Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên

 Qua ba năm dạy học sinh lớp 4 và cũng qua trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy học sinh thường xuyên lúng túng trong việc thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên. Đối với học sinh, nhiều em không nắm vững được cách cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Các em thường làm sai ở một vài vị trí. Ví dụ có em thì cộng không nhớ, có em thì thực hiện phép nhân đúng nhưng cách đặt phép tính lại sai. Nhiều em không biết cách thực hiện phép chia. Khả năng tính nhẩm của học sinh còn thấp nên khi dạy phép chia đòi hỏi các em phải trừ nhẩm thì các em không thực hiện được. Mặt khác nhiều em còn chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nên trong khi lĩnh hội tri thức gặp rất nhiều khó khăn.

 Để giúp học sinh nắm bắt và thực hành phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên một cách thành thạo, giúp các em thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ” với mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp, cùng cảm nghiệm và tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh học môn toán một cách tốt nhất.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 15086 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệc các em thực hiện phép tính nhiều lần các em sẽ cảm thấy việc chia đơn giản hơn và sẽ kiên trì thực hiện phép tính. Các em sẽ không ngại mỗi khi có phép tính chia cho số có hai, ba chữ số. Đối với phép chia tôi rút ra được một quy tắc giúp các em chia đúng và chính xác là :GV lưu ý học sinh phải luôn chia nhẩm với số đầu của số chia. Một số sai lầm của học sinh trong khi thực hiện phép chia và cách khắc phục Một số học sinh trong khi chia số nhỏ cho số lớn các em thường quên viết 0 vào thương dẫn đến kết quả làm bị sai. Trường hợp sau là một ví dụ: 2448 008 0 24 12 2448 04 048 00 24 102 Kết quả đúng phải là: Sai lầm ở đây là do học sinh hạ 4 xuống thấy 4 nhỏ hơn số chia thì học sinh lại hạ 8 xuống tiếp, thấy 48 chia hết nên các em thực hiện phép chia dẫn đến kết quả sai. Để khắc phục những sai lầm trên tôi cho các em làm rất nhiều phép tính dạng trên. Mỗi lần thực hiện tôi đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân: thực hiện từ phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng trăm.Các tích riêng phải đạt đúng hàng.Với phép chia thực hiện từ trái qua phải. Đối với phép chia 2448:24 giáo viên hướng dẫn như sau: Chia lần thứ nhất ta lấy 24 chia 24 được 1 viết 1. Chia lần thứ hai ta hạ 4 xuống, 4 chia 24 được 0 lần ta viết 0 vào thương. Chia lần thứ ba ta hạ 8 xuống và thực hiện 48 chia 24 bằng 2 viết 2 vào thương. Hướng dẫn như thế các em sẽ nhớ và khắc sâu cách làm. Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm, cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và nêu cách sửa. Khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm nữa. Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp. Để thực hiện được các biện pháp nêu trên đây không phải là một việc làm khó mà nó đòi hỏi người giáo viên phải biết kiên trì, nhẫn nại. Khi dạy những dạng bài tập này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh một tâm lí thoải mái, không ngại khó ,ngại khổ. Những học sinh chưa thuộc bảng cộng trừ, nhân, chia nhất thiết phải cho các em ôn lại để các em nắm cách thực hiện. Giáo viên phải thận trọng trong khi nhận xét bài làm của học sinh. Luôn phải khen các em nếu các em có những biểu hiện tiến bộ. Không trách móc, chê bai học sinh khiến các em tự ti với bạn bè. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp biện pháp tôi nêu ra trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau. Giải pháp này là tiền đề cho giải pháp kia, nó thúc đẩy quá trình để học sinh nắm vững kiến thức. Từ khâu tổ chức lớp học cho đến khâu hướng dẫn học sinh luyên tập thực hành đều liên quan với nhau. Chỉ cần giáo viên không để ý đến một khâu nào đó thì học sinh sẽ nắm không vững được cách thực hiện. Tôi lấy ví dụ như khi cho học sinh thực hiện phép nhân mà giáo viên không lưu ý kĩ cho học sinh cách đặt các tích với nhau, tích thứ hai phải lùi vào bên trái một chữ số so với tích thứ nhất thì học sinh trong khi làm bài sẽ dẫn đến viết sai. Vì vậy tất cả các quy trình hướng dẫn học sinh làm bài giáo viên cần nắm vững để truyền đạt cho các em. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt được kết quả tốt. Tất cả học sinh trong lớp đã có kĩ năng tính toán tương đối tốt, có khả năng vận dụng bốn phép tính cơ bản vào việc làm các bài toán như: Tìm thành phần chưa biết, tính giá trị của biểu thức, giải toán tạm ổn. Các em đã có kĩ năng đánh giá một bài làm của bạn. Có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm mà bạn gặp phải, cũng như mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng tính toán cẩn thận, ít phạm lỗi. Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các yêu cầu của giáo viên đưa ra trong tiết học toán. So với khảo sát đầu năm, sau mỗi kì thi học sinh tiến bộ rất nhiều cụ thể như sau: Điểm TSHS 0 – 1 2 – 3 – 4 5 – 6 7 – 8 9 - 10 Giữa kì I 20 3 8 5 4 Cuối kì I 20 1 9 6 4 / Kết luận: Trên đây là cách dạy của tôi về dạy phép nhân, chia cho số có hai chữ số. Tôi rất mong các bạn đọc, đóng góp thêm ý kiến để phương pháp dạy phép nhân, chia đạt kết quả cao nhất. II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “củng cố kĩ năng thực hiện bốn phép tính” lớp 4 tôi thấy kết quả của việc làm đó như sau: - Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách có hiệu quả. - Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một cách chủ động. - Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên. - Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài. Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài. - Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, hợp lý. Ngoài ra học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình. - Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng làm bài tập bất kỳ lúc nào. Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. - Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp phần động viên tôi trong công tác giảng dạy học sinh nói chung, phát hiện bồi dưỡng những học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng. III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận Việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức toán cho học sinh là một việc làm tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên trì sáng tạo, không ngại khó và phải được thực hiện thường xuyên liên tục suốt các năm học mới có hiệu quả. Trong dạy học không thể nóng vội nhất là dạy học toán cho học sinh. Vì vậy khi dạy các dạng toán ngay từ những bài lý thuyết chúng ta cần làm rõ khái niệm cũng như cách thực hiện để các em nắm chắc kiến thức. Với suy nghĩ đó tôi mạnh dạn viết sáng kiến này mong muốn được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp để tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh nắm vững cách thực hiện bốn phép tính cộng trừ, nhân, chia số tự nhiện trong môn toán ở lớp 4. Đồng thời cũng qua đó giúp học sinh tự tin khi thực hiện bốn phép tính ngoài thực tế cuộc sống. III.2. Kiến nghị: Dạy học sinh về kĩ năng thực hiện bốn phép tính vì vậy để giúp các em nắm vững được kĩ năng thực hiện thì: * Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà trường - xã hội. * Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh. + Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài. + Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi. + Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách nhiệm với việc học của học sinh và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp đỡ học sinh. * Đối với nhà trường và các cấp quản lý: Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức. + Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn. + Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành tích cao trong giảng dạy và học tập. + Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn. Dliêya , ngày 1 2 tháng 3 năm 2013 Người viết: ĐỔNG TRỌNG AN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC TT Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản 1 Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Quốc Chung, Vũ Dương Thuỵ Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học NXB Giáo dục 2 Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Hữu Dũng Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy ở Tiểu học Năm 1998 3 Đỗ Đình Hoan Hỏi đáp về đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học NXB Giáo dục - 1998 4 Nguyễn Phụ Hy Dạy môn Toán ở Tiểu học ĐH Quốc gia – năm 2000 5 Sách giáo viên Toán 4 NXB Giáo dục – 6 Trần Quốc Hoàn SKKN: Làm tốt công tác giáo viên chủ nhiệm Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC CẤP CƠ SỞ ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… CẤP HUYỆN ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docgiup ren bon phep tinh so tu nhien.doc
Giáo án liên quan