô mong rằng chúng mình phải biết quan tâm, giúp đỡ người khác trong lúc họ gặp khó khăn thì mới trở thành người tốt. Các con có đồng ý với cô không nào ? * HĐ3: Chơi kể chuyện qua tranh. - Giới thiệu tên trò chơi: “Kể chuyện qua tranh”. - Giới thiệu Cách chơi: Phía trên màn hình cô có các ô số, dưới mỗi ô số là nhình ảnh minh họa truyện “Bác Gấu đen và hai chú Thỏ”. Nhiệm vụ của các con sẽ chọn ô số để xuất hiện hình ảnh và kể lại chuyện qua hình ảnh. Cách chơi, cô chia lớp thành 2 đội cùng tham gia chơi. Lần lượt mỗi đội sẽ chọn ô số, khi hình ảnh xuất hiện, cả đội sẽ thảo luận và chọn 1 bạn đại diện kể lại chuyện qua tranh. Kể đúng được tặng hoa, kể sai không được tặng hoa. Kết thúc lượt chơi, đội nào được nhiều hoa hơn sẽ chiến thắng. - Giới thiệu luật chơi: Khi kể sai, đội bạn dành quền kể. - Trẻ chơi: Cô yêu cầu trẻ về vị trí 2 đội, cho trẻ chọn ô số, cô giúp trẻ clik chuột để chọn ô số và trẻ kể chuyện. trẻ chơi 2 - 3 lần. Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương tặng quà cho đội chiến thắng. *Đánh giá ngày: Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013 I. HOẠT ĐỘNG HỌC ÂM NHẠC: HỌC HÁT CON CHIM NON. 1. Mục đích: - Cháu biết nhớ tên bài hát và hát cùng cô cả bài “Con chim non”, tác giả Lý trọng. - Hiểu được nội dung bài hát “vẽ đẹp của chú chim non hót trên cành”. - Biết thể hiện cảm xúc khi hát, biết gọi tên một số loài chim quen thuột. - Rèn luyện kỹ năng biết bắt đầu cùng nhau và kết thúc cùng nhau - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các loài chim. 2. Chuẩn bị: - Tiếng chim hót. - Hình ảnh một số loài chim - Cô hát tốt bài hát con chim non, tác giả Lý Trọng - Nhạc đệm bài hát con chim non. 3. Tiến hành: * HĐ1: Xem hình ảnh và gọi tên một số loài chim. - Cô tập trung trẻ ngồi xung quanh cô, yêu cầu trẻ lắng nghe và đoán xem là tiếng kêu của con vật nuôi nào. - Co xuất hiện hình ảnh một số loài chim cho trẻ gọi tên chúng. - Cô dẫn dắt và chuyển hoạt động * HĐ2: Học hát con chim non - Cô hát lần 1 và đàm thoại: + Cô vừa hát bài gì? + Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát “vẽ đẹp của chú chim non hót trên cành”. - Cô hát lần 2 kết hợp đệm nhạc và giới thiệu nhịp điệu bài hát. Bài hát “Con chim non” được hát theo nhịp 2/4 nên khi hát các con nhớ hát to, rõ lời, hát dứt khoát để thể hiện nhịp điệu vui tươi của bài hát. - Lớp hát cùng cô theo từng câu 2-3 lần. Cô chú ý sửa sai. - Lớp hát cùng cô cả bài 3- 4 lần. Sau mỗi lần cô chú ý sửa sai - Các con vừa hát bài gì? - Mời tổ, nhóm, cá nhân luân phiên hát. Cô chú ý sửa sai (nếu lớp hát tốt, có thể cho trẻ hát có nhạc đệm) - Lớp hát 1 lần. * HĐ 3: Trò chơi “Ai nhanh nhất” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Cô mời các bạn lên chơi, vừa đi vừa hát. Khi nghe cô hát chậm, nhỏ các bạn đi vòng tròn, khi cô hát nhanh vỗ trống rung to, các bạn sẽ chạy vào vòng. Ai không được vòng sẽ thua cuộc và bị nhảy lò cò một vòng. + Luật chơi: Mỗi vòng chỉ được 1 bạn đứng vào. - Trẻ chơi + Mời 3 – 4 trẻ chơi thử, cô nhận xét sửa sai. + Trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét tuyên dương. *Đánh giá ngày:

File đính kèm:

  • docKHGD - T3. ĐV.doc